Cô giáo “trường chuyên” dạy hay, làm công đoàn giỏi
Dù bận rộn với công việc chuyên môn nhưng khi đảm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Công đoàn, cô giáo Nguyễn Thị Nhung – giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) vẫn hoàn thành xuất sắc cả “hai vai” với những thành tích đáng ngưỡng mộ.
Cô Nguyễn Thị Nhung là một trong những giáo viên có trình độ chuyên môn, là “hạt nhân” đào tạo học sinh giỏi của nhà trường
Năm 1994, tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Trường Đại học Vinh, cô Nhung về quê hương bắt đầu sự nghiệp trồng người. Năm 2002, khi đang là giáo viên Trường THCS Hưng Đồng (huyện Thạch Hà, nay là TP.Hà Tĩnh), cô đã kiêm nhiệm thêm chức danh Chủ tịch Công đoàn trường. Đến năm 2010, khi chuyển về công tác tại Trường THCS Lê Văn Thiêm, cô tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn cơ sở ở ngôi trường mới này.
Với vai trò là Tổ phó Tổ Toán – Lý – Tin, cô Nhung là hạt nhân của trường trong đào tạo học sinh giỏi các cấp. Cô nhiều lần đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, đội tuyển học sinh do cô làm chủ nhiệm nhiều năm dẫn đầu thành tích của toàn đoàn. Đặc biệt, năm 2014, cô vinh dự đạt thủ khoa giáo viên dạy giỏi môn toán cấp tỉnh. Năm 2015, tham gia bồi dưỡng thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính casio, đội tuyển của cô mang về một giải nhất và một giải nhì quốc gia.
Với đóng góp to lớn đó, năm nào cô Nhung cũng là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, liên tục được nhận bằng khen của UBND tỉnh, thành phố vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyên môn.
Dù bận rộn công việc chuyên môn nhưng cô Nhung vẫn hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Công đoàn trong nhiều năm qua
Video đang HOT
Cô Nhung chia sẻ: “Trường là đơn vị giáo dục điểm của thành phố nên ngoài đảm bảo chất lượng đại trà thì cả giáo viên và học sinh còn phải nỗ lực cho chất lượng mũi nhọn. Do đó, nhiệm vụ chuyên môn rất nặng nề, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Công đoàn trường, nhiều lúc tôi cũng thấy “hụt hơi”. Cũng có lúc tôi xin thôi phụ trách công tác công đoàn nhưng rồi được ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp động viên, chia sẻ nên tôi vẫn đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.”
Nhiều sân chơi bổ ích cho cán bộ, giáo viên như CLB bóng chuyền, bóng đá, văn nghệ, khiêu vũ được cô Nhung khởi xướng và hoạt động hiệu quả. Không khí vui tươi, phấn khởi của các hoạt động phong trào đã làm vơi bớt mệt nhọc, căng thẳng sau những giờ đứng lớp. Ngoài ra, tổ chức công đoàn cũng thường xuyên quan tâm, động viên, thăm hỏi kịp thời mỗi khi các thầy, cô giáo trong trường có chuyện vui, buồn trong cuộc sống.
Bằng việc khởi xướng các câu lạc bộ, hoạt động phong trào, cô Nhung đã truyền nhiệt huyết cho cán bộ, giáo viên nhà trường
Công đoàn nhà trường vinh dự được nhận bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bản thân cô Nhung đã 3 lần được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen về tổ chức tốt phong trào thi đua và giỏi việc nước, đảm việc nhà. Đặc biệt, vào năm 2017, cô vinh dự được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp công đoàn.
Cô Nhung luôn tâm niệm, làm bất cứ việc gì cũng phải đặt trách nhiệm và cái tâm lên trên hết. Nghề giáo lại càng đòi hỏi điều đó nên người giáo viên phải có tự trọng nghề nghiệp để làm tấm gương cho học sinh của mình. Do đó, trong hoạt động chuyên môn hay phụ trách công tác công đoàn, cô Nhung luôn mẫu mực, vẹn tròn cả “hai vai”.
Nhận xét về người đồng nghiệp “đa năng”, thầy Trần Thanh Kiên – quyền Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Thiêm cho biết: “Cô Nhung thực sự là người “truyền lửa” cho các hoạt động phong trào của nhà trường. Trong điều kiện áp lực công việc khá lớn, cán bộ giáo viên của nhà trường đã được cô Nhung truyền cho niềm đam mê với nghề, khích lệ tinh thần tham gia các hoạt động phong trào. Đó là động lực để mọi người hăng say hơn với công việc và cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.”
Theo baohatinh
Nghề giáo viên mầm non: "Quả ngọt" đến từ lòng kiên nhẫn và sự chắt chiu
Bàn tay nhà giáo để cầm phấn viết những dòng chữ mềm mại nhưng đối với giáo viên mầm non, bàn tay như chưa hề có phút ngơi nghỉ để chăm trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến dạy trẻ kiến thức, kỹ năng... Nhưng để cảm được "quả ngọt" từ nghề, các cô phải chắt chiu từng niềm vui, nỗi buồn.
Áp lực nghề giáo viên mầm non
Thời gian gần đây, có không ít trường hợp bạo hành trẻ mầm non diễn ra trên khắp cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của các em, lòng tin của các bậc phụ huynh. Hình ảnh về nghề cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cô giáo ngày đêm đến với bản làng xa xôi để dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ, miệt mài học hỏi, tìm kiếm và sáng tạo những tiết học hay. Sự cống hiến, tận tụy với nghề của những giáo viên mầm non tâm huyết vẫn đáng để trân trọng, đặc biệt khi áp lực và cường độ làm việc là rất lớn.
Một cây bị hư không phải cả khu rừng đều đáng chặt bỏ.
Một giáo viên đã có thâm niên 10 năm trong nghề tâm sự: "Có lẽ, ít ai hiểu và cảm nhận được nghề giáo viên mầm non - công việc thường được gọi là "ôsin có bằng cấp". Giáo viên thường kiêm nhiệm đồng thời các vai trò: giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, thậm chí là lao công, tạp vụ... để chăm sóc lớp học hơn hai mươi học sinh".
Họ không chỉ đa năng mà còn phải giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn trong giảng dạy, hiền từ và yêu thương. Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời.
Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.
Niềm vui dạy học - động lực để các thầy cô vững bước trên sự nghiệp trồng người
Gia đình cô Nguyễn Thị Hiếu - Hiệu phó chuyên môn một trường mầm non tại TP.HCM, hiện có 3 chị em cùng là giáo viên của hệ thống TTC Preschool. Cô Hiếu chia sẻ: "Nghề giáo viên mầm non đong đầy niềm vui nhưng áp lực từ nhiều phía. Chính bản thân tôi, chị và em gái cũng chưa bao giờ nghĩ theo nghề được đến ngày hôm nay. Mỗi lần khó khăn, chị em động viên bằng những câu chuyện tích cực, kể với nhau về học sinh ngoan và chia sẻ lòng biết ơn khi phụ huynh đồng cảm".
Niềm vui dạy học được các giáo viên yêu nghề nhìn nhận dưới nhiều góc độ.
Với cô Phạm Thị Oanh - giáo viên mầm non tại Đồng Nai, niềm vui dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: niềm vui khi được dõi theo những thế hệ học trò mình được gắn bó, ngắm nhìn đôi mắt long lanh của trẻ thơ đầy khát vọng, say sưa nghe cô giảng bài;... "Đó còn là niềm vui khi nhìn thấy sự tiến bộ của các em và nét rạng rỡ của phụ huynh mỗi buổi đón con về. Bản thân tôi hạnh phúc khi nhận ra: Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng biệt là độc đáo. Với trẻ, không có gì là sai hoặc đúng, đúng - sai là do chúng ta định hướng", cô Oanh nói thêm.
Việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ mầm non mang lại cho giáo viên rất nhiều trải nghiệm, cung bậc cảm xúc,... Trong những năm tháng đầu đời, được đồng hành cùng tuổi thơ để nuôi dưỡng cảm xúc chân thành, đáng yêu của trẻ là niềm hạnh phúc bình dị đong đầy tình thương và bao dung của các cô. "Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con. Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ. Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon. Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non". (bài hát Tâm tình cô giáo mầm non). Tình yêu thương với những đứa trẻ sẽ là động lực không nhỏ để các cô gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, sự thấu hiểu và đồng hành từ phía phụ huynh, xã hội cũng sẽ là điểm tựa quan trọng để các cô chinh phục nhiều trải nghiệm thú vị.
An Nhiên
Theo Dân trí
Ngày hội của sinh viên dân tộc, tôn giáo ở Đại học Vinh Trải qua 2 đêm thi, Khoa Giáo dục và Khoa Kinh tế đồng giải Nhất Liên hoan sinh viên dân tộc, tôn giáo tiêu biểu năm 2018 do Trường Đại học Vinh tổ chức. Liên hoan sinh viên dân tộc, tôn giáo tiêu biểu năm 2018 diễn ra vào tối 22/12 nhằm mục đích tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu sinh viên...