Cô giáo trèo lên mái nhà, ngồi giữa sân giá lạnh dạy học trực tuyến
Leo lên núi, trèo lên mái nhà, ngồi giữa góc sân lạnh lẽo, các cô giáo nỗ lực hết sức để mang đến bài giảng trực tuyến cho các em học sinh phải nghỉ học do dịch Covid-19.
Ngồi giữa sân dùng “ké” internet hàng xóm để dạy trực tuyến
Lương Diệp, 47 tuổi, là giáo viên dạy toán lớp 4 tại một trường tiểu học ở huyện Tu Vũ, Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Kỳ nghỉ đông vừa rồi, Diệp về quê ăn tết cùng gia đình và đến ngày 3/2, cô nhận được thông báo trường triển khai dạy trực tuyến. Điều này khiến cô lo lắng vì ở quê nhà cô không kết nối Internet, vậy làm sao để dạy học sinh?
Lương Diệp ngồi ở góc sân dạy học trực tuyến.
May mắn là nhà hàng xóm có lắp mạng, nhưng vì tình hình dịch Covid-19 đang ngày càng trầm trọng nên Diệp không muốn qua nhà làm phiền hàng xóm. Cô chọn cách ra ngồi ngoài sân, bắt nhờ sóng Internet của nhà bên.
Kê một chiếc bàn nhỏ, đặt máy tính xách tay lên đó, ngồi ở sân sau của nhà, 15 ngày liên tục, ngày nào Lương Diệp cũng làm như vậy để dạy trực tuyến cho học sinh.
Ngoài bài giảng, Diệp còn phải kiểm tra bài tập về nhà của học sinh, nên ngày nào cô cũng phải ngồi làm việc giữa tiết trời giá lạnh suốt 7-8 tiếng đồng hồ.
Đồng nghiệp lo cô giáo Diệp bị đóng băng vì dạy học giữa trời gió lạnh.
Nhiều đồng nghiệp đã thắc mắc tại sao Diệp có thể chịu được thời tiết giá lạnh trong nhiều giờ như thế. Để Diệp tập trung công việc, chồng cô giúp cô làm mọi việc trong nhà. “Gia đình tôi hiếm khi được đoàn tụ nhưng vì công việc nên tôi phải làm như thế này. May mắn là cả nhà đều hiểu và ủng hộ”, Diệp nói.
Trèo lên mái nhà dạy học online
Trần Lộ, một giáo viên ở Phúc Điền, Thâm Quyến, Trung Quốc bị mắc kẹt lại Hồ Bắc vì dịch Covid-19. Để có thể dạy trực tuyến cho học sinh, Trần Lộ phải tìm đủ mọi cách để có đủ tín hiệu Internet.
Mấy ngày đầu, Trần Lộ lên núi để mong sóng Internet tốt hơn, phục vụ cho bài giảng. Nửa ngày ngồi trên núi, gió lạnh buốt, ghế là cành cây khô, tay cầm điện thoại chăm chú giảng bài cho học sinh.
Video đang HOT
Cô giáo Trần Lộ lên núi dạy học online.
Vài ngày sau, cô giáo Lộ chuyển địa điểm dạy. Cô trèo lên mái nhà vì trên đó bắt sóng tốt hơn.
Để lên được mái nhà dạy online mỗi ngày quả không dễ dàng với cô Lộ. Cô phải leo thang gỗ lên tầng áp mái, rồi bò qua một cái lỗ nhỏ để lên tới mái.
Sau đó, cô Lộ lại chuyển lên mái nhà dạy để bắt sóng Internet tốt hơn.
Cô Lộ cho biết, sau vài ngày, công việc dạy online của cô đã đi vào ổn định. Học sinh biết cô phải leo lên tận mái nhà, ngồi trong tiết trời giá lạnh giảng bài, nên các em rất hợp tác, còn phụ huynh thì rất xúc động vì nỗ lực của cô giáo.
Theo VTC
Học trò trường Húc ôn bài những ngày chống dịch Covid-19
Trong thời gian nghỉ dài khiến các em học sinh trường Húc rất nhớ trường nhớ lớp. Khi nhìn thấy cô giáo các em hỏi đúng một câu "khi mô đi học lại rứa cô"?
Ngày 28/2, bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã ký công văn số 277/SGDĐT-GDTrH-GDTX việc xem xét học sinh trở lại trường tiếp tục học tập sau thời gian tạm nghỉ học để triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, thực hiện công văn 503/UBND-VX ngày 15/2/2020 của UBND tỉnh về việc kéo dài thời gian nghỉ học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã sau đó đã có công văn cho học sinh nghỉ học từ ngày 17/2 đến hết ngày 29/2 để ứng phó với dịch Covid-19.
Đến nay, tất cả các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, tẩy trùng trường lớp và được hướng dẫn quy trình, biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trẻ em Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở sẽ trở lại trường học tập vào ngày 9/3/2020.Căn cứ vào Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo , Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho học sinh TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và học viên trung tâm GDNN-GDTX trở lại trường học vào tuần tới, từ ngày 2/3/2020.
Như vậy, kỳ nghỉ với học sinh Tiểu học, Mầm non của Quảng Trị sẽ tiếp tục dài thêm nhiều ngày nữa.
Không để các em học sinh nghỉ học dài này quên kiến thức, tại trường Tiểu học Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) các thầy cô giáo phải đến từng nhà, từng thôn để giao bài tập cho các em.
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cô giáo Nguyễn Thị Thuận, Hiệu phó phụ trách trường Tiểu học Húc cho biết:
"Điều kiện kinh tế ở vùng biên giới xã Húc còn rất nhiều khó khăn nên việc học trực tuyến hay học qua truyền hình của học sinh vùng bản là không thể thực hiện được.
Để tránh cho các em quên kiến thức vì kỳ nghỉ dài, nhà trường đã có kế hoạch giúp các em ôn luyện kiến thức.
Từ lúc nghỉ học dài, các tổ chuyên môn của trường đã chuẩn bị nội dung ôn, đồng thời nhà trường hỗ trợ kinh phí phô tô tài liệu để các thầy cô lên bản phát đến từng học sinh".
Theo chia sẻ của các cô giáo thời gian nghỉ dài khiến các em học sinh rất nhớ trường nhớ lớp. Khi nhìn thấy cô giáo các em hỏi đúng một câu "Khi mô đi học lại rứa cô"?
Lúc được giao bài tập các em đều rất tích cực làm, những gì không hiểu đều hỏi lại các cô luôn.
Một số hình ảnh ghi lại không khí học tập tránh dịch tại các điểm trường của trường Tiểu học Húc:
Không có bàn, dụng cụ học tập được gói trong gói nilon.
Một nhóm cặm cụi làm bài cô giáo giao.
Bàn học là ghế tạm.
Các thầy cô giáo trường Tiểu học Húc đến từng điểm thôn để hướng dẫn, giao bài học tập cho các em. Xa vất vả, khó khăn hơn.
Việc giảng bài, hướng dẫn học tập được thực hiện ngay tại nhà các em. Hầu hết các em người Vân Kiều ở trường Tiểu học Húc không có góc học tập riêng. Việc học cũng không được phụ huynh quan tâm đúng mức. Tất cả phụ thuộc vào cô giáo ở trường.
Bàn học là sàn nhà.
Từng con chữ vẫn được uốn nắn trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.
Niềm vui học nhóm.
Nghỉ dài nên kiến thức cần một chút thời gian để suy nghĩ.
Không gian học tập của các em trường Tiểu học Húc trong những ngày nghỉ dịch Covid-19.
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
Quyết định cho học sinh nghỉ học: Mỗi nơi một kiểu Đến 19 giờ ngày 28/2, có hơn 50 địa phương thông báo cho học sinh THPT đi học trở lại từ ngày 2/3; riêng trẻ mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục được nghỉ học. Học sinh tiếp tục được nghỉ học phòng dịch. Trong đó, đa số địa phương thực hiện đề nghị của Bộ GD&ĐT, cho trẻ mầm non, học sinh...