Cô giáo trẻ ở Sài Gòn phát khóc vì mỗi năm trong trường có… 20 cuộc thi
Cô Thu ước chừng, mỗi năm học có đến 20 cuộc thi, liên hoan các kiểu khắp các cấp độ từ Bộ, thành phố, quận, phường, Đoàn, Hội, Đội.
Mới đây, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh với các nhà giáo, cựu nhà giáo tiêu biểu qua các thời kỳ của thành phố, cô Phan Thụy Mộng Thu (giáo viên Sử của Trường trung học cơ sở Lữ Gia, quận 11) đã trình bày những bức xúc của mình khi phải đối mặt với quá nhiều cuộc thi mỗi năm học.
Ngày 23/11, nữ giáo viên đã từng rất nhiều lần đạt danh hiệu nhà giáo trẻ tiêu biểu của thành phố chia sẻ, ước chừng mỗi năm học như vậy, cả giáo viên và học sinh phải tham dự đến 20 cuộc thi các kiểu.
Việc phải tham dự quá nhiều cuộc thi mỗi năm học như vậy sẽ tạo một áp lực rất lớn cho cả thầy cô lẫn học sinh.
Từng giữ vai trò là Bí thư Chi Đoàn, lại là một giáo viên trẻ, năng động, nên nhà trường luôn coi là vai trò đầu tàu của các cuộc thi, hỗ trợ việc tham dự.
Cô Phan Thụy Mông Thu trong giờ dạy tại Trường trung học cơ sở Lữ Gia (ảnh: M.T)
Theo cô Thu cho biết, số cuộc thi này có thể đến từ Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và Đào tạo, từ cấp quận, cấp phường, bên Đoàn thì có Thành Đoàn, Quận Đoàn, Đoàn phường, Đội thiếu niên tiền phong thì cũng có cả cấp thành phố, cấp quận…
Đó là chưa kể các cuộc thi bên Đảng, bên Công đoàn thì cũng có đủ từ Công đoàn Sở đến Công đoàn , Quận. Qúa nhiều cuộc thi như vậy, dù là cuộc thi dành cho học sinh hay giáo viên, thì thầy cô lúc nào cũng đóng vai trò tư vấn, hay là thực hiện.
Video đang HOT
Việc phải đối mặt quá nhiều cuộc thi mỗi năm học như vậy, sẽ khiến cho giáo viên đứng lớp giảng dạy mà cảm thấy không thoải mái, lúc nào cũng nghĩ đến các cuộc thi, lại nghĩ rằng sau tiết học này cần phải làm gì cho các cuộc thi đó.
Dù tham dự nhiều cuộc thi sẽ làm cho bản lĩnh, nghiệp vụ của người giáo viên được rèn luyện, trau dồi ngày càng tốt hơn, nhưng đương nhiên là cũng sẽ khiến cho thầy cô giáo vất vả nhiều hơn.
Hiện cũng đã xuất hiện một dạng biến tướng của các cuộc thi, đó là liên hoan, mà thực chất thì nó cũng là thi.
Cô Phan Thụy Mộng Thu đề nghị, các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý đã đến lúc cần phải ngồi lại với nhau, thống nhất số cuộc thi cần được tổ chức trong một năm học, để giáo viên cảm thấy thoải mái hơn về mặt tâm lý khi đứng lớp giảng dạy.
“Nếu muốn giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy của nhau thì có rất nhiều hình thức như thay vì tổ chức cho lãnh đạo giao lưu, cần cho giáo viên đi thực tế ở các vùng miền.
Ngoài ra, giáo viên cần được quan tâm, gặp gỡ nhiều hơn nữa với các cấp lãnh đạo, để tiếng nói, đề xuất của giáo viên đến được với họ, không chỉ giáo viên tiêu biểu, mà cả giáo viên bình thường nhất cũng cần được lãnh đạo gặp” – cô Mộng Thu đề xuất.
Cũng đồng quan điểm này, tại một cuộc làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo hồi đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nói rằng, học sinh tiểu học của thành phố đang phải tham gia quá nhiều các cuộc thi.
Bà Nguyễn Thị Thu thông tin: Trừ 2 tháng thi học kỳ, thi trong cả năm học, hầu như tháng nào, học sinh ở độ tuổi này cũng phải tham gia một cuộc thi nào đó.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã từng đề nghị rằng, ngành giáo dục phải rà soát, chấn chỉnh ngay việc này, vì quá nhiều cuộc thi sẽ gây ra những áp lực không đáng có đối với học sinh và cả cho giáo viên.
Theo GDVN
Phát động cuộc thi viết về chủ đề "Cô giáo của tôi"
Cuộc thi viết với chủ đề "Cô giáo của tôi" nhằm tạo diễn đàn để các tác giả chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến cô giáo của mình.
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại và Công ty Dược phẩm Hoa Linh tổ chức phát động cuộc thi viết với chủ đề "Cô giáo của tôi".
Theo ban tổ chức, đây không chỉ là cuộc thi mà còn là diễn đàn để bạn đọc chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến cô giáo, người đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời tác giả.
Đây cũng là nơi thể hiện lòng tri ân của người viết, giúp bạn đọc có thêm những bài học thật ý nghĩa, giàu lòng tin yêu và hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Phát động cuộc thi viết với chủ đề "Cô giáo của tôi" lần thứ hai (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Tác phẩm dự thi viết theo thể loại văn xuôi, truyện, ký, phóng sự, tản văn, thư,... và không quá 1500 từ/tác phẩm.
Một số tác phẩm chọn qua vòng sơ khảo sẽ được đăng trên các ấn phẩm của Báo Giáo dục và Thời đại hoặc có thể tuyển in trong tập sách do báo tổ chức xuất bản.
Thời gian dự thi bắt đầu từ ngày 22/11/2017 đến ngày 22/2/2018.
Cơ cấu giải thưởng:
01 giải nhất: trị giá 10.000.000đ
02 giải nhì: mỗi giải trị giá 5.000.000đ
03 giải ba: mỗi giải trị giá 2.000.000đ
05 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 1.000.000đ
Tất cả các giải thưởng đều nhận được giấy chứng nhận đoạt giải của ban tổ chức và một phần quà của nhà tài trợ.
Trao giải: Tổng kết cuộc thi và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào dịp 8/3/2018 (Ngày Quốc tế phụ nữ).
Theo GDVN
Thầy cô hỏi đứa nào, đứa ấy đều khai hết...tội của lớp Trò ra trường, trưởng thành, đi làm ăn muôn nơi. Thầy - trò gặp nhau, ăn bữa cơm, ly bia... đó là cái nghĩa, cái tình đáng quý của ngày ấy và cho đến tận bây giờ LTS: Với kinh nghiệm hơn 22 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm và dạy học ở một trường trung học phổ thông của tỉnh...