Cô giáo trẻ mang “ATM – hạnh phúc” đến với học sinh
Con vừa bước vào lớp 1 đã đối diện với hình thức học trực tuyến, đó là nỗi trăn trở, lo lắng chưa lúc nào nguôi của các bậc phụ huynh.
Vậy nhưng, cha mẹ lớp 1A13 nói riêng và của trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội nói chung lại vô cùng yên tâm với mỗi giờ học trực tuyến bởi ‘ATM – hạnh phúc’ các con nhận được từ cô giáo chủ nhiệm.
Cô giáo trẻ Nguyễn Phương Thảo, trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai
Tâm huyết, tận hiến
“ATM- hạnh phúc” là một website học tập, được xây dựng trên nền tảng miễn phí của Google sites, cũng là sáng kiến của cô giáo trẻ Nguyễn Phương Thảo, trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai. Trong quá trình dạy học, cô nhận thấy: Học sinh chưa thực sự thích học, kết quả học tập còn hạn chế, phụ huynh chưa hoàn toàn thấu hiểu và vào cuộc cùng giáo viên; bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát đòi hỏi các biện pháp linh hoạt trong dạy học trực tuyến để mang lại hiệu quả học tập tốt hơn. Từ đó, ý tưởng về một cây ATM mang tên “ATM – hạnh phúc” đã dần được cô nhen nhóm và bắt tay vào thực hiện.
“Là một giáo viên tiểu học, không chuyên về công nghệ thông tin nên trong suốt quá trình xây dựng website, tôi đã phải tự tìm tòi, tự nghiên cứu, học hỏi từ nhiều kênh, từ bạn bè, đồng nghiệp. Việc càng khó khăn, tôi càng thúc giục mình phải cố lên. Cuối cùng, tôi đã vượt qua được chính mình – một website học tập đúng nghĩa ra đời, được ứng dụng vào chính lớp học do tôi làm chủ nhiệm” – cô Phương Thảo chia sẻ.
Theo cô Phương Thảo, website học tập “ATM – hạnh phúc” của cô đã cải thiện được nhiều điều mà những ứng dụng dạy học trực tuyến thông thường như Zoom Meeting hay Google Meet không làm được. Bởi, cô đã theo dõi website học tập “ATM – hạnh phúc” và thấy lượng học sinh, phụ huynh truy cập vào đông hơn; học sinh có thể truy cập ngoài giờ học, mọi lúc, mọi nơi; học sinh tìm thấy mình, tìm thấy bạn mình trong mọi hoạt động, thấy trường, thấy lớp,… từ đó thêm yêu trường lớp, kính thầy, mến bạn.
Quan trọng là, học sinh thích học hơn; từ đó kết quả học tập của các con được cải thiện rõ rệt. Website cũng tháo gỡ được nhiều vướng mắc của phụ huynh bởi phụ huynh có thể vào đây để dạy con, đồng hành cùng con trong mọi hoạt động.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Phương Thảo bên học trò giai đoạn học trực tiếp. Ảnh: Điệp Quyên
Tiếp tục sáng tạo
Hiểu rõ tâm lý của học sinh tiểu học còn ham chơi, dễ bị thu hút vào những điều thú vị nên cô Phương Thảo thường xuyên cập nhật, làm mới nội dung website. Cái gì cần thiết với phụ huynh, học sinh và thu hút được học sinh tham gia được cô mở rộng, nhân lên; từ đó, học sinh học mà chơi, chơi mà học với tâm lý thoải mái. Các game học tập được cô thiết kế trên Quizizz, Google form biểu mẫu; video hoạt hình… đều khéo léo lồng ghép những kỹ năng giáo dục cần thiết cho các con lĩnh hội.
Một nội dung mà cô Phương Thảo rất tâm đắc trong website của mình, đó là: “Hộp …”. Các học sinh tuy nhìn thấy hộp này nhưng không thể truy cập bởi đó là góc cô thiết kế để dành riêng cho phụ huynh.
“Thư mục được tôi gắn liên kết driver và để ở chế độ “bị hạn chế”. Phụ huynh cần đăng nhập bằng tài khoản email thì mới có thể xem nội dung bên trong. Mỗi khi thấy phụ huynh yêu cầu quyền truy cập vào Thư mục này thì tôi biết các anh chị đang có những điều cần hỏi, những tâm tư, nguyện vọng cần được chia sẻ nên tôi chủ động kết nối với họ để cùng thấu hiểu, hợp tác. Vậy là thay vì vào web chỉ thấy công việc, áp lực thì phụ huynh vào đây để được giải tỏa, nhìn thấy con mình và được “gửi gắm”.
Được biết năm học qua, cô Phương Thảo cùng các học sinh lớp 1 do cô chủ nhiệm đã xây dựng kênh YouTube “Canh Dieu Story Telling Channel”. Kênh này là 1 trong số 25 sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực phần mềm tin học lọt vào vòng Chung khảo trong Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc” trong thanh thiếu niên và nhi đồng TP lần thứ 17 và đã đạt giải Ba TP.
Những giá trị về sáng kiến trong ứng dụng công nghệ để dạy học của cô giáo Tiểu học Nguyễn Phương Thảo càng ý nghĩa hơn khi giá trị của nó không chỉ ở giai đoạn học trực tuyến mà còn phát huy tính bền vững khi học trực tiếp.
Cô Thảo là một giáo viên tâm huyết, sáng tạo, tích cực, chủ động trong công tác chuyên môn và luôn chịu khó học hỏi, tìm tòi ra cách làm mới. Cô vận dụng và đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong dạy học. Những sáng tạo, ứng dụng của cô đều có sức lan tỏa rộng rãi đến đồng nghiệp, đồng thời mang lại nguồn năng lượng tích cực cho phụ huynh và học sinh…
Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Hưng Bùi Thị Thanh Hằng
Học sinh 'ôm' máy tính cả ngày vì học thêm online
Chị Huyền không dám cho con nghỉ lớp nào trong bốn lớp online hiện tại vì lo đứt mạch học, con không theo kịp các bạn.
8h sáng thứ bảy, Phạm Mai Anh, học sinh một trường tiểu học ở quận Hà Đông, ngồi vào bàn học, bật máy tính, đăng nhập lớp học thêm qua Zoom của cô giáo chủ nhiệm. Gần 22h hôm trước, Mai Anh mới kết thúc buổi học online theo thời khóa biểu ở trường nên hôm sau phải dậy sớm, bé vẫn ngái ngủ. Một tuần sau khi năm học mới bắt đầu, các lớp học thêm của Mai Anh cũng khởi động.
Lớp gần 60 học sinh được chia thành các ca để phù hợp với thời gian của phụ huynh. Buổi học kéo dài từ 8h đến 11h với phần củng cố kiến thức tối hôm trước và làm bài tập. Thỉnh thoảng một số học sinh trong lớp mở mic hỏi: "Cô ơi khi nào hết giờ" vì muốn ra chơi. Mai Anh ngồi trước màn hình nhưng không tập trung, đôi lúc nằm xuống bàn kêu mệt và chán. Nghe cô giáo gọi phát biểu, bé tắt mic, ngồi im.
"Con chán, không muốn học", cô bé gắt lên khi bị mẹ hỏi.
Hết giờ học buổi sáng, Mai Anh ăn trưa và nghỉ ngơi một chút trước khi vào ca tiếng Anh lúc 14h30. Chiều hôm sau, cũng vào khung giờ này, bé tiếp tục học tiếng Anh. Một tuần, ngoài sáu buổi tối học online trên lớp, Mai Anh còn có ba ca học thêm. Bài tập trên lớp và học thêm dồn dập khiến cô bé làm không kịp.
Học sinh tiểu học ôn tập online trước khi thi học kỳ II. Ảnh: Bình Minh
Chị Nguyễn Thị Ngân, mẹ bé Mai Anh, cho biết trước dịch, ngoài giờ học trên trường, cuối tuần con học tiếng Anh, vẽ và học ở nhà cô. Do dịch bệnh không đi học trực tiếp được, chị đành cắt lớp vẽ, chỉ duy trì lớp tiếng Anh đã theo từ lâu.
Chung tâm lý sợ việc học của con bị gián đoạn, chị Bùi Khánh Huyền, ở quận Đống Đa, đăng ký cho con gái Khánh Ngân, lớp 4, lớp Toán nâng cao, Văn, tiếng Anh và piano. Các lớp học thêm đều online và kéo dài 2 tiếng, chỉ có lớp piano học trực tiếp ở nhà thầy giáo cạnh nhà. Cô bé không có ngày nghỉ trọn vẹn, có hôm ca học kết thúc lúc 20h. Ban ngày theo các lớp, Khánh Ngân dành buổi tối để hoàn thành bài tập cả học chính và học thêm.
"Những hôm đầu học con thấy buồn ngủ nhưng giờ đỡ hơn, chỉ hơi mỏi mắt", Khánh Ngân cho hay.
Chị Huyền cho biết lịch học hiện tại hầu như không đổi so với trước dịch, thậm chí đã "nhẹ hơn". Theo chị, trong tình hình chưa thể đến trường như hiện nay, việc duy trì các lớp học thêm online như hiện tại giúp con không quên kiến thức và tránh thụt lùi so với bạn bè.
Dù thời lượng học thêm của các em không đổi, thậm chí đã giảm bớt đi, việc chuyển các lớp học thêm từ trực tiếp sang online đã làm gia tăng đáng kể thời gian tiếp xúc máy tính của học sinh , trong bối cảnh các lớp học chính khóa cũng đang được triển khai trực tuyến. Việc này được các chuyên gia cảnh báo sẽ tác động không tốt đến sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập.
Thạc sĩ Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (PPRAC), cho rằng phụ huynh nên cân nhắc đến sự ảnh hưởng của việc học online quá nhiều tới sức khỏe, tinh thần của trẻ. Ngoài chương trình trên lớp, bố mẹ có thể giao bài tập và dành thời gian đồng hành cùng con thay vì phụ thuộc vào việc học thêm.
Chị Nga cho hay việc tiếp xúc với máy tính và học online trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, cảm xúc và hành vi của trẻ. Trẻ gặp hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó gây ra chán nản, mất tập trung. Nhiều em tìm đến những thứ hứng thú hơn như chơi game, đọc truyện hay chat trong giờ.
"Khi bị bố mẹ, thầy cô phát hiện và nhắc nhở, đầu tiên con hứa không tái phạm nhưng không thực hiện được. Bị nhắc nhiều, con quay ra thách thức", chuyên gia tâm lý nói.
Thạc sĩ Nga cũng chia sẻ những tình huống chị gặp từ các phụ huynh cần đến sự tư vấn. Một người mẹ từng tìm đến chị, than phiền rằng mình bị sốc khi cậu con trai lớp 8 bỗng trở nên lì lợm, nói "bà đi mà học" với mẹ. Người mẹ đã khóc. Cậu bé chán vì phải học nhiều, lại bị nhắc nhở do thường xuyên chơi game trong giờ học nên sinh ra cáu gắt, có những hành vi được cho là hỗn hào.
Thạc sĩ Nga khuyên phụ huynh cân nhắc giảm thời gian tương tác với máy tính và cường độ học cho con. Thay vì dùng máy tính nhiều, bố mẹ nên khuyến khích con có các hoạt động khám phá, trải nghiệm và đọc sách.
"Nóng" như họp phụ huynh trực tuyến Họp online coi bộ "nóng" hơn họp offline, bởi có quá nhiều vấn đề cần góp ý, sửa chữa. Tôi nghe mà toát mồ hôi hột. Con gái tôi học lớp 8. Con học online đã hơn một tháng, mãi hôm nay cô giáo chủ nhiệm mới tổ chức họp phụ huynh. Cứ tưởng toàn người lớn cuộc họp sẽ suôn sẻ, nhưng...