Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi

Theo dõi VGT trên

Những vật liệu phế thải tưởng như vô dụng nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của cô Nguyễn Thị Lệ Thu, giáo viên Trường mầm non bán công Hoa Hồng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã trở thành những thứ đồ chơi hữu ích cho trẻ.

Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi - Hình 1

Cô Lệ Thu cùng các cháu với những bông hoa muôn sắc màu được cô làm từ vật liệu phế thải.

Bản chất yêu mến trẻ từ nhỏ nên khi tốt nghiệp THPT, Lệ Thu làm đơn thi vào Trường CĐ Mầm non Nha Trang. Sau hơn 3 năm, Thu trở về quê xin việc và công tác tại Trường mầm non bán công Hoa Hồng (TP Quy Nhơn, Bình Định. Là giáo viên trẻ mới ra trường, Thu luôn năng nổ trong các hoạt động, phong trào của trường cũng như trong công tác giảng dạy. Từ khi về trường, cô Thu luôn là giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Mới đây, cô Thu vinh dự là 1 trong 83 công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định tuyên dương nhân ngày lễ phát động Tháng công nhân năm 2012.

Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi - Hình 2

Trẻ thích thú với bông hoa được làm từ túi ni lông.

Từ khi về trường công tác, cô Thu tích cực hưởng ứng phong trào vận động làm đồ chơi cho trẻ bằng phế thải nhằm bảo vệ môi trường. Trong lúc giá cả thị trường cái gì cũng tăng chóng mặt, đồ chơi ngoài thị trường giá tăng cao, có những đồ chơi bạo lực ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ sau này. Từ đó, cô Thu đã có nhiều ý tưởng đóng góp rất độc đáo: Biến những vật liệu phế thải thành đồ chơi hữu dụng cho trẻ.

Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi - Hình 3

Video đang HOT

Những con vật ngộ nghĩnh được làm từ vỏ ống sữa.

Cô Thu cho biết: “Mình cũng chỉ tiếp tục phong trào của nhà trường nhưng đổi mới những ý tưởng, tạo ra nhiều đồ chơi mới nhằm phát triển tư duy, nhận thức của các cháu. Đồ chơi làm từ phế thải vừa bảo vệ được môi trường, tiết kiệm cho nhà trường được một khoản kinh phí mua đồ chơi. Nhất là ngoài thị trường hiện nay, việc đồ chơi nhiều trong đó có những đồ chơi mang tính bạo lực cũng ảnh hưởng một phần tới nhận thức của trẻ sau này. Nhưng quan trọng hơn việc làm đồ chơi bằng phế thải sẽ giúp các cháu phát triển tư duy tốt bởi khi tự tay làm ra sản phẩm, tự sắp xếp, các cháu sẽ nhớ lâu hơn, đồng thời rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho các cháu”.

Từ những đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải như chai, lọ, hũ bằng nhựa, bì nilông… đã vứt bỏ nhưng từ ý tưởng đến qua bàn tay khéo léo của cô giáo Thu đã biến thành những chiếc ô tô, bông hoa, những con vật, đồ vật với màu sắc rực rỡ đã lôi cuốn các em nhỏ.

Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi - Hình 4

Những con búp bê xinh xắn được làm từ những vật liệu phế thải.

Cô giáo Thu hồ hởi khoe: “Đa số khi phụ huynh đưa các cháu đến trường đều khen các cô khéo tay làm nhiều đồ chơi mới cho các cháu nên cũng động viên tinh thần các cô giáo ở đây. Nhiều phụ huynh cũng phàn nàn đồ chơi ở ngoài giá cao mà các cháu chơi không được mấy ngày nhàm chán rồi bỏ đi, đòi mua đồ chơi mới”.

Cô Nguyễn Thị Minh Hường – phó hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng cho biết: “Việc làm đồ chơi cho trẻ từ phế thải đã là hoạt động thường niên của trường. Hàng năm cứ 2 kỳ nhà trường tổ chức làm đồ chơi cho trẻ và viết sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ”.

Doãn Công

Theo dân trí

Cầm bằng "xấu" thành giáo viên "trắng"

Nếu tốt nghiệp trường sư phạm với tấm bằng "không đẹp", tương lai những nhà giáo trẻ ấy coi như đã được định đoạt bởi "án tại hồ sơ".

Thân phận họ như những cánh bèo trôi nổi qua những điểm trường, mà thường là những nơi gian khó nhất...

Sống bằng tiền của... chị

Tốt nghiệp hệ trung cấp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên năm 2010 với tấm bằng loại trung bình, thầy giáo Tô Ngọc Khang (dân tộc Tày) nhận hợp đồng ngắn hạn dạy học ở điểm trường tiểu học Lũng Nà - một trong những điểm khó khăn nhất ở xã biên giới Thượng Hà huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Điểm trường nằm ở độ cao hơn 1.000m, quanh năm mây mù. Phòng học tạm, chơ vơ, không điện, không nước, khó ở lại. Hàng ngày các thầy, cô "tổ lái" 2-3 giờ, vượt hàng chục con dốc đứng đi về, ngày mưa thêm việc quấn xích vào bánh xe mà leo dốc.

Thầy Khang sáng xuất phát ở nhà từ 5 giờ 30, thủ gói mì ăn liền, đến trường nháo nhào ăn rồi tranh thủ đón học sinh. Đi về như thế, mỗi tháng tiền xăng hết 700.000 đồng, góp tiền ăn buổi trưa tại trường 200.000 đồng, thêm tiền điện thoại, sửa xe và tiêu vặt vãnh nữa là vừa hết khoản lương 1,2 triệu đồng. Bố mẹ không còn, anh chỉ có thể dựa vào người chị gái là giáo viên "xịn". Mỗi tháng chị gái cho thầy Khang thêm 1 triệu đồng để sống, để khỏi phí cái công học, để hy vọng vào một ngày... đẹp trời... biết đâu được thành giáo viên xịn.

Cô Nông Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thượng Hà cho biết: "Thầy Khang rất hiền, chăm, năng lực cũng khá, hoàn cảnh khổ, ai cũng thương, quí nhưng... chịu". Mỗi năm, phòng giáo dục tuyển người theo chỉ tiêu, căn cứ vào điểm tốt nghiệp, bất phân có cống hiến hay chưa nên diện như thầy Khang có cố mấy cũng đành chịu. Trường Tiểu học Thượng Hà có 4 giáo viên "trắng" như thầy Khang, mà cô Hồng gọi họ là giáo viên 4 không: Không công đoàn, không bảo hiểm, không xét thi đua và không phải đóng góp gì mỗi khi có công việc.

Cầm bằng xấu thành giáo viên trắng - Hình 1

Cô giáo Tô Thị Cúc và những học sinh mầm non tại bản Cốc Thốc, xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc

Giỏi cũng "ở ngoài"

Cô Tô Thị Cúc (dân tộc Tày) - giáo viên mầm non ở điểm trường Cốc Thốc, xã Thượng Hà cùng cái cảnh như thầy Khang, cũng là giáo viên hợp đồng "trắng". Cô Cúc tốt nghiệp loại khá, nhưng trường cô có đến 40% tốt nghiệp loại giỏi nên cô cũng đành... ngậm ngùi thua. Tiền vay ngân hàng để đi học đến giờ vẫn còn nợ 5 triệu đồng chưa trả được. Ngày nghỉ, cô về thị trấn phụ bác bán rau, cũng là cách đỡ tiền ăn hai ngày một tuần. Những ngày ở trường cố chi tiêu tằn tiện, miễn là không bị đến mức... hà tiện. Tiêu pha tằn tiện như cô Cúc nhưng 7 tháng làm giáo viên, bố mẹ phải cho thêm khi nhiều, khi ít, cộng lại cũng đến 5 triệu đồng.

"Chỉ có thi tuyển thì số giáo viên đang dạy hợp đồng "trắng" mà có chuyên môn, có tâm huyết với nghề mới có cơ hội vào biên chế." Bà Nông Thị Loan

Đánh giá năng lực cô Cúc, cô Sinh Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thượng Hà nói: "Mới ra trường, đi bản xa, giữ được lớp, các cháu yêu cô giáo, Cúc cũng vào loại cưng cứng". Hỏi chuyện yêu đương, Cúc lặng lẽ lắc đầu. Năm tới chắc cũng khó vào biên chế được, Cúc đang tính chuyện học liên thông lên cao đẳng. Mục tiêu học cũng chỉ để "đổi màu" cái bằng, băn khoăn nỗi bố mẹ quá nghèo, thêm gần 2 năm học nữa không biết chừng họ sụm lưng.

Được nhắc đến nhiều trong 93 giáo viên hợp đồng "trắng" toàn huyện là cô Bế Ích Hồng (dân tộc Nùng) giáo viên mầm non ở Trường Mầm non xã Bảo Toàn. Cô Hồng thuộc loại "làm gì cũng giỏi" như lời cô giáo Hà Thị Tuyết Mai (hiệu trưởng nhà trường) đánh giá.

Cô Hồng tốt nghiệp cũng loại khá, qua 2 năm hợp đồng "trắng", đợt thi giáo viên giỏi cấp trường vừa qua cô xếp thứ 2/8 giáo viên giỏi. Cảnh sống của cô Hồng, giống cô Cúc, cũng luôn ở cái mức cố để không rơi vào chữ... hà tiện. Từ nơi ở đến điểm trường ở bản Khuổi Pết, cô Hồng phải qua 11km đường dốc. Chị em trong trường nhiều khi thấy xe máy cô gần hết xăng là lại "mượn" rồi trả xe cho cô với bình xăng đầy, giúp nhau cũng phải lặng lẽ thế kẻo cô tủi.

Hai năm giáo viên "trắng", bòn thêm của bố mẹ đến hơn 20 triệu đồng, năm nay liệu đơn của Hồng có đến lượt? Mỗi năm một khó, lớp sau rút kinh nghiệm của các anh, chị mà cố lo cho "đẹp" cái bằng. Hỏi cô Hồng mơ ước gì cho ngày mai, không ngờ cô bật khóc: "Ước mơ, chúng em không dám, chỉ mong có kỳ thi tuyển để cạnh tranh lành mạnh, dẫu có trượt cũng cam lòng".

Bà Nông Thị Loan - Trưởng phòng Giáo dục huyện Bảo Lạc thẳng thắn thừa nhận: "Rất nhiều người trong số giáo viên "trắng" này có trình độ chuyên môn rất tốt, thậm chí tốt hơn cả một số giáo viên mới được tuyển vào biên chế... Nhưng do cơ chế tuyển dụng của tỉnh là chỉ xét tuyển qua điểm tại hồ sơ nên họ khó có cơ hội trúng tuyển. Theo tôi, tỉnh nên chuyển sang cơ chế thi tuyển thì tốt hơn".

Theo DV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Khống chế 8 đối tượng dùng bơm xăng, hung khí tấn công lực lượng chức năng
12:01:45 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga

Thế giới

17:42:16 18/11/2024
"Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất kỳ giải pháp đàm phán nào", cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia nói thêm.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ

Netizen

16:40:38 18/11/2024
Với những đám cưới có quy mô khủng, từ danh tính cô dâu chú rể đến mâm cỗ đãi khách, xe rước dâu đến không gian tiệc cưới đều khiến dân tình phải trầm trồ.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

Tv show

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đuối từ âm nhạc cho tới hình ảnh.