Cô giáo trẻ dân tộc Khơ Mú tâm huyết với nghề
Năng động, sáng tạo, luôn nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảng dạy cũng như các phong trào khuyến học của xã nhà – đó là điều dễ dàng nhận thấy khi tiếp xúc với cô giáo trẻ Cụt Thị Bích, giáo viên Trường Mầm non xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An.
Cô Cụt Thị Bích ở rẻo cao biên giới Tương Dương (Nghệ An).
Sự nhiệt tình, năng động của cô Cụt Thị Bích đã góp phần đưa Trường Mầm non Mai Sơn ngày càng đổi thay cả về chất và lượng. Tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm Nghệ An – Khoa Mầm non năm 2007, cô giáo trẻ người dân tộc Khơ Mú được phân công về giảng dạy tại Trường Mầm non thuộc xã Hữu Khuông – một trong những xã vùng lòng hồ thủy điện Bản vẽ, huyện Tương Dương.
Sau một năm giảng dạy tại trường, năm học 2010-2011, cô Bích được chuyển về dạy ở khối lớp bản Piêng Cọoc, Trường Mầm non biên giới Mai Sơn, cách trung tâm xã hơn 4 tiếng đi bộ đường đồi núi. Nơi đây có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, sự học nơi đây còn mang nặng tập quán trọng nam, khinh nữ. Nam thì được đi học, nữ phải ở nhà đỡ đần việc gia đình giúp đỡ bố mẹ. Những ngày đầu nhận nhiệm vụ ở trường, cô đã gặp không ít khó khăn. Thế nhưng với phương châm “Trường là nhà – Cô giáo như mẹ hiền”, cô Bích luôn miệt mài với công việc, yêu nghề, mến trẻ, bám trường, bám lớp, vận dụng mọi kinh nghiệm trong việc vận động phụ huynh học sinh cho con cháu được đến lớp.
Không ngừng trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm để mỗi giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, cô Cụt Thị Bích cho tâm sự: “Là một giáo viên mới ra trường, công tác ở xã xa nhất huyện,bản thân lại là dân tộc Khơ Mú lại được phân công dạy ở bản thuần dân tộc Mông, sự bất đồng về ngôn ngữ làm tôi gặp rất nhiều khó khăn rất nhiều. Cơ sở vật chất nơi miền biên viễn này thì còn thiếu thốn trăm bề, tôi đã cố gắng rất nhiều, đầu tiên cố gắng vận động phụ huynh cho con em đến trường từ 30% lên được 99%. Khi vận động được phụ huynh cho con em đến được lớp thì tôi lại mày mò kiến thức đã học để vận dụng vào giảng dạy, tạo thêm đồ chơi cho trẻ ngay từ những đồ dùng thường ngày, hay những ống tre, nứa trên rừng về, tôi làm đồ chơi cho trẻ. Tôi rất yêu thương các cháu, dù ở đâu tôi cũng coi các cháu như con cháu của mình”.
Cô Cụt Thị Bích đi đến từng gia đình người Mông vận động cha mẹ cho các em học sinh tới trường.
Năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Tương Dương tiếp tục đưa chương trình mầm non mới vào giảng dạy ở bậc học mầm non, đòi hỏi giáo viên phải thực sự sáng tạo, luôn tìm tòi học hỏi để tìm ra những cách dạy hay phù hợp với khả năng, phát huy được tính tích cực của trẻ. Với sự yêu nghề, mến trẻ, cô Bích đã mày mò, tìm tòi học hỏi những người đi trước để nâng cao chất lượng dạy và học nơi đây. Trước tiên, cô đã tuyên truyền vận động phụ huynh nơi đây thay đổi nếp nghĩ “trọng nam, khinh nữ”. Xác định được điều đó, cô không quản ngại khó khăn, vượt khe suối, đến từng nhà để vận động phụ huynh cho con em được đến lớp học.
Ban đầu, không những nhận được sự đồng tình của phụ huynh mà cô còn bị phụ huynh ghét bỏ vì đã làm trái với phong tục tập quán từ xưa đến nay của dân tộc Mông. Với khả năng, sự tận tụy, tâm huyết yêu nghề, cô Bích đã làm được điều mà bấy lâu nay nhiều thế hệ giáo viên nơi đây không làm được. Các cháu không chỉ được đến lớp đông đủ, mà còn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Từ một khối lớp chỉ có 5 -6 cháu, đến nay đã có đến 33 cháu, trong đó có đến một nửa lớp là học sinh nữ, các cháu rất vui và ham học.
Video đang HOT
Phụ huynh Và Bá Tu – Bản Piêng Cọoc xã Mai Sơn, Tương Dương tự hào nói về cô Bích.”Cô Bích là một người tốt. Cô Bích rất quan tâm đến con cháu ta, ta đã biết cái bụng của cô Bích là muốn con cháu ta được biết cái chữ Bác Hồ, muốn cho con cháu ta biết hát, múa như trên vô tuyến. Ta là cha là mẹ mà từ trước tới nay không cho con cháu ta được, giờ cô Bích đã làm được, cho được,con cháu bản ta đã biết hát, biết múa, được ăn, uống ngon, mặc sạch, và cái chữ Bác Hồ đã về đến nhà ta rồi. Ta là cha mẹ ta rất cảm ơn cô Bích và không muốn cô Bích đi đâu….”.
Ngoài thời gian dạy học, cô Bích còn hoạt động trong các đoàn thể ở xã biên giới.
Những nỗ lực cố gắng phấn đấu của cô Bích, chương trình mới mà ngành giáo dục đưa vào thực hiện giảng dạy đã nhanh chóng được cô đưa vào giảng dạy tại khối bản lẻ Trường Mầm non Mai Sơn, góp phần nâng cao phong trào khuyến học ở xã biên giới xa xôi.
Ông Lô Đại Dương – Chủ tịch Hội Khuyến học xã Mai Sơn cho biết: “Nhờ có cô giáo trẻ Cụt Thị Bích mà phong trào học tập ở bản Piêng Cọoc được nâng lên rõ rệt, ngay từ ở bậc học Mầm non,các phụ huynh đã ý thức được việc cho con đi học là rất cần thiết. Khi cô Bích chưa về, bản Piêng Cọoc là một trong những bản có số trẻ vào mầm non ít nhất, phụ huynh ít hiểu biết về sự học nơi đây, nhưng cô Bích đã về và vận động được phụ huynh và thu hút được học sinh đến lớp đầy đủ không chỉ ở bậc mầm non mà các bậc học khác cô Bích cũng đa vận động được. Chúng tôi sẽ luôn chuyển cô Bích đi nhiều khối bản lẻ để giúp các bản vận động học sinh đến lớp”.
Với lòng say mê nghề nghiệp và trách nhiệm trong công tác giảng dạy của một cô giáo trẻ, cô Cụt Thị Bích đã góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học mầm non, góp phần không nhỏ vào phong trào khuyến học ở xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, được phụ huynh tin yêu.
Lany Nguyễn
Theo dân trí
Vụ món 'canh gà Thọ Xương': 'Búa rìu' ném quá vội
"Ngày xưa anh em tôi cười ngất vì một cách lý giải của bạn tôi: Mụ trời đánh một hồi chuông, Canh gà ăn phải mắc xương nhiều lần. Nay tôi đã rời ghế nhà trường được 35 năm rồi. Không ngờ nay có cô giáo bị hóc xương thật".
Ngay sau bài báo phụ huynh phê phán cô giáo cho điểm 8 đối với bài tập trong đó có câu học sinh viết món "canh gà Thọ Xương", không chỉ các giáo viên mà ngay cả học sinh trong trường THPT Lômônôxốp cũng lên tiếng bảo vệ cô giáo Hà Thị Thu Thủy. Tuy nhiên, trước búa rìu dư luận, cô giáo trẻ đã viết đơn xin nghỉ việc (thầy hiệu trưởng xác nhận nhà trường chưa quyết định điều này), và sau đó thì phải nhập viện.
Món "canh gà Thọ Xương" trong bài văn khiến dư luân ban đầu nhanh chóng phê phán cô giáo.
Trong hàng loạt ý kiến gửi đến về vấn đề này, đa số các em học sinh, phụ huynh... đều cho rằng đây chỉ là một sơ suất nhỏ, lớp đông, cô giáo không thể sửa hết cho từng bài (dù cô đã có nói rằng bài làm thế là sai). Mọi người cũng cho rằng, đây chẳng qua là "chuyện làm quá lên", thậm chí, cũng có những người bày tỏ ý kiến phụ huynh cũng nên xem xét lại chứ không chỉ đổ lỗi cho giáo viên.
"Chuyện bé xé ra to"
Độc giả Thanh Tây Nguyen (ở địa chỉ email Thanh...@yahoo.com.vn) kể lại: "Ngày xưa học đọc đến đoạn: Tiếng chuông Thiên Mụ, Canh gà Thọ Xươnganh em tôi cười ngất vì một cách lý giải của bạn tôi rất đặc biệt là: Mụ trời đánh một hồi chuông, Canh gà ăn phải mắc xương nhiều lần. Nay tôi đã rời ghế nhà trường được 35 năm rồi. Không ngờ nay có cô giáo bị hóc xương thật. Cuộc đời ai hoàn mỹ trọn đời nên những phụ huynh đã dùng búa rìu không đáng với cô giáo nên xem lại mình. Đừng để một nhân tài - một nhân cách phải ngậm ngùi với sai sót nhỏ vì không trực tiếp chỉnh sửa trên từng trang vở của học sinh. Hãy lấy câu: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" mà rèn tư tưởng của mỗi chúng ta và biết ơn thầy cô giáo các phụ huynh ạ!"
Anh Nguyễn Bá Phước (email Nguyenbaphuoc...@yahoo.com) cũng bày tỏ sự cảm thông: "Có lẽ, đây là một sơ xuất nhỏ trong nghề của cô giáo trẻ mà thôi. Sự thật không như đến mức mà dư luận, các trang xã hội đã thổi phồng, chuyện nhỏ xé làm to và sai lệch sự thật. Đây có thể là một điều không may đối với cô Thủy. Cô không nghĩ trường hợp lại trầm trọng như thế này. Nhà trường nên giữ cô lại và động viên cô. Giáo viên trẻ tài năng, nhưng có lẽ kinh nghiệm về nghề nghiệp chưa nhiều nên đã xảy ra trường hợp như vậy".
Bạn Hoàng Trọng Kiên (email Hoang...@ymail.com) cũng cho rằng việc đưa cô giáo lên bài báo là quá khắt khe: "Nghề giáo viên một nghề đáng kính và đáng tôn trọng. Tôi thấy là việc chấm bài của cô Thủy là một cách sơ suất nhưng lại được mọi người đưa lên trên các trang mạng phê phán một cách quá khắt khe và những người bình luận lại không hề đặt mình vào vị trí của cô lúc này".
"Sao không ai hiểu cho nếu như một cô giáo có thành tích thuộc lại ưu như vậy là một cô giáo có tài năng, và có khả năng như vậy lại bị như vậy. Tôi mong tất cả hãy bỏ qua những gì mà những ngày qua dư luận đã bàn luận một cách khắt khe để cô giáo Thuỷ có thể yên tâm quay trở lại với công việc, quay trở lại với chính con người mình, quay trở lại với nghề giáo viên đầy tự hào và trân trọng nay. Chúc cô Thuỷ sớm bình phục và trở lại với công việc của mình".
Bạn Huỳnh Duyên (email E_meo...@yahoo.com) cũng khẳng định vấn đề bị làm quá: "Thuỷ là một giáo viên có tâm huyết với nghề đó là một sự thật hiển nhiên nhưng dư luận không nên thổi phồng vấn đề quá. Phải chăng nên dành cho cô Thuỷ những tình cảm thay vì những trận "búa, rìu" như thế.
Không một ai hoàn hảo, cần phải trải qua thời gian rèn luyện, bạn có bao giờ đặt mình vào vai trò của một người nhà giáo hay chưa? Những ai đã và đang trở thành một giáo viên chắc hẳn sẽ hiểu tình cảnh của cô Thuỷ. Phải chăng chúng ta nên xét lại! Bản thân tôi thật sự hi vọng cô Thuỷ có thể vượt qua khó khăn sớm trở lại bục giảng".
Học sinh tìm lại công bằng cho cô giáo.
Phụ huynh cũng nên xem lại
Không chỉ bày tỏ sự cảm thông cho cô giáo trẻ, nhiều người cũng có rằng phụ huynh cũng cần xem xét lại.
Bạn Toàn (email Phan_minh..@yahoo.com) chia sẻ: "Những ngày qua mình đã đọc về việc của cô Thủy. Theo mình có 2 vấn đề, một là khi chấm bài cô Thủy đã sơ ý vì không để rõ sai chỗ nào để nhìn vào phụ huynh hiểu sai chỗ nào và câu nào là có điểm.
Để con mình không bị sai hay mắc sai lầm, thì phụ huynh xem lại cách yêu thương của con mình. Không ai là không thương con mình cả, nhưng thương cách nào mà nó trở thành người có ích thì hãy làm cha mẹ. Vấn đề là phụ huynh thôi".
Bạn Phạm Kim Ngân (email Ngan...@yahoo.com.vn) dù còn là học sinh nhưng cũng có ý kiến rất sắc sảo: "Là một học sinh cấp 3 ở TP.HCM. Tuy tôi không được học cô Thủy dạy học nhưng tôi tin với trình độ chuyên môn của cô Thủy thì không thể nào mà không biết về bốn câu thơ trên, mà lại đi dạy sai cho học sinh.
Các em học sinh lớp 7 thì còn rất nhỏ nhiều khi gần tới giờ ra về nên không sửa bài đó cũng là chuyện thường. Các bậc cha mẹ thì đừng nên cứ nghe con mình nói một phía mà hãy xem xét lại. Đừng mãi bắt lỗi của người khác.
Trong cuộc sống thì ai cũng đều một lần sai lầm và đừng nhìn vào đó mà đánh giá một con người, hủy đi danh dự của người khác. Mà hãy xem lại con của cưng của quý phụ huynh. Không hiểu rõ thì đừng kết tội ai. Mong là cô Thủy sẽ sớm vượt qua cú sốc này và trở lại giảng đường hãy sống và bước đi trên dư luận. Đừng dựa vào dư luận mà sống".
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Thầy tâm lý điển trai nói gì về vụ 'Canh gà Thọ Xương'? Thầy giáo tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng trong sự việc này cô giáo nên mạnh mẽ hơn để quay lại trường dạy học vì cô luôn được các em học sinh tin yêu, ủng hộ. Xung quanh sự cố "Canh gà Thọ Xương" của cô giáo trẻ Hà Thị Thu Thủy (trường THPT Lomonoxop), thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng...