Cô giáo trẻ đam mê nghiên cứu khoa học
Với sự tận tâm, tận lực và đam mê nghiên cứu, trong 6 năm qua, cô giáo Vũ Thị Mai, giáo viên trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) liên tục đoạt những giải thưởng danh giá của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sáng tạo trong dạy và học bộ môn Công nghệ.
Cô giáo Vũ Thị Mai chuyển tải kiến thức thông qua các bài giảng thực tế tại vườn thực nghiệm trong trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
Xuất phát điểm là thạc sĩ nông nghiệp và đã có thời gian công tác tại trường Trung cấp Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, như một cơ duyên với nghề giáo viên, năm 2016, cô giáo Vũ Thị Mai chuyển công tác về trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh và được Ban Giám hiệu tin tưởng, giao đảm nhiệm dạy bộ môn Công nghệ cho các em học sinh khối 10.
Sẵn niềm đam mê với nghề, lại được tập thể nhà trường hết lòng ủng hộ, tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực, cô giáo Mai đã đưa một bộ môn được xem là khô khan, thậm chí nhàm chán, trở thành một bộ môn hấp dẫn, cuốn hút học sinh trong trường.
Nhằm giúp các em tiếp nhận kiến thức thật tự nhiên và sinh động, những tiết học bộ môn Công nghệ khô khan đã được cô Mai khéo léo chuyển thành những buổi thực hành gần gũi, vui vẻ, sát với thực tế và luôn rộn tiếng cười vui.
Học sinh tự nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm Sinh- Hóa, dưới sự dìu dắt của cô giáo Vũ Thị Mai.
Khu vườn thực nghiệm trong khuôn viên nhà trường, rồi các phòng thí nghiệm bộ môn được tận dụng tối đa công năng để học sinh có nhiều thời gian trực tiếp trải nghiệm, bàn thảo và tự học, tự nghiên cứu với sự đồng hành, hỗ trợ tận tâm của cô giáo.
Mai tâm sự, các trường hiện chủ yếu dạy lý thuyết, trong khi bản thân cô Mai được thực hành rất nhiều khi còn ở trường Trung cấp Nông nghiệp, do đó khi sang đây, cô đã phát huy được sở trường, thế mạnh sẵn có.
Trong những năm học qua, cô giáo Mai đã hình thành một kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Cô Mai tập trung dạy các em cách học, cách nghĩ, khuyến khích học sinh tự học, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Với cách làm này, học sinh trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh rất hào hứng với giờ học môn Công nghệ, hăng hái nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả, trình bày sản phẩm do chính cá nhân học sinh hay tổ nhóm tự làm. Từ đó, đã góp phần phát triển năng lực, phẩm chất và các kỹ năng mềm cho học sinh ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Để giám sát việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, cô giáo Mai thực hiện đánh giá thường xuyên tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập… Vì vậy, việc học tập bộ môn Công nghệ đi vào thực chất, đạt kết quả cao suốt trong những năm qua.
Video đang HOT
Cô giáo Vũ Thị Mai còn là người sáng lập và hướng dẫn “Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật – STEM” được đông đảo học sinh tham gia với nhiều dự án nghiên cứu từ năm 2019 đến nay.
Năm học 2021-2022, cô hướng dẫn 8 dự án nghiên cứu, trong đó có 3 dự án dự thi cấp trường, 2 dự án dự thi cấp cụm huyện đoạt giải Nhất và 1 dự án dự thi cấp tỉnh đoạt giải Nhất lĩnh vực hóa-sinh. Cô hướng dẫn 1 nhóm học sinh dự thi “Cuộc thi sáng tạo trẻ thanh, thiếu niên nhi đồng” đoạt giải Nhì cấp tỉnh và được chọn dự thi cấp toàn quốc; 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi “Học sinh- sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình lựa chọn 1 dự án dự thi cấp quốc gia.
Với trọng trách là Phó Bí thư Đoàn trường, cô Mai đã trực tiếp xây dựng chương trình và hướng dẫn chi đoàn các lớp tham gia hội thi “Ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng sáng tạo” trong toàn trường, tạo phong trào thi đua học tập sôi nổi. Hướng dẫn các chi đoàn cách thực hiện và hoàn thiện báo cáo dự thi. Nhiều dự án có tính sáng tạo tiếp tục triển khai và dự thi Khoa học kỹ thuật năm học 2022 -2023. Học sinh bước đầu hiểu được các bước trong tiến trình Khởi nghiệp, phát triển các ý tưởng nghiên cứu làm giàu cho quê hương, đất nước.
Không chỉ truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò yêu thích bộ môn Công nghệ, những năm qua, cô Vũ Thị Mai trực tiếp tham gia hội thảo khoa học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các công trình tiêu biểu như: “Giải pháp về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên môn Công nghệ ở khối phổ thông”, “Phát triển năng lực học sinh thông qua phương pháp dạy học môn Sinh học tại trường THPT Đông Thụy Anh” được công bố trên tạp chí, kỷ yếu khoa học năm 2020 và 2021, đã khẳng định rõ chuyên môn, năng lực của một giáo viên có bề dày nghiên cứu và đam mê khoa học kỹ thuật.
Hàng loạt giải thưởng khoa học kỹ thuật của cô và trò trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh được cấp Trung ương, cấp tỉnh vinh danh đều xuất phát từ những phòng thực hành được đầu tư, xây dựng đồng bộ tại trường.
Với cá nhân cô giáo Mai, liên tục từ năm học 2017-2018 đến nay đều được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Từ năm 2019 đến nay, cô được nhận Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Bình, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Tỉnh đoàn Thái Bình, cũng như Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo do có thành tích xuất sắc, nổi bật trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Vũ Thị Mai là một trong ba người vinh dự được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình chọn là đại diện gương mặt nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 1982-2022. Niềm vui này như một động lực giúp cô giáo trẻ tiếp tục dồn tâm sức, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người” trên quê lúa Thái Bình.
9X giành 8 học bổng tiến sĩ Mỹ 'bất an' về việc làm
"Mục tiêu của tôi khi làm nghiên cứu là phải tận tâm, tận lực bằng niềm đam mê và có thể trao đi giá trị cho người khác. Do đó, tôi không muốn vì tiền bạc mà không thể toàn ý với khoa học", Trần Quốc Đạt nói.
Trần Quốc Đạt hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Vật lý năng lượng cao tại Đại học Houston (Mỹ). Trước đó, Đạt ừng đi du học từ thời phổ thông, có bằng cử nhân tại một trường Liberal Arts.
Cậu cũng từng giành học bổng tiến sĩ tại 8 trường đại học của Mỹ là Đại học Ohio, Đại học Houston, Đại học Rutgers, Đại học Colorado State, Đại học Kentucky,... Cuối cùng, 9X lựa chọn theo đuổi chương trình tiến sĩ kéo dài 5 năm tại Đại học Houston.
Trần Quốc Đạt - Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Vật lý năng lượng cao tại Đại học Houston (Mỹ).
"Học tiến sĩ rất cạnh tranh"
Đạt nói, trước khi đưa ra quyết định sẽ học lên tiến sĩ, bản thân cậu cũng từng phải đắn đo rất nhiều. "Nhiều người khuyên tôi nên đi làm một vài năm đã, sau đó hãy quyết định có nên học tiếp hay không, bởi việc theo đuổi học vị tiến sĩ cần phải có một cam kết dài hạn. Rất có thể, khi bạn bè đã ổn định và có hướng đi rõ ràng cho sự nghiệp, mình vẫn còn đang theo đuổi một đề tài không hồi kết và chưa chắc đã cho ra một kết quả khả quan".
Tuy nhiên, vốn yêu thích nghiên cứu lĩnh vực Vật lý năng lượng cao, Đạt vẫn quyết định đi theo con đường này.
Vừa vào năm thứ nhất bậc tiến sĩ, cậu nhanh chóng nhận ra, không chỉ riêng ngành Vật lý, các ngành STEM và khoa học kỹ thuật nói chung đều có sự cạnh tranh rất cao.
"Tôi từng làm việc trong cùng phòng lab với một đồng nghiệp đã tốt nghiệp tiến sĩ từ rất lâu và làm chuyên môn rất giỏi. Nhưng một ngày đẹp trời, phòng lab quyết định cắt giảm nhân sự và ông bị cho ngưng hợp đồng. Lúc đó, tôi cũng rất băn khoăn về con đường lựa chọn của mình", Đạt nói.
Theo Đạt, khác với lầm tưởng của nhiều người, thực tế cơ hội nghề nghiệp của những nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có thể bị thu hẹp hơn so với những người có tấm bằng thạc sĩ, cử nhân.
Bởi lẽ, sau khi tốt nghiệp, các tiến sĩ thường tham gia vào những tổ chức nghiên cứu hay trở thành giảng viên đại học. Nhưng hàng năm, số lượng tốt nghiệp thường nhiều hơn các vị trí mà những tổ chức này cần tuyển dụng. Do đó, cơ hội việc làm cũng bị thu hẹp lại và các vị trí công việc đều rất cạnh tranh, thậm chí trên quy mô toàn cầu.
Đó cũng là lý do khiến Đạt quyết định ngoài nghiên cứu còn làm thêm một công việc kinh doanh khác liên quan đến phát triển các chương trình đào tạo.
"Ở ngành Vật lý nói riêng và các ngành khoa học nói chung, mọi người thường rất định kiến với chuyện vừa nghiên cứu, vừa đi làm một công việc khác không liên quan ở bên ngoài. Nhưng chuyện một người có kinh nghiệm làm việc lâu năm bỗng nhiên mất đi công việc yêu thích chỉ trong thời gian ngắn đã khiến tôi quyết định mình phải làm thêm một điều gì đó.
Điều này cũng xuất phát từ mục tiêu của tôi khi làm nghiên cứu là phải tận tâm, tận lực với nó bằng niềm đam mê và có thể trao đi giá trị cho người khác. Do đó, tôi không muốn vì tiền bạc mà không thể toàn ý với khoa học.
Tất nhiên, với một người trẻ, thẳng thắn mà nhìn nhận, kinh nghiệm nghiên cứu còn chưa đủ mạnh. Chấp nhận đi theo con đường này cũng phải xem đây là một kế hoạch dài hạn và sẽ tốn nhiều thời gian".
Để cân bằng giữa hai công việc một lúc, mỗi ngày, Đạt đều có lịch làm việc cụ thể và quản lý thời gian hiệu quả.
"Tôi coi việc học tiến sĩ giống như một công việc toàn thời gian. Vì thế, tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc vào lúc 6 giờ chiều, sau đó là khoảng thời gian 2 - 3 tiếng cho việc kinh doanh. Áp lực chắc chắn là có, thậm chí có lúc cao điểm, tôi chỉ ngủ 4 - 5 tiếng/ ngày.
Nhưng tôi đã học được một điều từ thầy tôi, rằng những người trẻ ở tuổi 20 - 30 không nên nghĩ đến chuyện chơi quá sớm. Phải hy sinh và học hỏi, tới 30 - 40 tuổi mình mới có được những thứ mà người khác mơ ước".
Lợi ích trong thời gian làm nghiên cứu sinh
Trước khi làm nghiên cứu sinh, Đạt từng có suy nghĩ, "trong 2 năm đầu chỉ cần tập trung vào việc học, nghiên cứu và được trả tiền". Nhưng theo cậu, đây là một suy nghĩ sai lầm.
"Ở nhiều nơi thường xem người học tiến sĩ giống như những nhân viên của trường hơn là một sinh viên. Do đó, những nghiên cứu sinh vẫn phải tham gia vào các tiết giảng dạy, chấm bài, soạn giáo án. Có nghĩa rằng, ngoài công việc nghiên cứu, nghiên cứu sinh vẫn còn nhiều nhiệm vụ khác nữa".
Nhưng bù lại, theo Đạt, họ cũng sẽ nhận được một mức lương ổn định hàng tháng cùng một số phúc lợi khác như tiền bảo hiểm, chi phí đi lại,... và có thể sống đủ trong suốt quãng thời gian làm nghiên cứu sinh mà không phải lo lắng nhiều về mặt tiền bạc.
9X cho biết, thực tế, mức lương trung bình của một nghiên cứu sinh năm nhất tại Mỹ hiện nay khoảng 2.000 - 2.200 USD, trong khi tại một số bang mức sống có thể lên tới 3.000 - 4.000 USD. Mức thu nhập có thể sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo dựa trên kinh nghiệm và năng lực.
Khoản thu nhập này, ngoài đến từ những công việc giảng dạy, nghiên cứu ở trường, còn đến từ những khoản học bổng có thêm của chính phủ hoặc từ những nguồn tài trợ của các đơn vị, tổ chức bên ngoài,...
Đây là một mức thu nhập, theo Đạt là không thấp, giúp nghiên cứu sinh có thể sống được và toàn tâm với việc lĩnh hội kiến thức chuyên ngành.
Quốc Đạt trong một buổi đi làm trợ giảng tại đại học Mỹ
Một lợi ích khác nghiên cứu sinh có được trong quá trình học tiến sĩ là cơ hội được đi tới nhiều nơi, có nhiều trải nghiệm tại các hội nghị, hội thảo để trình bày nghiên cứu của mình trước đồng nghiệp, chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Thông qua đó, nghiên cứu sinh sẽ được tiếp xúc, gặp gỡ với những người cùng chung đam mê và mối quan tâm, từ đó được phát triển và đóng góp thêm kiến thức mới cho chuyên ngành. Trong tương lai, theo Đạt, rất có thể, họ cũng sẽ là những người cộng sự tốt trong nghiên cứu và những công việc chuyên môn khác.
Trong quá trình 5 năm theo đuổi chương trình tiến sĩ, Quốc Đạt cho rằng, tính chủ động là rất quan trọng. Nếu có suy nghĩ "đợi giao việc rồi mới làm và mỗi tháng được trả lương" thì khi bắt đầu làm nghiên cứu độc lập, nghiên cứu sinh sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nếu chủ động lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, kết nối tốt với các chuyên gia khác trong ngành và không ngừng trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, thì 5 năm chương trình tiến sĩ không chỉ là một công việc mà còn là quá trình rèn luyện mình trở thành nhà khoa học đúng nghĩa.
Nữ giảng viên đam mê Toán học, tận tâm với sinh viên Gương mẫu, tâm huyết, đam mê nghiên cứu về khoa học Toán học, luôn quan tâm đến người học - tất cả vì người học... là nhận xét của đồng nghiệp cũng như nhiều thế hệ sinh viên từng tiếp xúc, làm việc với Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Phương Ngọc (sinh năm 1966), giảng viên cao...