Cô giáo toàn cầu Hà Ánh Phượng: Gần gũi, sáng tạo trong mắt học trò, đồng nghiệp
Cô Hà Ánh Phượng, 29 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ), là giáo viên Việt Nam đầu tiên vào tốp 10 và cũng là người trẻ tuổi nhất được Ban tổ chức giải thưởng Giáo viên toàn cầu lựa chọn.
Cô giáo Hà Ánh Phượng. (Ảnh: NVCC)
Tự hào màu c ờ sắc áo
Tháng 3/2020, cô Phượng là một trong 50 giáo viên góp mặt trong danh sách giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, được Ban tổ chức giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) do Quỹ Varkey (Varkey Foudation) lựa chọn.
“Vào 0h01 ngày 11/11 (giờ Việt Nam), khi diễn viên người Anh Stephen Fry xướng tên “Hà Ánh Phượng – Việt Nam”, tôi vỡ oà hạnh phúc, khóc như một đứa trẻ lúc nửa đêm vì quá bất ngờ khi lọt tới top 10. Với tôi, đây không chỉ là niềm tự hào của cá nhân mà còn là màu cờ sắc áo Việt Nam. Danh hiệu này mang rất nhiều ý nghĩa. Đó là sự ghi nhận không chỉ với cá nhân tôi mà còn là sự ghi nhận với học sinh, giáo viên miền núi và nền giáo dục nước nhà. Tôi tự hào là giáo viên Việt Nam.”, cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ.
Cô Phượng người dân tộc Mường, là cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Khi ra trường, cô được một công ty dược của Pakistan mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương hấp dẫn, nhưng đã từ chối để tiếp tục học bậc Thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh.
Năm 2016, cô giáo Mường được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Từ một giáo viên của trung tâm Anh ngữ có tiếng tại Hà Nội, một phiên dịch viên đã tham gia phiên dịch cho sự kiện lớn nhỏ của các đơn vị đến từ 18 quốc gia, cô Phượng trở về công tác ở ngôi trường miền núi với gần 90% học sinh người dân tộc thiểu số.
Cô giáo Hà Ánh Phượng trong giờ dạy tại THPT Hương Cần. (Ảnh: NVCC)
Luôn tâm niệm “Anh ngữ là sinh ngữ”, học ngoại ngữ phải có môi trường mới hiệu quả, cô Phượng đã tự học cách sử dụng công nghệ thông tin, mở ra “lớp học không biên giới”, kết nối học sinh với giáo viên và học sinh các nước khác. Cô cũng sáng tạo cách dạy học mới như dạy qua phim ảnh, dự án, tổ chức dạy học online, lập kênh Youtube để dạy tiếng Anh miễn phí.
Khi lọt top 50, cô Hà Ánh Phượng đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng, nhấn mạnh giải thưởng giáo viên toàn cầu được ví như “giải Nobel cho giáo dục”. Việc cô Phượng được vinh danh không chỉ là niềm tự hào của cô mà còn của ngành giáo dục cả nước.
Năm học 2019 – 2020 cô Phượng cùng giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ viết sách ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh, dạy học trên truyền hình, phát triển kênh Youtube dạy tiếng Anh miễn phí, hướng dẫn thầy cô trên cả nước về mô hình “lớp học không biên giới” và hỗ trợ dạy học cho trẻ em khó khăn ở nhiều nơi.
Cô giáo Hà Ánh Phượng đã cùng bà Phùng Thị Hoàng Yến – chuyên viên tiếng Anh (Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ) tham gia, chia sẻ kinh nghiệm dạy học tại nhiều hội thảo lớn nhỏ.
Người đam mê truyền cảm hứng
Video đang HOT
Nói về tốp 10 giáo viên toàn cầu Hà Ánh Phượng, bà Phùng Thị Hoàng Yến – chuyên viên tiếng Anh (Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ) cho biết: Ngành GD Phú Thọ rất tự hào về cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng. Những cống hiến và thành tựu của cô Phượng chính là động lực, cảm hứng không chỉ đối với giáo viên tỉnh nhà mà còn cho toàn ngành GD. Bởi, với điều kiện vật chất vô cùng khiêm tốn, cô Phượng đã dẫn dắt học sinh vùng khó đến với chân trời tri thức mới, tiếp cận nền giáo dục không biên giới. Phượng không chỉ là tấm gương về tinh thần học hỏi, sáng tạo mà còn là một người giản dị trong phong cách sống, luôn gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp khắp nơi.
Việc cô Phượng có tên trong top 10 giáo viên toàn cầu là niềm vinh dự, tự hào của giáo dục đất Tổ nói riêng và cả nước nói chung. Đội ngũ đông đảo những người quan tâm đến giáo dục nước nhà thể hiện rõ niềm tự hào dân tộc. Trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, hình ảnh và thành tích của Phượng được lan toả mạnh mẽ, truyền cảm hứng đến hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước.
Học sinh Đinh Thị Lan Phương – Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ) cho biết: Em thấy các giờ học với cô Phượng đều rất vui và bổ ích. Qua các tiết học, em không chỉ được học kiến thức mà còn được giao lưu với các bạn nước ngoài bằng tiếng Anh, từ đó trau dồi thêm kỹ năng nghe nói. Bên cạnh đó, chúng em có thể giới thiệu được văn hoá Việt Nam mà cụ thể là văn hoá của Phú Thọ đến với bạn bè quốc tế. Thông qua các ứng dụng CNTT, học sinh chúng em thấy bộ môn Tiếng Anh không bị nhàm chán nữa mà thích thú học tập hơn, không ngần ngại khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài.
Còn học sinh Hoàng Lương chia sẻ: So với cách học truyền thống thì cách dạy tiếng Anh của cô Phượng đặc biệt hấp dẫn chúng em. Chắc không nhiều nơi học sinh được học tiếng Anh với nhiều bạn bè quốc tế và đặc biệt đọc Rap trong tiết học để khắc ghi kiến thức như khi học với cô Phượng.
Thầy Phạm Thanh Sơn – Phó Hiệu trưởng trường THPT Hương Cần cho biết: Từ khi cô giáo Hà Ánh Phượng về công tác thì việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường đã có rất nhiều đổi mới và đổi mới lớn nhất, dễ thấy nhất là niềm yêu thích của các em học sinh với môn học, động viên được tinh thần học tập và sự say mê của các em, giúp cho kiến thức và kỹ năng tiếng Anh của học sinh cải thiện rõ rệt.
Cách làm của cô Phượng đã truyền cảm hứng không chỉ cho học sinh và cho cả các giáo viên. Cô không ngại sáng tạo và luôn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, mang lại hiệu quả cao. Nhà trường đề cao nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học. Môn tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng luôn đi đầu, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ các giáo viên bộ môn khác cùng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Varkey Foundation là quỹ từ thiện toàn cầu, được hình thành năm 2010 bởi doanh nhân Ấn Độ Sunny Varkey, người sáng lập GEMS Education – đơn vị điều hành lớn nhất thế giới về các trường từ mẫu giáo đến lớp 12. Quỹ hướng tới mục tiêu xây dựng địa vị của giáo viên, tôn vinh nghề nghiệp, hướng đến một nền giáo dục chất lượng cho mọi trẻ em.
Giải thưởng giáo viên toàn cầu được Quỹ Varkey thành lập năm 2014. Mỗi năm, Ban tổ chức nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đến từ nhiều quốc gia (năm 2019 là hơn 10.000, năm 2017 là 30.000, năm nay là 12.000). Từ top 10, một giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng trị giá một triệu USD.
Nước mắt hạnh phúc của cô giáo Mường vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu
Khi biết tin vào top 10 Giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020, cô giáo Hà Ánh Phượng đã quá bất ngờ và bật khóc vì danh hiệu này.
Ngày 11/11, Varkey Foundation công bố cô Hà Ánh Phượng (29 tuổi), giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Phú Thọ vào top 10 Giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu.
Cô giáo Hà Ánh Phượng (ở giữa) đang giúp học sinh người dân tộc thiểu số học ngoại ngữ. (Ảnh báo Nhân Dân)
Bật khóc vì quá bất ngờ
0h10 ngày 11/11 theo giờ Việt Nam, video công bố giáo viên cuối cùng vào top 10 được phát trực tiếp, cô Phượng và các giáo viên trong top 50 không ngủ, cùng nhau xem kết quả online.
Khi câu nói "Hà Ánh Phượng - giáo viên Việt Nam" vang lên, cô Phượng kể lại với PV Dân trí: "Lúc đó em bật khóc rất nhiều vì quá bất ngờ khi vào đến top 10".
Cô Phượng chia sẻ, danh hiệu này mang nhiều ý nghĩa, là sự ghi nhận không chỉ với cá nhân mà còn với học sinh miền núi, với nền giáo dục nước nhà.
Đây cũng là nguồn năng lượng tiếp thêm cho học sinh miền núi và vùng khó khăn.
Cô Hà Ánh Phượng (29 tuổi), giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, vào top 10 giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn.
Cô Phượng là giáo viên Việt Nam đầu tiên vào top 10 và cũng là người trẻ tuổi nhất được Ban tổ chức giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn, cùng với 9 giáo viên khác đến từ Italy, Brazil, vương quốc Anh, Mỹ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc.
Trước đó, vào tháng 3, cô Hà Ánh Phượng là một trong 50 giáo viên góp mặt trong danh sách giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục.
Khi lọt top 50, cô Phượng đã được Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, giải thưởng giáo viên toàn cầu được ví như "giải Nobel cho giáo dục". Việc cô Phượng được vinh danh không chỉ là niềm tự hào của cô mà còn của ngành Giáo dục cả nước.
Cô Phượng cho biết, mình người dân tộc Mường, là cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Gia đình có hai chị em đều theo ngành Sư phạm.
Khi ra trường, Phượng được một công ty dược của Pakistan mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương hấp dẫn, nhưng cô từ chối để tiếp tục học bậc thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh.
Năm 2016, cô giáo người Mường được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Từ một giáo viên một phiên dịch viên đã tham gia phiên dịch cho sự kiện lớn nhỏ của các đơn vị đến từ 18 quốc gia, cô Phượng chọn ngôi trường miền núi với gần 90% học sinh người dân tộc thiểu số.
"Với em, quê hương luôn là chùm khế ngọt và Phú Thọ là quê hương. Nhiều người nhắn tin hỏi em tại sao chọn ở đây? Liệu em có chuyển trường không?
Em cho rằng, mỗi mảnh đất, giáo viên đều có những khó khăn và thách thức khác nhau.
Được làm việc mình mong ước, có ích cho xã hội, được cống hiến cho quê hương đấy là hạnh phúc", cô Phượng tâm sự.
Với cô Phượng, được làm việc mình mong ước, có ích cho xã hội, được cống hiến cho quê hương đấy là hạnh phúc.
"Câu chuyện vườn chuối" và ước mơ lan tỏa học tập
Cô giáo Phượng được biết đến trước đây với câu chuyện "từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới" gây bão mạng xã hội.
Cô kể lại, hôm đó cô đang thực hiện lớp học không biên giới trực tuyến với học sinh nước ngoài thì nhà mất điện.
"Sợ phiền nên em ngồi ở vườn chuối nhà mình để bắt nhờ wifi nhà hàng xóm dạy nốt buổi. Buổi học đó, cô trò kết nối với học sinh của 4 châu lục và thu được nhiều điều quý giá.
Em nghĩ bản thân mình có xuất phát điểm rất thấp nhưng đã làm được. Vì thế, em tin nhiều bạn trẻ sẽ làm được, nhất là trong thời đại 4.0", cô Phượng cho hay.
Được biết, cô giáo Phượng tự học cách sử dụng công nghệ thông tin, mở ra "lớp học không biên giới", kết nối học sinh với giáo viên và học sinh các nước khác.
Cô cũng sáng tạo cách dạy học mới như dạy qua phim ảnh, dự án, tổ chức dạy học online, lập kênh Youtube để dạy tiếng Anh miễn phí.
Trong tương lai, cô giáo Phượng muốn phát triển mô hình học sinh không biên giới trên cả nước.
Trong tương lai, cô giáo Phượng muốn phát triển mô hình học sinh không biên giới trên cả nước, được hướng dẫn các thầy cô trên địa bàn, trong cả nước để lan tỏa mô hình này thành cộng đồng học tập tích cực.
Hiện, không chỉ giáo viên thành phố mà nhiều giáo viên vùng sâu vùng khó khăn cũng đã thực hiện mô hình này.
Giải thưởng giáo viên toàn cầu được Quỹ Varkey (Varkey Foundation) thành lập năm 2014.
Mỗi năm, Ban tổ chức nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đến từ nhiều quốc gia (năm 2019 là hơn 10.000, năm 2017 có 30.000 hồ sơ, năm nay chưa công bố).
Một giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng trị giá một triệu USD.
Năm ngoái, giải thưởng này thuộc về một thầy giáo nghèo ở Kenya, tên Peter Tabichi nhờ những đóng góp vật chất và tinh thần giúp học trò nghèo đi thi đạt giải quốc tế. Việt Nam có cô giáo Trần Thị Thúy (trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên) vào top 50.
Lần đầu tiên Việt Nam có giáo viên vào top 10 giáo viên toàn cầu Sáng 11/11, tổ chức Varkey Foundation công bố top 10 giáo viên toàn cầu năm 2020, trong đó có cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ). Cô giáo Hà Ánh Phượng. Cô Phượng, người dân tộc Mường, 29 tuổi, là giáo viên tiếng Anh một trường miền núi, nơi hơn 90% học sinh là người dân...