Cô giáo thổi hồn vào những bài dạy Lịch sử
Để học sinh không còn ngại và “sợ” môn Lịch sử, cô Hoa đã đưa phim ảnh, đoạn nhạc lịch sử vào giảng dạy. Từ khi áp dụng phương pháp mới, các em hào hứng đón nhận và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.
Học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh hào hứng khi học môn Lịch sử.
Thay đổi cách dạy
Gần 18 năm đứng lớp giảng dạy môn Lịch sử, cô Đặng Thị Thúy Hoa (giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Đăk Tô, Kon Tum) luôn băn khoăn, trăn trở mãi với câu hỏi “Tại sao thế hệ trẻ không thích học sử nước nhà? Do đó, cô luôn muốn tìm ra những phương pháp dạy mới lạ để các em học sinh yêu thích và hứng thú hơn với môn học này.
Theo cô Hoa, môn Lịch sử có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em.
Theo cô Hoa, trong thời gian giảng dạy tại trường cô đã thực hiện nhiều phương pháp đổi mới tích cực, áp dụng dạy học theo hướng tích hợp trong môn Lịch sử. Đặc biệt là “Lồng ghép phim hoạt hình lịch sử và âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Lịch sử lớp 6, trường THCS Lương Thế Vinh”. Qua đó, làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh trở nên thích thú hơn, giúp các em khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học.
Cô Đặng Thị Thuý Hoa thực hiện nhiều phương pháp đổi mới tích cực, áp dụng dạy học theo hướng tích hợp trong môn Lịch sử.
Cô Hoa tâm sự, trong một lần theo dõi chương trình “Hào khí ngàn năm” cô nghĩ đến việc đưa những thước phim lịch sử, đoạn nhạc hào hùng của dân tộc ta vào giảng dạy cho các em học sinh.
Sau đó, cô thường xuyên xem chương trình và phát hiện nội dung là hàng loạt bộ phim hoạt hình lịch sử từ lớp 6 – lớp 7. Năm 2015, cô chính thức đưa nguồn kiến thức mới để áp dụng vào bài giảng trên lớp của mình.
Thời gian đầu các em học sinh tò mò nhiều hơn về những thước phim lịch sử. Sau dần, các em có những chuyển biến tích cực, ghi nhớ kiến thức vừa học ngay tại lớp. Đến khi về nhà, học sinh tốn ít thời gian hơn để học bài. Đặc biệt nhiều em học sinh dân tộc thiểu số xung phong trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Video đang HOT
“Chương trình như là một cuộn phim trải dài theo chiều thời gian, từ thời Vua Hùng dựng nước đến hết thời Lê – Trịnh gồm hai nghìn tập. Đồng thời kết hợp với một số bài hát ca ngợi về các anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Sự kết hợp này làm cho môn Lịch sử không còn khô khan, giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Tiết học Lịch sử cũng trở nên nhẹ nhàng hơn mà vẫn đảm bảo được các đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học”, cô Hoa chia sẻ.
Thư nghiêm “5W 1H”
Qua thời gian học môn Lịch sử bằng phương pháp mới, thành tích học tập của học sinh tiến bộ hơn trước.
Theo cô Hoa, mỗi khi đến tiết học môn Lịch sử các em học sinh rất hào hứng, đón chờ để xem video. Một số đoạn phim cô khai thác có nhiều kiến thức, bổ trợ cho chương trình trong sách giáo khoa khiến học sinh hứng khởi, say mê học tập hơn.
“Trong quá trình dạy môn Lịch sử cho học sinh, tôi chọn lựa một số bài học trong sách giáo khoa để đưa phim ảnh vào. Từ những thước phim trong chương trình “Hào khí ngàn năm” tôi học cắt, ghép và dựng để chọn lấy phần phù hợp nhất giảng dạy cho các em học sinh. Những ngày đầu học tập bằng hình thức mới tôi thấy các em đón nhận rất nhiệt tình. Qua những thước phim, đoạn nhạc các em có thể đoán được nhân vật, trận chiến lịch sử. Từ đó, học sinh có thể ghi nhớ phần nào kiến thức trong quá trình học trên lớp.”, cô Hoa chia sẻ.
Em A Rin Siu Kwa (lớp 6A6, dân tộc Xơ Đăng) trước đây thành tích học tập môn Lịch sử chỉ được khoảng 5.0. Tuy nhiên, sau khi học kiến thức thông qua việc xem phim ảnh và đoạn nhạc, kết quả học tập đã tăng lên 8.5.
“Ban đầu em ngại học môn Lịch sử vì nội dung nhiều và khó ghi nhớ kiến thức. Nhưng khi được xem phim, đoạn nhạc lịch sử thì thấy dễ học và ghi nhớ hơn. Do đó trên lớp em đã ghi nhớ được một phần kiến thức, đến khi về nhà chỉ cần bỏ thêm ít thời gian để học.”, em A Rin Siu Kwa nói.
Ngoài giảng dạy kiến thức bằng phim, âm nhạc cho các em học sinh lớp 6, cô Hoa còn sử dụng phương pháp này để ôn tập cho các em lớp 9 thi học sinh giỏi.
Cô Hoa cho hay, thời gian tới sẽ thử nghiệm dạy Lịch sử bằng Tiếng anh cho các em học sinh. Theo đó, các em học sinh sẽ trả lời câu hỏi theo công thức 5W 1H. Với công thức này có thể khai thác toàn bộ nội dung liên quan của bài học.
Được vào vai giáo viên, em mới hiểu thầy cô vất vả thế nào!
Vân Nghi cho biết, em rất vui mừng được thầy cô cho mình vào vai giáo viên Lịch sử. Đây là môn học sở trường của Vân Nghi bởi em nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.
"Để chuẩn bị cho 1 tiết lên lớp em đã phải đầu tư hai ngày xây dựng giáo án, làm Power Point, phải tập đi tập lại nhiều lần bài giảng... Qủa thật, chỉ khi vào vai giáo viên em mới thấu hiểu được nổi vất vả của thầy cô", Bành Vân Nghi, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM chia sẻ sau 1 ngày được trải nghiệm làm giáo viên.
Học sinh thích thú, chững chạc khi được vào vai giáo viên
Ngày 24/3, Trường THPT Nguyễn Du tổ chức chương trình "Một ngày làm giáo viên" dành cho học sinh của trường.
Vân Nghi cho biết, em rất vui mừng được thầy cô cho mình vào vai giáo viên Lịch sử. Đây là môn học sở trường của Vân Nghi bởi em nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.
"Sân khấu hôm nay chính là lớp 11A5, nơi em đang học, còn học sinh không ai khác chính là các bạn học hàng ngày nên em cũng đỡ phần lo lắng", Vân Nghi nói.
Để chuẩn bị cho bài giảng được tốt, Vân Nghi chọn cô bạn thân cùng lớp của mình là Trang Nguyễn Vy làm trợ giảng. Cặp đôi này chọn bài "Phong trào Cần vương" để lên lớp. "Chúng em phải mất hai ngày để xây dựng giáo án, làm Power Point, phải tập đi tập lại nhiều lần bài giảng. Vy còn đóng vai phản biện để chúng em hoàn thiện hơn bài giảng của mình", Vân Nghi nói.
Vy đang trang điểm cho cô bạn của mình là Vân Nghi trước giờ lên lớp
Còn theo Vy, ngay cả trang phục dùng để lên lớp em cũng đầu tư rất kỹ. "Trang phục hôm nay em chọn đó là áo dài ngũ thân, đây là trang phục truyền thống của dân tộc và cũng trang phục thịnh hành dưới triều đại nhà Nguyễn... Vì tính chất môn học, ngoài truyền đạt kiến thức thì còn cả văn hóa, trang phục phù hợp, gắn liền với bài học sẽ giúp cho học sinh thêm hứng thú, dễ tiếp thu bài hơn", Vy nói.
Cặp đôi này chuẩn bị cho lần vào vai giáo viên của mình rất công phu từ bài giảng cho đến trang phục...
"Qủa thật, để soạn được một bài giảng là không hề đơn giản, qua trải nghiệm này, em mới thấu hiểu được vất vả của nghề giáo, từ đó thêm yêu quý thầy cô", Vân Nghi chia sẻ.
Ở lớp 10A4, Ngọc Nhi, cô lớp trường thường ngày hôm nay cũng vào vai giáo viên môn Giáo dục công dân. Bài giảng hôm nay cô giáo Ngọc Nhi đứng lớp là bài "Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình", một chủ đề khá hấp dẫn với cả lớp.
Ngọc Nhi tự tin vào vai giáo viên
Trong bộ áo dài trắng, Ngọc Nhi thể hiện rất chững chạc, tự tin xưng cô- trò với với các bạn cùng lớp. Giáo án do Ngọc Nhi soạn cũng khá công phu khi bài học hoàn toàn sử dụng bằng máy chiếu, xen kẽ là các clip và câu hỏi vui nhộn khiến cả lớp lúc nào cũng vui vẻ...
Cả lớp vui vẻ chụp hình cùng "cô giáo" Ngọc Nhi (áo trắng) và hai cô giáo của mình
Sau vài tiết dự giờ học sinh của mình, cô Nguyễn Thị Mai, Tổ trưởng Tổ Địa lý, Trường THPT Nguyễn Du tỏ ra bất ngờ với cách thể hiện cũng như đầu tư bài giảng của các em học sinh. "Tối qua tôi còn nhắn tin hỏi các em chuẩn bị bài giảng đến đâu, sợ các em chuẩn bị không kịp, thiếu tự tin nhưng thật sự quá bất ngờ. Mặc dù có một số chi tiết chưa hợp lý, còn mơ hồ nhưng tổng quan, các em đã làm rất tốt, chuẩn bị cho bài giảng của mình rất chu đáo, thể hiện rất tự tin", cô Mai nói.
Các em học sinh thể hiện rất tự tin, đầu tư bài giảng rất công phu khi được vào vài giáo viên....
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TPHCM cho biết, đây là lần thứ 5 nhà trường tổ chức chương trình "Một ngày làm giáo viên" để các em học sinh được trải nghiệm nghề giáo. Tất cả các lớp, các tổ bộ môn đều tham gia chương trình, thầy cô giáo sẽ là người chấm điểm cho các em và cuối ngày nhà trường sẽ tổng kết, trao giải.
"Qua chương trình, chúng tôi nhận thấy nhiều em rất giỏi, có năng khiếu sư phạm, từ đó bồi dưỡng, định hướng cho các em. Đặc biệt, chương trình cũng là cơ hội để các em có cơ hội trải nghiệm nghề giáo, từ đó biết trân quý thầy cô nhiều hơn...", ông Phú nói.
Đây là bí kíp ôn thi môn Lịch Sử, học sinh lứa 2005 ở Hà Nội cần biết để vượt qua kỳ thi lớp 10 Đề bài môn Lịch sử có thể có nhiều cách hỏi khác nhau, nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Nhà văn Bùi Ngọc Phúc còn có bút danh quen thuộc là Penci Black được độc giả biết tới với những tác phẩm mang...