Cô giáo tật nguyền 40 năm dìu dắt trẻ em nghèo ở Khánh Hòa
Không có được đôi chân lành lặn nhưng cô giáo làng Trương Thị Phúc (63 tuổi, ngụ thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ mang đến con chữ mà còn trở thành điểm tựa cho nhiều trẻ em ở làng quê nghèo suốt hơn 40 năm qua…
ảnh minh họa
Hơn nửa đời người dạy học miễn phí
Khi chúng tôi tìm đường đến nhà cô Phúc, vừa hỏi đến tên, người dân làng biển Xuân Tự 2 vui vẻ, nhiệt tình chỉ dẫn đến tận nơi. Buổi sáng, không gian tĩnh lặng trở nên vui tươi hơn bởi tiếng trẻ đọc bài phát ra từ lớp học tại nhà cô Phúc. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, nép mình bên bờ biển, cô dành phần lớn không gian để dạy học cho gần 20 học sinh trong làng, từ mẫu giáo đến lớp 5.
Nói về hoàn cảnh của mình, cô Phúc kể, khi mới được 2 tuổi, cô bị cơn sốt kéo dài dẫn đến bại liệt chân phải, dù được cha mẹ đưa đi chữa bệnh khắp nơi nhưng bệnh tình không đỡ. Vì thế, cuộc sống thời niên thiếu của cô gặp muôn vàn khó khăn.
“Thú thật, kể từ khi biết nhận thức, tôi thấy rất mặc cảm về bản thân. Đi học, đi chơi đều không đủ tự tin để đối diện với mọi người. Lúc đó, tôi chỉ ước có đôi chân lành lặn để được nô đùa cùng bạn bè. Để vượt qua những ánh mắt thương hại, vượt lên nỗi buồn, tôi luôn tự nhủ chỉ có con đường duy nhất là học và học”, cô Phúc tâm sự.
Thế nhưng, vì điều kiện gia đình quá khó khăn, cô Phúc chỉ được học hết lớp 12 rồi phải dừng lại do cha mẹ qua đời, ước mơ vào đại học đành bỏ dỡ. Không gục ngã trước hoàn cảnh, tuy đơn thân nhưng cô Phúc vẫn quyết tâm vươn lên để sống bằng nghề vá lưới thuê. Đồng thời, vào mỗi buổi tối, cô mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em trong làng.
Cứ thế, cô Phúc lặng lẽ dạy học từ ngày đó cho đến nay đã hơn 40 năm. Ở lớp học, cô luôn tận tình hướng dẫn cách viết từng con chữ cho các em. “Nhiều học sinh của tôi tiến bộ hơn hẳn, biết đọc, biết viết thành thạo, cộng, trừ, nhân, chia thuộc lòng đến dãy số hàng chục, hàng trăm. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi”, cô Phúc tâm sự.
Em Nguyễn Vân Phong (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Vạn Hưng 1) cho biết: “Em được cô Phúc dạy từ mẫu giáo. Cô rất thương yêu trẻ nhỏ, tận tình chỉ dạy giúp chúng em tiếp thu và hiểu được nhiều kiến thức bổ ích. Những phép toán, câu, từ… học trên trường chưa rõ, em đều hỏi và được cô chỉ dạy tận tình. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, để sau này trở thành người có ích cho xã hội”.
Video đang HOT
Không thể kể hết có bao nhiêu học sinh trong làng đã được cô Phúc dạy học. Chỉ biết rằng, hầu hết người dân ở đây ai cũng quý mến cô vì đã âm thầm gieo chữ cho con em họ. “Điểm tựa để tôi vươn lên chính là những tấm giấy khen đạt học sinh khá, giỏi của các em học sinh. Rồi những lúc ốm đau phải nằm viện, cha mẹ các em lại đến thăm nuôi”, cô Phúc bộc bạch.
“Mỗi đóa hoa tự nở một cách riêng”
Không dừng lại với kiến thức hiện có, mỗi tuần cô Phúc đều dành khoảng 5 giờ đồng hồ để lên mạng internet, học hỏi qua sách báo, cập nhật kiến thức cũng như chương trình dạy học mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian rảnh cô còn làm thơ, vẽ tranh. Nửa chừng câu chuyện, cô Phúc chợt ngân lên câu thơ: “Tôi không nghĩ mình là người bất hạnh/ Mỗi đóa hoa tự nở một cách riêng”.
Đặc biệt, cô Phúc còn tự mày mò học thêm tiếng Anh. Cô đã thi và lấy được 2 chứng chỉ A, B loại giỏi. Hiện nay, cô đang tiếp tục học để thi lấy chứng chỉ C.
“Hầu hết học sinh trong làng còn rất yếu môn tiếng Anh nên tôi quyết tâm học để dạy cho các cháu. Mong sao tất cả học sinh trong làng học đều các môn, có đủ kiến thức bước vào đời”, cô Phúc tâm sự.
Khi được hỏi, bệnh tật sao không nghỉ ngơi, cô Phúc bộc bạch: “Bản thân tôi không được may mắn như người bình thường nên phải gác lại ước mơ. Còn các em quê mình còn nghèo, các em có ước mơ, có hoài bão nên chừng nào tôi còn có thể đứng dậy được, tôi còn dạy cho các em”.
Nói rồi, cô Phúc tâm sự: “Giữa sự mặc cảm, ái ngại và cuộc sống hiện thực, con người phải biết nén lại nỗi buồn để vươn lên phía trước. Tôi nghĩ, có quyết tâm, kiên trì thì bất kỳ người khuyết tật nào cũng có thể vượt lên chính mình để hòa nhập với cộng đồng, qua đó chứng minh mình tàn nhưng không phế”.
Có lẽ lời tâm sự này của cô Phúc cũng là suy nghĩ chung của những người khuyết tậ đã, đang và không ngừng vươn lên, khẳng định những điều họ có thể làm được cho bản thân và xã hội.
Ông Võ Cao – Trưởng thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, cho biết: “Nhiều năm qua cô Phúc dạy học cho trẻ bằng cái tâm trong sáng, trẻ nào khó khăn còn được cô tặng sách vở. Mới đây, cô đoạt giải vẽ tranh về môi trường thủy sản. Cô Phúc là niềm tự hào của dân làng biển chúng tôi. Người dân ở làng chài ai cũng quý mến gọi cô là cô giáo làng”.
Theo Baophapluat.vn
Đừng để học phí thành barie với trẻ em nghèo
Sau cấp THCS, Bộ GDĐT lại đề xuất miễn học phí cho trẻ 5 tuổi hệ công lập để hạn chế tình trạng bỏ học. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có sự công bằng cho cả trẻ em ở các trường tư thục, nếu không rất nhiều trẻ em nghèo sẽ bị chính sách miễn giảm... bỏ rơi.
Trẻ nghèo vẫn chịu học phí cao
Theo Bộ GDĐT, hiện nay, mặc dù tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đã khá cao (từ 3-5 tuổi đến trường là 92,16%, trẻ 5 tuổi là 98,75%) nhưng, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, đối với những gia đình nghèo và cận nghèo, học phí vẫn là rào cản trong việc duy trì sĩ số lớp.
Nhiều cha mẹ muốn nộp phí cũng không tìm được trường mầm non cho con. (Ảnh minh họa). Ảnh: Tùng Anh
Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ nhằm đảm bảo mọi đối tượng trong độ tuổi này đều được tiếp cận với giáo dục.
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GDĐT) cho biết, chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non cũng là khẳng định theo Nghị quyết số 46/NQ-CP, Chính phủ. Từ trước đến nay, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn giảm đối với các đối tượng chính sách. Việc nhà nước đã phổ cập giáo dục mầm cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại chỉ miễn học phí cấp tiểu học đã gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi.
Đánh giá cao đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non, nhưng nhiều người cho rằng, việc miễn học phí nếu chỉ được thực hiện ở khối trường công lập sẽ thiệt thòi với một số lượng lớn trẻ em nghèo đang học ở các trường tư thục, các nhóm lớp mầm non tự phát.
Là công nhân trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), tổng thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồng chị Trần Thị Bích (Hiệp Hòa, Bắc Giang) chỉ được khoảng 10 triệu đồng. Trừ tiền thuê nhà 2,5 triệu đồng/ tháng; tiền ăn cho cả nhà tiết kiệm cũng rơi vào khoảng 3 triệu đồng, tiền điện nước 500.000 đồng và một khoản chi phí lớn nữa dành cho 2 con đang học mầm non. Chị Bích cho biết: Vì không có hộ khẩu, lại làm việc theo ca không đưa đón con theo giờ được nên chị buộc phải gửi các con ở một nhóm trẻ tư thục với giá 1,7 triệu đồng/ tháng/ 1 bé.
"Mỗi tháng mất 3-4 triệu đồng đóng học cho con, hai vợ chồng không dư nổi một đồng. Trong khi đó, người dân có hộ khẩu ở vùng này, con được học trường công, được hỗ trợ, mỗi trẻ đi học chỉ mất khoảng vài chục nghìn tiền học phí/ tháng" - chị Bích nói. Cũng như gia đình chị Bích, hàng nghìn công nhân khác trên cả nước cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.
Theo thống kê của Bộ GDĐT giữa năm 2017, ở bậc mầm non, quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển nhanh. Cả nước tăng thêm 354 trường với 11.318 nhóm, lớp mới. Số lượng, tỷ lệ trẻ đến trường đều vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, hiện một số khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp; khu vực miền núi, vùng sông nước vấn tồn tại nhiều điểm trưởng nhỏ lẻ, khó khăn trong đầu tư nguồn lực.
PGS.TS Phạm Bích San - Viện nghiên cứu Tư vấn và Phát triển cho rằng:"Tình trạng nhiều, khu công nghiệp "trắng" trường mầm non công lập đã khiến công nhân phải tìm đến các nhóm trẻ tư kém chất lượng, giáo viên, bảo mẫu thiếu trình độ... Đây cũng là nguyên nhân xảy ra hàng loạt các vụ bạo hành trẻ em, làm mất ổn định xã hội và không tạo được cơ sở vững chắc cho sự ổn định trong tương lai".
Trường tư cũng nên miễn
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách miễn học phí rất nhân văn, tuy nhiên, nếu miễn học phí, cần công bằng với trẻ học trường tư. Bởi lẽ, bên cạnh một số ít các trường tư thục, chất lượng cao, trường quốc tế dành cho con nhà giàu thì phần nhiều các trường tư thục ở những vùng khó khăn đều là chỗ học tập của học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, là con em trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho rằng, nếu miễn học phí ở các cấp từ THCS đến mầm non thì trường công lập và ngoài công lập cần được miễn đều như nhau. Theo ông Đại, hiện nay, học sinh trường ngoài công lập chưa được hưởng một chính sách gì về học phí. Đây là một phần lý do làm cho các trường dân lập phải thu học phí, phụ phí cao hơn để đủ chi tiêu. Chính điều này đã tạo sức ép rất lớn cho các trường công lập về sĩ số và ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục.
"Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát triển các trường ngoài công lập nhằm đạt tỷ lệ 15% học sinh tiểu học, 15% học sinh THCS và 40% học sinh THPT học ngoài công lập vì vậy, theo quy định về phổ cập thì con em nhân dân trên địa bàn phải được miễn học phí như nhau" - ông Đại nói.
Theo Danviet
Việt Hương vui trung thu với trẻ em nghèo ở Bến Tre Việt Hương mang tặng 600 phần quà trung thu cho các em nghèo ở tỉnh Bến Tre. Chị đóng góp 250 phần quà, còn lại kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ. Việt Hương cho biết mặc dù lịch trình làm việc ở Việt Nam dày đặc, thế nhưng những ngày nghỉ, chị thường tổ chức các chuyến thiện nguyện đến vùng sâu...