Cô giáo say mê nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy
Thạc sĩ Lê Thị Thu Thủy (sinh năm 1986), giáo viên trường THPT Ngô Sĩ Liên ( Bắc Giang), đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học trong quá trình giảng dạy, đóng góp cho ngành giáo dục những sáng kiến được áp dụng vào thực tế để nâng cao chất lượng dạy và học.
Cô giáo Lê Thị Thu Thủy ứng dụng khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy
Say mê nghiên cứu khoa học
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô Thu Thủy được phân công về giảng dạy tại trường THPT Yên Dũng số 2 (tỉnh Bắc Giang), sau đó cô chuyển công tác về trường THPT Ngô Sĩ Liên. Từ ngôi trường này, cô đã say mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sư phạm và ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
Trong những năm vừa qua, cô và các đồng nghiệp đã nghiên cứu nhiều đề tài mang lại giá trị cho ngành giáo dục và cho xã hội như đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử độc đáo của mộc bản ở tỉnh Bắc Giang”; “Phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh THPT thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng phát triển giáo dục mới”; “Xây dựng cẩm nang phát hiện và hỗ trợ điều chỉnh hiện tượng ái kỷ trên mạng xã hội ở học sinh THPT”, cùng nhiều đề tài khoa học khác…
Video đang HOT
hóm tác giả đề án Giáo dục STEM từ trái sang phải: Cô Vũ Thị Dung, thầy Đỗ Minh Tuệ, thầy Lưu Hải An, cô Lê Thị Thu Thủy, cô Đặng Thị Minh Thu
Định hướng phát triển giáo dục mới
Năm 2019, cô Thu Thủy cùng nhóm cán bộ, thầy cô đã công bố đề tài “Phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh THPT thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng phát triển giáo dục mới”, được đánh giá cao tại tỉnh Bắc Giang. Đề tài đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kĩ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2019; giải Ba Hội thi Sáng tạo Kĩ thuật toàn quốc năm 2019 và được lựa chọn công bố trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020.
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn (STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học).
Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh. Chính vì vậy, cô Thủy và nhóm đề tài đã nghiên cứu phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh THPT thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng phát triển giáo dục mới, áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Về đề tài “Xây dựng cẩm nang phát hiện và hỗ trợ điều chỉnh hiện tượng ái kỷ trên mạng xã hội ở học sinh THPT”, cô Thu Thủy cho biết, đề tài này xuất phát từ hiện tượng ái kỷ trong học đường, tức là yêu bản thân quá mức như việc say mê chụp ảnh, đếm like… Xuất phát từ các lý do trên và mong muốn tìm hiểu thêm về hiện tượng ái kỷ trên mạng xã hội, giúp bản thân và bạn bè nhận thức rõ hiện tượng này và điều chỉnh kịp thời cách sử dụng mạng xã hội, cô và hai học trò đã lựa chọn đề tài này để triển khai. Đề tài xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận, phân tích được thực trạng và đề ra giải pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đề tài đã được học sinh, phụ huynh, nhà trường và các cấp tỉnh Bắc Giang đánh giá cao.
“Nghiên cứu khoa học thì ai đã lựa chọn theo đuổi đều sẽ vất vả, nhọc nhằn, đều có những ngày tháng quên ăn, mất ngủ, trăn trở đau đáu khi kết quả nghiên cứu chưa được như kỳ vọng. Công việc chính của chúng tôi vẫn là giảng dạy, ngoài ra còn gia đình, con cái nên phải lên kế hoạch và sắp xếp rất khoa học để không bị dồn việc, chồng chéo lên nhau. Hơn nữa, chúng tôi đều được sự ủng hộ rất lớn từ phía nhà trường, gia đình và các học trò… nên trong quá trình thực hiện cũng có những thuận lợi nhất định”, cô Thu Thủy chia sẻ.
Ngoài những đề tài đã được giải, cô Thu Thủy cùng đồng sự và học sinh đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu sáng tạo và đạt nhiều giải thưởng cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố. Bản thân cô nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và nhận được nhiều khen thưởng từ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở cho những cống hiến khoa học của mình, nhiều năm liền cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác.
Mối họa trong giáo dục
Đề tài khoa học của học sinh đoạt giải gây ngạc nhiên ngay cả đối với các chuyên gia. Đáng buồn, đây không phải lần đầu tiên dư luận đặt câu hỏi về tính trung thực của các cuộc thi năng khiếu lứa tuổi học đường. Dối trá là mối họa của giáo dục.
Những ngày qua, thông tin từ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021 khiến dư luận không khỏi "choáng". Lý do là bởi tên đề tài nghiên cứu của 12 dự án đoạt giải nhất quá phức tạp, như: "Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hóa eNOS trên tế bào ECV304 từ một số bài làm thuốc thuộc chi Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vỡ động mạch"; "Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay cho bệnh nhân bị di chứng hậu đột quỵ"; hay "Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần"...
Sẽ đến lúc người lớn chúng ta phải trả giá khi tự tay vứt bỏ giá trị của việc giáo dục nhân cách, tính trung thực, lòng tự trọng. Ám ảnh và mải đeo đuổi bóng ma thành tích, sẽ có ngày chúng ta phải đối diện với câu hỏi nghiệt ngã, sự đánh đổi ấy liệu có đáng hay không.
Với những nghi ngờ về việc các đề tài nghiên cứu có thực sự của lứa tuổi THPT hay không, sẽ có ý kiến cho rằng: "Học sinh của chúng ta bây giờ rất giỏi, được độc lập phát triển thêm nữa là sự bùng nổ công nghệ, các em hoàn toàn có thể làm được nhiều điều hơn cả mong đợi từ người lớn".
Nhưng nhìn lại những đề tài đã đạt giải thưởng không chỉ năm nay có thể dễ dàng nhận thấy, đây đều là những vấn đề khó ngay cả với giới chuyên môn. Và dư luận hoàn toàn có quyền nghi ngờ về độ chân thực của những công trình được gọi là "nghiên cứu khoa học" của học sinh, nghi ngờ về sự tham gia sâu của người lớn gồm thầy cô, cha mẹ hay chính các chuyên gia.
Đáng buồn là, đây không phải lần đầu tiên dư luận nghi ngờ về tính trung thực của các cuộc thi năng khiếu trong các nhà trường phổ thông. Từ các giải thể thao như cờ vua, bơi lội đến hạng mục "cây bút triển vọng" của một giải thi viết thư quốc tế... đâu đó đều có những câu hỏi đặt ra mà khó có câu trả lời. Đã có nhiều trường hợp phụ huynh kiện giải bơi phong trào của học sinh THCS mập mờ trong thông tin về cuộc thi, phương thức thi đấu cũng như việc trao giải.
Những điều tiếng về sự trung thực cũng như việc nở rộ các cuộc thi ở các địa phương khiến cho Bộ Giáo dục và Đào tạo từng phải bỏ hoàn toàn chế độ cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi vào lớp 10 đối với các thi sinh có các giải Học sinh giỏi, văn nghệ, thể thao, KHKT...kể từ năm 2018.
Còn với Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học, theo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh đoạt giải là một trong những đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học.
Giải thưởng các cuộc thi sẽ là sự ghi nhận đáng trân trọng về tài năng và sự nỗ lực của các em nếu nó diễn ra trung thực. Nó sẽ là động lực cho những tài năng thực sự phát triển, sẽ góp phần vào công cuộc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Nhưng giải thưởng sẽ là mối họa nếu thày cô, phụ huynh đồng lõa gian dối để tạo cơ hội ưu tiên xét tuyển cho một số cá nhân học sinh hay tạo nên thành tích ảo cho nhà trường, địa phương nào đó.
Bởi đó không chỉ là cách dễ dàng nhất làm tổn thương, vùi dập những tài năng thực thụ mà còn là bài học trực quan nhất khuyến khích điều dối trá cũng như sự thỏa hiệp với cái xấu trong thế hệ trẻ. Liệu học sinh có thể trở thành người chính trực, tin vào lẽ phải khi mà ngay trong môi trường vốn được coi là mô phạm, trong sáng nhất, các em đã học được sự không trung thực?
Sẽ đến lúc người lớn chúng ta phải trả giá khi tự tay vứt bỏ giá trị của việc giáo dục nhân cách, tính trung thực, lòng tự trọng. Ám ảnh và mải đeo đuổi bóng ma thành tích, sẽ có ngày chúng ta phải đối diện với câu hỏi nghiệt ngã, sự đánh đổi ấy liệu có đáng hay không?
Những giá trị cốt lõi bị đảo lộn thì tất nhiên, xã hội không thể tốt đẹp. Bởi vậy, sự dối trá là mối họa không chỉ với riêng nền giáo dục. Phải coi đó là mối họa cho toàn xã hội./.
Quảng Trị: Nhiều đề tài khoa học của học sinh có tính thực tiễn cao Ngày 29/1, Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tham dự hội thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2021. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trị trao giải cho các em học sinh. Theo đánh giá, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa...