Cô giáo Ngữ văn với hành trình hơn 20 năm gieo “hạt giống của kiến thức”
Hơn 20 năm công tác ở Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, với sự tận tụy, trách nhiệm với nghề, cô Hoàn đã nỗ lực truyền thụ kiến thức cho các thế hệ học sinh giúp các em đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Cô Hoàn luôn dành cho học trò sự ân cần, chia sẻ và mang đến cho các em những tiết học lí thú, bổ ích. Ảnh: Tiến Việt
Đó là câu chuyện về cô giáo Nguyễn Thị Liễu Hoàn (SN 1976) giáo viên dạy Ngữ văn – người đã có hơn 20 năm công tác tại Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, giảng dạy và bồi dưỡng cho nhiều thế hệ học sinh đạt thành tích, giải thưởng cao trong học tập.
Để trò đến với bài học một cách hào hứng
Cô Hoàn chia sẻ, hồi còn là học sinh Trường THPT Quảng Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), cô đã có niềm đam mê với môn văn học và đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, năm 1998 cô được bố trí về giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp cho đến nay.
Hiểu được tính chất, yêu cầu của việc dạy chuyên Văn và bồi dưỡng HSG cùng với kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê, cô Hoàn đã đưa văn học đến với học sinh một cách chân thành, để rồi những “trái ngọt” từ sự nỗ lực của cô và trò cứ thế ngày càng đến nhiều thêm.
Cô Hoàn chia sẻ, hiện tượng học sinh học tủ, học theo văn mẫu không hiếm. Là giáo viên, cô luôn định hướng cho học sinh cách tham khảo tài liệu nhưng không học thuộc. Từ đó, trò sẽ hình thành kỹ năng phát hiện vấn đề, thể hiện quan điểm cá nhân thay vì phụ thuộc vào văn mẫu.
Để như vậy, trước hết việc giảng dạy không nên bó hẹp bởi cô đọc, trò chép. Trong hơn 20 năm qua, cô Hoàn đã giảng dạy môn Văn theo sơ đồ tư duy. Phương pháp này được cô tích luỹ, trải nghiệm khi học trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn từ thuở cấp 3.
Cô giáo Nguyễn Thị Liễu Hoàn. Ảnh: NVCC
Đặc biệt, việc lớp học được trang bị ti vi thông minh đã giúp cô tận dụng, phát huy để đổi mới phương pháp dạy học.
Cô luôn tìm những video, hình ảnh, ca khúc…phù hợp với nội dung bài dạy để có những phần khởi động bất ngờ, thú vị khi bắt đầu bài mới giúp học sinh hứng thú hơn. Và khi kết thúc bài học cô sẽ trình chiếu những sơ đồ, bảng biểu giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức đã được học.
Qua hơn 20 năm công tác cùng cô Hoàn tại trường, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm – Tổ trưởng tổ Ngữ Văn đã có những chia sẻ: ” Cô Hoàn là một giáo viên dạy giỏi, trong công tác giảng dạy cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp để khơi gợi, giúp học sinh phát huy được những tố chất văn học của mình từ đó nỗ lực, cố gắng và đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Với kiến thức hiểu biết sâu rộng, cô Hoàn luôn nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên để cùng với tìm ra những phương pháp, bài học hay để truyền đạt cho trò. Chúng tôi luôn nói đùa với nhau rằng, cô Hoàn như một cuốn bách khoa toàn thư vậy”.
Vất vả, khó nhọc đổi lấy niềm vui lớn
Bên cạnh những kết quả có được, ít ai biết rằng cô Hoàn đã trải qua không ít những khó khăn, vất vả. Có những năm chồng đi công tác xa, một mình cô phải vừa chăm lo cho 2 đứa con nhỏ, vừa chủ nhiệm lớp chuyên và đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia, khiến thời gian một ngày đối với cô giáo trẻ lúc ấy hầu như quá ngắn.
Thế nhưng, vượt qua những khó khăn ấy, bằng sự tận tụy, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, với học sinh, dưới sự chỉ dạy của cô, trong những năm qua nhiều thế hệ học sinh của Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp đã đạt nhiều thành tích, giải thưởng cao đối với môn Ngữ văn góp phần tô thắm thêm “bảng thành tích vàng” của nhà trường.
Cô Hoàn góp phần mang về cho nhà trường nhiều thành tích cao. Ảnh: Tiến Việt
Với vai trò chủ nhiệm đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 10, 11, 12 cấp tỉnh và cấp Quốc gia trong nhiều năm, cô Hoàn đã bồi dưỡng cho học sinh, giúp nhiều em gặt hái được những thành tích cao. Trong năm học 2020 – 2021, đội tuyển thi học sinh giỏi (HSG) môn Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh đã xuất sắc đạt 13/14 giải, trong đó có 2 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải 3 và 4 giải khuyến khích.
Đặc biệt, cũng trong năm học 2020 – 2021, được nhà trường tin tưởng phân công chủ nhiệm đội tuyển thi HSG môn Ngữ văn lớp 12 cấp Quốc gia, cô Hoàn tiếp tục nỗ lực giảng dạy vừa truyền đạt kiến thức vừa động viên các em, chính vì thế đã mang về 8/8 giải, học sinh giỏi Quốc gia với 4 giải nhì, 2 giải 3, 2 giải khuyến khích.
Cô Hoàn luôn mang đến cho trò những kiến thức hay, phương pháp mới giúp các em đạt nhiều kết quả, thành tích cao. Ảnh: NVCC
Cô Nguyễn Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp cho biết: “Cô Hoàn là giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề và ân cần, chia sẻ, yêu thương học trò.
Ngoài kiến thức chuyên môn, cô còn có sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội. Cô luôn tìm hiểu, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin để đưa đến cho học sinh những giờ học thú vị, hấp dẫn, có tính giáo dục mạnh mẽ, khiến các em say mê trong từng tiết học.
Bên cạnh đó, cô Hoàn cũng luôn động viên, giúp đỡ, góp ý cho các đồng nghiệp để giúp nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm liền cô Hoàn rất “mát tay” góp phần mang về cho nhà trường nhiều thành tích cao”.
Nguyễn Minh Bảo Đức, sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp) chia sẻ, cô Hoàn là người đã truyền cảm hứng cho em có niềm say mê với văn học, em cảm thấy may mắn khi được là học trò của cô. Trong những năm học tập ở trường chúng em luôn được cô chỉ bảo ân cần, trong các buổi học cô đều mang đến sự mới lạ, hứng thú tạo cho chúng em có tâm lí thoải mái và thích thú với môn Ngữ văn hơn.
Hải Phòng: Giải đáp băn khoăn khi giảng dạy cho giáo viên dạy Ngữ văn lớp 6
Sáng 13/10, tại Trường THCS Hồng Bàng, Sở GD&ĐT đã tổ chức chuyên đề cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 6.
Giờ lên lớp của cô Thúy
Chuyên đề được nối cầu trực tuyến với 51 điểm cầu là các phòng Giáo dục, các trường THCS trên toàn thành phố.
Bài dạy đầu tiên là giờ lên lớp của cô Lê Thị Thúy- GV Trường THCS Bạch Đằng với bài "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi", bộ sách Cánh Diều. Cô Đỗ Thị Nga, Trường THCS Hùng Vương thực hiện tiết dạy ở chủ đề 3: Yêu thương và chia sẻ tiết 43: Nói và nghe kể về một trải nghiệm, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tiếp cận với Chương trình GDPT 2018 là tiếp cận với một chương trình giáo dục hướng tới bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại.
Chương trình đảm bảo sự hài hoà đức-trí-thể-mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.
Học sinh tương tác cùng cô giáo trong bài học
Tính sáng tạo của chương trình là chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết. Vì thế khi giảng dạy, giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
Cũng chính vì nét đó mà trong quá trình thực hiện, các thầy cô giáo cũng đã gặp phải rất nhiều những băn khoăn, vướng mắc.
Những băn khoăn của giáo viên như: Việc giảng dạy Ngữ văn theo CTr GDPT 2018 khác gì so với Chương trình hiện hành? Điểm khác biệt nổi bật giữa hai chương trình là gì? Dạy Văn bây giờ có giống với dạy Văn ngày xưa không?
Mục đích góp phần làm sáng tỏ một phần những băn khoăn trên, Sở GD&ĐT tổ chức chuyên đề Dạy học môn Ngữ văn lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018 với 2 tiết dạy minh họa ở các nội dung: tiết Đọc - hiểu văn bản "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" ( ở bộ sách Cánh diều), tiết Nói - Nghe chủ đề Chia sẻ và yêu thương ( ở bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
Qua chuyên đề giáo viên cùng thảo luận các vấn đề trọng tâm như: Quan điểm xây dựng, mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, Kế hoạch giáo dục, Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục... ở môn Ngữ văn theo Chương trình GDPT 2018.
'Học online, giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút' Giáo viên thời 4.0 giờ đây không còn là trung tâm của tri thức hay giống như một chiếc "máy cái" truyền thụ kiến thức cho học sinh. Họ buộc phải thay đổi để trở thành những huấn luyện viên dẫn dắt, kiến tạo tri thức cho học trò. Giáo viên phải trở thành huấn luyện viên Đại dịch Covid-19 bùng phát cũng...