Cô giáo nghèo 30 năm dạy thêm miễn phí
“Tôi có kiến thức nên muốn dạy cho các học sinh ham học hỏi. Các thế hệ học sinh đến nhà và được tôi dạy chưa em nào phải mất tiền” – cô Phạm Thị Hải cho biết.
Những năm 1995-2000, có rất nhiều giáo viên mở lớp dạy thêm để kiếm thu nhập. Ngược dòng chảy đó, có cô giáo nghèo Phạm Thị Hải (ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), dạy môn Địa lý ở trường cấp 3 Bất Bạt, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội cũng mở lớp dạy thêm nhưng không hề lấy một xu của học sinh.
Cô giáo 30 năm dạy thêm miễn phí
Nhiều thế hệ học sinh được cô Phạm Thị Hải dạy thêm nay đã thành tài. Có cựu học sinh kể rằng, trong suốt quá trình giảng dạy ở trường cấp 3 Bất Bạt, khoảng 30 năm, cô không những dạy thêm miễn phí mà còn cho các học sinh tiền mua sách, mặc dù gia đình không khá giả gì.
Cô Phạm Thị Hải.
Cô Hải ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội và có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Hải. Trong buổi trò chuyện với chúng tôi, cô Phạm Thị Hải cho biết: “Tôi có kiến thức nên dạy cho các em có nhu cầu. Có lẽ vì thế mà Tết năm nào nhà cũng đầy ắp tiếng cười của học trò.
Tôi không mở lớp dạy thêm đại trà, mỗi năm tôi chỉ dạy khoảng 3-5 em tại nhà. Cứ khi nào tôi không có lịch dạy ở trường là các em lại đến nhà tôi học. Các thế hệ học sinh đến nhà và được tôi dạy, chưa học sinh nào phải mất tiền. Có đưa tiền tôi cũng không lấy, vì gia đình các em ở địa phương tôi thường rất nghèo”.
Không lấy tiền vì đã có… lương
Nói về việc tại sao không lấy tiền, cô Hải chia sẻ: “Tôi đã có lương rồi, bố mẹ các em nghèo thì lấy đâu ra tiền mà đưa cho mình. Các em đến học, tôi dạy theo cách như những người bạn học nhóm.
Nhiều khi học quá hăng say, cô trò chúng tôi quên cả ăn. Khi kết thúc buổi học cũng là lúc đã thấm mệt và đói. Lúc này cô trò chúng tôi lại lao vào bếp nấu ăn… Cứ như vậy suốt 30 năm”.
Video đang HOT
Ngôi nhà của cô Hải từng dạy nhiều thế hệ học trò.
“Tôi dạy cho các em kiến thức, những em nào tiếp thu nhanh thì đỗ đạt thành tài. Còn em nào tiếp thu kém hơn cũng đủ hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Tôi dạy thêm học không lấy tiền không phải mong sau này các em đỗ đạt trả ơn mà dạy bằng cả tấm lòng của người giáo viên.
Nhưng từ trước đến giờ, cứ mỗi Tết đến Xuân về gia đình tôi luôn ngập tiếng cười của tình cô trò. Đến lúc này tôi đã nghỉ hưu gần 10 năm, nhưng tình cô trò vẫn y nguyên như những ngày đứng lớp”, cô Hải tâm sự.
Dẫu biết rằng công việc cũng lắm nhọc nhằn, cuộc sống đầy khó khăn, nhưng người mẹ, người cô này vẫn ngày ngày dành cái tâm của mình để giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh.
“Cái quý giá nhất mà con người có được là tình thương. Vì thế, hãy gieo hạt giống tình thương đó lên vai các học trò. Các em sẽ làm cho những hạt giống ấy nảy mầm và phát triển. Ở đời có nhân là có quả, mình giúp người này, người khác lại giúp mình”, cô Hải nói.
Bà Nguyễn Thi Chanh, một người dân trong thôn tự hào nói: “Nhà cô Hải ngay bên nhà tôi. Trước đây cô thường xuyên dạy thêm học sinh không lấy tiền, nên cứ Tết đến nhà cô ấy luôn đầy ắp các thế hệ học sinh đến chúc Tết. Nhà cô giáo Hải đâu có khá giả gì, chồng yếu không có lương nhưng cô ấy vẫn giúp đỡ học sinh nghèo và nuôi 2 người con ăn học đỗ đạt”.
Tết này, tuổi này, giờ sức khỏe của cô không còn có thể đứng lớp. Phần nữa vì khối C không còn nhiều học sinh theo đuổi nên cô Hải không còn dạy thêm miễn phí. Song người dân, học trò vẫn gọi tên Cô Hải ấm áp như thưở nào.
Theo Tiến Anh/Infonet
Thầy cô giáo vùng cao không dám nghĩ về quà Tết
Những người thầy, cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết từ phụ huynh học sinh. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ.
Thời khắc chuyển giao năm cũ, cô giáo Cao Thị Nghĩa (Trường tiểu học Mường Lồng I, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) nhớ lại khoảnh khắc chứng kiến bữa cơm trắng với quả ớt tươi, nước lã của học trò ngày mới lên đây công tác năm 2002. Chính bữa cơm trong căn bếp lụp xụp đã khiến cô yêu trò hơn và quyết tâm bám bản.
Quà Tết là gạo nếp, hạt hầu
13 năm công tác trong nghề, đối với cô Nghĩa "quà Tết hiếm lắm", nếu có cũng chỉ là cân gạo nếp, con gà, rau, hạt bầu về làm quà. Cô giáo cắm bản không chạnh lòng mà thấy thương học sinh nhiều hơn, khi đợt rét kỷ lục tháng 12 vừa qua khiến cây cối đông đá, rau cỏ dập nát, thức ăn khan hiếm, chẳng ai ra khỏi nhà, chỉ ngồi trong nhà sưởi lửa.
Cô Cao Thị Ngĩa tâm sự về học trò. Ảnh: Quyên Quyên.
Cô Nghĩa kể, thương nhất bọn trẻ, lúc đi học trở lại, chúng chỉ mặc một, hai chiếc áo sơ mi mỏng đã sờn cũ, đi đôi dép tổ ong. Những người miền xuôi lên từ thiện không khỏi rưng rưng nước mắt khi thấy các em co ro giữa buốt lạnh.
"Mỗi dịp Tết đến, tôi chẳng dám nghĩ đến quà cáp, bởi cuộc sống ở đây vốn đã khó khăn, phụ huynh còn phải lo miếng ăn, cái mặc. Nếu có một điều ước cho năm mới, tôi chỉ mong các em có được con đường đến trường", cô giáo Nghĩa bày tỏ.
Hầu hết các điểm trường cô Nghĩa dạy là điểm lẻ, học sinh phải đi bộ 2 tiếng đường rừng để đi học. Vất vả nhất là những ngày mưa gió, xe máy phải đi mất 3 tiếng và nhiều chỗ cần hai người đẩy. Cô giáo phải đi ủng, lội bùn.
Là người thầy đầu tiên mang chữ đến cho các em ở Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An), thầy Hồng Hiệp hiểu hơn ai hết điều kiện khó khăn ở đây. 15 năm gắn bó, thầy luôn cảm thấy hạnh phúc khi được nhận món quà nhỏ chân thành của học trò. Đó chỉ là những bông hoa rừng, bó mía, chút rau hay quả bầu, bí... Nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng, nhưng thầy Hiệp chia sẻ, đồng nghiệp luôn lạc quan, động viên nhau vượt qua khó khăn.
Những dịp lễ tết, giáo viên vùng cao nơi thầy Hiệp công tác không được nhận quà. Nhưng khi được hỏi về mong muốn năm mới, thầy không mong gì cho bản thân, chỉ ước xây được con đường chính cho học trò đỡ vất vả; phòng học kiên cố để nâng cao chất lượng dạy và học.
Tết chỉ ước được gần con
Bốn năm gắn bó điểm trường mầm non ở Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên, cô giáo trẻ (25 tuổi) Phùng Thị Huyền nghẹn ngào khi kể về khó khăn trong công tác giảng dạy.
Thầy và trò Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An). Ảnh: Thầy Hiệp cung cấp.
Từ Tân Sơn (Phú Thọ) lên vùng cao cắm bản, cô Huyền chỉ được về mỗi năm hai lần, là dịp hè và Tết. Ngày ấy, con trai 14 tháng tuổi phải theo mẹ lên Điện Biên. Đó là khoảng thời gian vất vả, nhiều nước mắt. Để đảm bảo sức khỏe, vợ chồng cô Huyền đành gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm từ 6 tháng trước.
"Xa con, cứ nghĩ đến là nước mắt mình trực rơi. Mặc dù mình thường xuyên gọi điện, nghe giọng nhưng con chỉ thấy mẹ qua ảnh. Làm cô giáo vùng cao nhiều khi tủi thân lắm, nhưng thấy tụi trẻ trên này nghèo khổ quá nên mình coi như con đẻ", cô Huyền nói.
Món quà Tết lớn nhất của cô giáo này là được gặp con. Người mẹ trẻ mong muốn, thời gian nghỉ Tết chậm lại để được gần con nhiều hơn.
Cô giáo trẻ bày tỏ thêm, khi mới về trường công tác từ năm 2011, nhớ gia đình quá, phải đi bộ lên đồi mấy cây số mới có sóng. Cuộc sống hiện tại của người dân và học sinh vẫn khó khăn nên Huyền không mong ước món quà Tết xa xỉ.
Tết là lúc những đồng nghiệp thường chúc và đồng viên nhau. Món quà của mình là nụ cười trẻ thơ, bó mía, nắm xôi hay bó rau".
Chung cảnh sống xa con, cô giáo Nguyễn Thị Thêu (45 tuổi) gắn bó với các lớp học từ Lũng Thầu đến Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) tâm sự, khó khăn đã quen rồi nhưng thấy thương và có lỗi nhất lại chính là con cái của mình.
"Thương con nhưng khi bước lên bục giảng, mỗi giáo viên lại gác việc riêng để tiếp tục dạy học trò, hoàn thành nhiệm vụ. Không bao giờ chúng tôi bù đắp được những năm tháng các con thiếu thốn tình cảm khi không có cha mẹ ở bên", cô Thêu rưng rưng nói.
Theo Zing
Người truyền bá văn hóa Việt trên đất nước chùa Vàng Ngoài công việc chính dạy tiếng Việt tại Đại học Chulalongkorn, chị Thúy Hà còn là người sáng lập Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt, trung tâm đầu tiên tại Bangkok, Thái Lan. - Chào chị, cơ duyên nào đưa chị đến với đất nước Thái Lan và trở thành giáo viên giảng dạy tại ĐH Chulalongkorn? - Sau khi tốt...