Cô giáo Mỹ với ý tưởng xe bán cà phê dành cho học sinh đặc biệt
Thứ sáu hàng tuần, học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ đẩy xe cà phê quanh trường Grand Oaks (Mỹ) để giao đơn hàng đồ uống cho giáo viên.
Shelby Winder là giáo viên giảng dạy cho học sinh có nhu cầu đặc biệt tại trường Trung học Grand Oaks, Texas, Mỹ. Cô yêu học sinh và tin rằng chúng không hề thiếu khả năng so với bạn đồng trang lứa. “Học sinh của tôi có cách học khác với mọi người, nhưng điều tôi muốn chứng minh là dù thế nào các em vẫn có thể làm chủ công việc của mình”, Winder chia sẻ.
Để dạy học sinh môn Kỹ năng sống, Winder nảy ra ý tưởng dịch vụ xe bán cà phê. Thứ sáu hàng tuần, học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ đẩy xe cà phê Gấu Xám xung quanh khuôn viên trường để giao đơn đặt hàng đồ uống cho giáo viên.
Cô Shelby Winder (trái) sáng tạo dự án máy bán cà phê cho trẻ khuyết tật. Ảnh: The Epoch Times
Chris Field, bạn của Winder, ấn tượng với những gì cô giáo đang thực hiện nên đã chia sẻ hình ảnh về dự án lên Facebook. Đi kèm bài đăng, anh viết: “Shelby muốn giúp học sinh hiểu rõ hơn về kỹ năng sống. Cô ấy muốn một phương pháp giáo dục tác động lâu dài và ý nghĩa đối với bọn trẻ. Vì vậy, ý tưởng xe cà phê du lịch Gấu Xám ra đời”.
Video đang HOT
Theo mô tả của Field, điều quan trọng nhất trong dự án là những gì học sinh có thể học được. Các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, vượt qua sự nhút nhát, thậm chí là học cách điều hành một doanh nghiệp cơ bản bằng cách tính toán chi phí và lợi nhuận.
“Xe cà phê Gấu Xám mở cửa kinh doanh vào ngày 24/8/2018 và đã đạt được thành công lớn từ ngày đầu tiên”, Winder cho hay. Công việc này giúp các em xây dựng nền tảng kỹ năng xã hội tốt và trở nên có ích với xã hội, cô nói thêm.
Các giáo viên trong trường chụp ảnh với nhóm học sinh bán cà phê. Ảnh: Grand Oaks HS PTO
Winder phỏng vấn học sinh, giao nhiệm vụ riêng cho từng em trong kế hoạch xe cà phê Gấu Xám. Một số đẩy xe đẩy, số khác nhận đơn đặt hàng hoặc có nhóm chuyên làm bao bì.
Xe cà phê Gấu Xám chỉ tổ chức một lần một tuần, nhưng suốt cả tuần, học sinh chăm chỉ, hào hứng chuẩn bị nguyên liệu và cà phê. Các em yêu thích công việc, nỗ lực không ngừng để trở thành người pha chế cà phê giỏi.
Winder cho biết: “Những đứa trẻ thích hoạt động này vì chúng được làm chủ. Chúng trân trọng những nhiệm vụ hay chức danh có được”.
Sau khi thực hiện dự án, học sinh có nhu cầu đặc biệt cảm thấy có ích cho xã hội và có khả năng độc lập. Kailee Chatman, thành viên của dự án Gấu Xám, nói: “Em cảm thấy tự mình có thể làm được bất cứ điều gì”. Phụ huynh của học sinh tham gia dự án cũng cảm thấy tự hào về thành quả của con mình.
Winder đã sử dụng tiền lương năm đầu tiên để tài trợ cho kế hoạch xe cà phê Gấu Xám. Sau khi biết nỗ lực của Winder, nhà trường đã hoàn trả các chi phí cho cô giáo và khuyến khích cô tiếp tục thực hiện những dự án sáng tạo.
Thời gian tới, Winder sẽ sử dụng lợi nhuận từ việc kinh doanh xe cà phê để cung cấp tiền cho một trường khác bắt đầu dự án tương tự.
Tú Anh
Ttheo The Epoch Times
Tôi cố tạo ra scandal để chồng bỏ mà anh lại yêu tôi hơn
Sau scandal anh chỉ nổi cơn điên chửi bới một thời gian rồi thái độ thay đổi, yêu tôi hơn. Tôi tỏ ra hối hận và diễn theo anh.
Hình ảnh minh họa
Tôi lấy anh do hồi đó tuổi trẻ bồng bột và trót lỡ. Cuộc sống trôi qua dù không yêu nhưng vẫn ăn ở với nhau mấy chục năm, con cái đã khôn lớn nhưng trong tâm tôi thực lòng không yêu chồng. Anh chịu khó kiếm tiền để trang trải cuộc sống cho cả nhà, nhưng nhìn các bạn đồng trang lứa thành đạt rồi nghĩ lại phận mình mà buồn. Có lần tôi nói với con gái: "Bố mày bất tài".
Tính tôi thích tự do phóng khoáng, không thích gu bà vợ kiểu phương Đông, tôi có tài khoản riêng, đã tạo ra scandal muốn được anh giải phóng nhưng anh chỉ nổi cơn điên chửi bới một thời gian rồi thái độ thay đổi, anh thể hiện "yêu" tôi nhiều hơn. Tôi tỏ ra hối hận và diễn theo anh. Thâm tâm tôi muốn được tự do, cảm giác như trong tôi có hai con người. Nói lên tâm sự này tôi biết mọi người sẽ ném đá rất nhiều, có khi như vậy tôi sẽ tỉnh ra để nhận lấy một lối đi rõ ràng. Xin mọi người lời khuyên chân thành, trân trọng cảm ơn.
Theo docbao.vn
Nở rộ hình thức 'bán du học' 'Bán du học' là cách nói nôm na để chỉ chương trình liên kết quốc tế giữa các trường trong nước và nước ngoài. Chương trình thường có 2-3 năm theo học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang nước ngoài. Bảng giới thiệu chương trình cử nhân quốc tế của ĐH Keuka (Mỹ) trước cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên...