Cô giáo Mường tận tụy 23 năm với sự nghiệp giáo dục nơi vùng cao biên giới
Yêu trẻ và thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của trẻ em vùng cao nên cô giáo Đinh Thị Hải (Thanh Hóa) đã dành cả thanh xuân của mình để gắn bó với các em.
Sinh ra và lớn lên ở xã Thiết Ống, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) nhưng cô giáo người Mường Đinh Thị Hải (SN 1968) lại dành cả thanh xuân của mình gắn bó với trẻ em vùng biên giới huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Chúng tôi gặp cô Hải khi cô đang dạy tập đọc cho trẻ tại điểm trường chính của Trường mầm non xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát.
Cô Đinh Thị Hải có 23 năm gắn bó với trẻ em vùng biên giới Mường Lát
Cô giáo Hải chia sẻ: “Năm 1999 tôi ở quê lên ở cùng anh trai công tác trên Mường Lát, cũng từ đó thì đi học sư phạm mầm non rồi về công tác tại xã Pù Nhi (hồi chưa tách xã Nhi Sơn) và khi tách xã thì tôi lại chuyển về công tác tại xã Nhi Sơn. Đến nay tôi đã gắn bó 23 năm trong ngành giáo dục trên vùng biên giới Mường Lát này”.
Theo lời cô Hải, ngày đầu tiên đi dạy cô được phân công cắm bản Pù Mùa, xã Pù Nhi. “Khi tôi cùng một giáo viên khác vào bản, trẻ em nơi đây thấy trang phục của chúng tôi mặc trên người lạ mắt thì bỏ chạy hết vì sợ sệt. Lúc đó tôi cũng chẳng biết phải làm sao nữa”, cô Hải nhớ lại.
Khi ấy, do dạy học ở điểm lẻ còn nhiều khó khăn về đường xá đi lại, lớp học bằng tre nứa, không có nơi ở cho giáo viên nên cô Hải phải đi ở nhờ nhà trưởng bản trong thời gian giảng dạy và đợi chính quyền, nhân dân làm cho mình một căn phòng để ở.
Thấu hiểu sự khó khăn, thiếu thốn của trẻ, cô Hải quyết tâm dành cả thanh xuân cho học trò.
“Cô trò bất đồng về ngôn ngữ, trẻ không tự tin, không biết chữ nên thường xuyên úp mặt xuống bàn khiến cho việc dạy càng khó khăn hơn, nhiều lúc tôi đã phải nhờ các thầy giáo tiểu học dịch hộ sang tiếng H’Mông để dạy trẻ, cũng như cố gắng hơn trong mỗi tiết học và tranh thủ những ngày nghỉ thì đi gặp cán bộ trong bản để học tiếng, học giao tiếp, phong tục của người dân bản địa”, cô Hải nói.
Cô Hải không thể quên những ngày khó khăn khi bản 100% hộ dân đều là người H’Mông nên việc cho trẻ đến lớp còn hạn chế, cô phải cùng cán bộ phải đi vận động từng gia đình thì phụ huynh họ trả lời “Con gái lớn lên lấy chồng nên không cho đi học, con trai thì cho đi học vì nó ở với ta thôi”. Cũng chính vì như thế nên những ngày đầu cô Hải muốn vào bản xin cái gì, hỏi cái gì thì cũng phải đợi nam giới về mới có thể nói chuyện được vì khoảng 90% phụ nữ lúc đó không biết chữ.
Cô giáo người Mường nên duyên với trẻ cũng từ những khó khăn, vất vả.
“Tuy những năm đầu khi là giáo viên hợp đồng được trợ cấp 100.000 đồng và 20kg gạo dân nuôi nhưng dân trong bản rất quý giáo viên khi đi đưa, đón con có rau, bí, củ, quả gì thì họ cho giáo viên cái đấy. Cũng chính vì thế sau khi tôi được luân chuyển ra điểm trường khác thì dân bản, trẻ nhỏ chỉ muốn tôi ở lại tiếp tục dạy con em họ”, cô Hải bộc bạch.
Đến thời điểm hiện tại sau 23 năm gắn bó với trẻ em vùng biên thì cô Hải vẫn chưa lập gia đình. Cô cũng chia sẻ rằng, chứng kiến sự khó khăn, thiếu thốn của người dân nên cô muốn dành cả tuổi thanh xuân của mình cho trẻ em vùng biên giới này.
Cô Hải chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ
Video đang HOT
Cô Hà Thị Huy, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Nhi Sơn cho biết: “Cô Hải là giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành, nhiều kinh nghiệm, sáng kiến trong công tác giảng dạy và được nhận nhiều giấy khen của các cấp về công tác giảng dạy cũng như được nhân dân, học sinh trong bản quý mến”.
Giáo dục Mường Lát vượt khó
Mường Lát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thanh Hóa. Vượt lên khó khăn, thiếu thốn, những năm qua học sinh, giáo viên nơi đây đã nỗ lực vượt khó, đưa sự nghiệp trồng người của huyện ngày càng khởi sắc.
Thầy và trò Trường Tiểu học Trung Lý 2 trong giờ dạy và học.
Gieo chữ ở những bản khó khăn
Không còn những lớp học tạm bằng tranh tre nứa lá, Trường Tiểu học Trung Lý 2 (xã Trung Lý) mặc dù có tới 6 điểm trường (điểm trường chính tại bản Cò Cài, 5 điểm lẻ tại Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng, Pá Búa, Lìn) đều đã có đủ phòng học tương đối khang trang, với đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy, học của giáo viên và học sinh.
Từ trung tâm xã Trung Lý vào bản Cò Cài hơn 20 cây số.
Thầy Nguyễn Tiến Hiệp, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 2 chia sẻ: Toàn trường có hơn 368 học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Điểm trường chính có 3 lớp với 5 trình độ, 2 lớp ghép là lớp 1 và 2; 3 và 4 và lớp đơn là lớp 5. Vài năm trở lại đây, cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng nên khang trang, sạch đẹp. Giáo viên có khu nội trú khang trang.
Mặc dù có tới 5/6 bản chưa có điện lưới nhưng khu chính đã được các nhà hảo tâm tặng hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập có lưu trữ, sắp tới sẽ có thêm 3 khu nữa được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
Đường vào bản Cò Cài vẫn còn nhiều khó khăn.
Thầy Nguyễn Tiếp Hiệp cho biết thêm: Năm học 2021-2022 trường có 291 em/368 em là con em hộ nghèo, đường sá, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Một số em học sinh ở bản Mông, có bố hoặc cả bố và mẹ đều bị nghiện nên cuộc sống rất khó khăn, vất vả.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là học sinh ở đây gần như lúc nào cũng đi học đầy đủ 100%, trừ những ngày mưa bão, đường sá đi lại khó khăn thì các em mới nghỉ học.
Do đó, dù thời gian học sinh phải nghỉ học do dịch bệnh COVID-19 kéo dài các em cũng như nhà trường không có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học online, nhưng để đảm bảo tiến độ khung chương trình năm học, nhà trường đã tiến hành dạy tăng cường thêm 3 buổi chiều cho học sinh sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, do đó đến thời điểm hiện tại nhà trường đã cơ bản hoàn thành chương trình giảm tải theo quy định.
Trường Tiểu học Trung Lý 2 khu chính nằm ở bản Cò Cài.
Học sinh ở Cò Cài chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái.
Không như nhiều năm trước, sau mỗi dịp nghỉ hè, nghỉ tết nguyên đán thầy cô giáo lại phải đến từng nhà vận động học sinh ra lớp. Hiện nay tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng không còn nhiều, nhận thức của phụ huynh cũng đã thay đổi, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em đến trường theo lịch học tập của nhà trường.
Để có được kết quả đáng mừng này là nhờ nỗ lực của các thầy, cô giáo, chính quyền địa phương trong việc vận động, tuyên truyền bà con dân bản, đưa con em tới trường học con chữ để có tương lai tốt đẹp hơn. Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số thiết thực và hiệu quả của nhà nước, của tỉnh.
Nh ững nỗ lực vượt kh ó nâng ch ất lượng gi áo d ục
Xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát có 6 bản gồm các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Kinh sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 98% dân số. Trường THCS Nhi Sơn đóng trên địa bàn bản Chim, xã Nhi Sơn có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó chủ yếu là các thầy cô giáo ở miền xuôi lên công tác, gắn bó với mảnh đất biên cương hàng chục năm nay. Họ cùng chung trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nơi miền biên viễn xa xôi này.
Trường THCS Nhi Sơn nằm trên địa bàn bản Chim, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.
Là trường chuẩn Quốc gia, Trường THCS Nhi Sơn có trường lớp khang trang, khuôn viên sư phạm sạch đẹp, đồ dùng, trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thầy Lê Quang Đức, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nhi Sơn cho biết: Năm học này nhà trường có 219 học sinh, chủ yếu là đồng bào Mông. Nhà trường hiện có 65 em học sinh ở 2 bản Kéo Té và Lốc Há ở lại ký túc xá và được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ do nhà cách trường từ 6 - 8 km. Hàng tháng các em được hỗ trợ 596.000 đồng và 15 kg gạo.
"Đầu năm 2022 nhà trường đã làm tờ trình, đề án chuyển đổi thành Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nhi Sơn. Thầy, trò nhà trường rất mong được chấp thuận để việc học tập của học sinh thuận lợi hơn", thầy Lê Quang Đức nói.
Bữa ăn bán trú của học sinh Trường THCS Nhi Sơn.
Chia sẻ về những đổi mới của ngành giáo dục địa phương, ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Lát cho biết: Với sự nỗ lực của toàn ngành trong việc quan tâm, tập trung nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, cùng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, những năm qua hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà trường đã được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy được đội ngũ giáo viên quan tâm và thực hiện thường xuyên, 99% đội ngũ giáo viên từ Tiểu học đến THCS thực hiện soạn bài trên máy tính, 100% trường thực hiện phần mềm Vnedu. Công tác chăm lo, bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm, đầu tư. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn được nâng lên qua các năm; Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm... Qua đó, tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi đạt 100%, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS ngày càng được duy trì bền vững.
Đây là tín hiệu đáng mừng, sự thay đổi đáng kể về chất lượng và số lượng cũng như nhận thức của phụ huynh, học sinh, là minh chứng cho sự "thay da, đổi thịt" của giáo dục vùng khó.
Tin tưởng rằng với sự nỗ lực, tích cực thay đổi tư duy của phụ huynh, học sinh, sự nỗ lực của toàn ngành, giáo dục Mường Lát sẽ ngày càng khởi sắc.
Những 'người lái đò' tận tụy Gắn bó với sự nghiệp giáo dục hàng chục năm qua, bằng tình yêu nghề, yêu học trò và tinh thần trách nhiệm của mình, Nhà giáo Ưu tú Phan Công Hùng, nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nga như những "người lái đò" tận tụy, "chở" biết bao thế hệ học sinh tới "bến bờ tri thức". Các thầy, cô vinh dự được...