Cô giáo Mường đưa học trò ra thế giới
Là giáo viên trẻ nhưng thành tích mà cô giáo Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần ( Thanh Sơn, Phú Thọ) đạt được là mơ ước của biết bao đồng nghiệp.
Cô Hà Ánh Phượng đã đạt được những thành tích đáng nể trong dạy học ngoại ngữ. Ảnh: NVCC
Không lùi bước trước khó khăn, cô Phượng đã và đang truyền cảm hứng cho việc học tiếng Anh, lan tỏa mô hình lớp học xuyên biên giới, giúp nhiều thế hệ học trò học ngoại ngữ không áp lực.
Trở thành công dân toàn cầu nhờ ngoại ngữ
Lớp học tiếng Anh của cô Phượng không triển khai theo cách truyền thống, thay vào đó, học trò quay mặt vào nhau, ngồi theo từng nhóm cùng bàn luận những nội dung liên quan tới bài học.
Về phía cô Phượng, luôn bắt đầu tiết học tiếng Anh bằng cách cho lớp khởi động với trò chơi quizz khiến lớp học trở nên rộn ràng hơn với âm thanh của những tiếng nhạc. Lớp học gần như không có “khoảng lặng”.
Chia sẻ về lý do quyết tâm giúp học trò dân tộc học tiếng Anh không khó khăn, áp lực, cô Phượng nhớ lại: Trong buổi sinh hoạt chuyên môn xung quanh mô hình lớp học xuyên biên giới thì nhà bị mất điện.
Nhưng không muốn dang dở kết nối, cô đành ra ngồi ở vườn chuối “bắt ké” wifi nhà hàng xóm để có thể tiếp tục giao lưu với thầy cô khắp địa cầu. Từ đó đã nuôi trong cô khát khao giúp những học trò miền núi “vượt biên không cần visa”.
Video đang HOT
Mặt khác, được sinh ra tại vùng quê nghèo Yên Lập (Phú Thọ), là người dân tộc thiểu số, cô Phượng thấu hiểu khó khăn của học sinh miền núi gặp phải khi tiếp cận với tiếng Anh. Vì vậy, cô luôn nỗ lực nhiều cách để có thể tạo ra môi trường học tập phù hợp, hiệu quả nhất giúp học sinh học và luyện tập tự nhiên nhất.
Với suy nghĩ như vậy, trong mỗi tiết dạy của mình, cô Phượng luôn giúp học trò được “sống tự nhiên” trong ngôn ngữ mới; đồng thời tạo ra động lực trong các em học ngoại ngữ thật tốt bên cạnh các môn học khác để thay đổi cuộc đời, vươn ra thế giới và trở thành những công dân toàn cầu.
“Nhớ tiết học tiếng Anh đầu tiên kết nối xuyên biên giới, học sinh cảm thấy lo lắng, cô giáo nói thì học sinh cũng không nói, thậm chí cả lớp im lặng. Thế nhưng qua đó giúp giáo viên có cái nhìn khác hơn, phải thay đổi cách dạy để các em tích cực nói và rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức lớp học không biên giới…”, cô Phượng chia sẻ.
Cho tới nay, lớp học không biên giới đã được kết nối cùng các lớp học trên toàn cầu và qua đó học sinh có thể thực hiện nhiều hoạt động học tập khác. Đặc biệt khi có kỹ năng nói, nghe tốt sẽ tăng cơ hội để học sinh giao lưu văn hóa, nói chuyện với bạn bè nước ngoài, quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới; phát triển năng lực, phẩm chất cho quá trình thực hiện các dự án quốc tế.
Đinh Thị Lan Phương – Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ) – cho biết: Các giờ học với cô Phượng rất vui và bổ ích. Qua các tiết học, em không chỉ được học kiến thức, mà còn được giao lưu với các bạn nước ngoài bằng tiếng Anh, từ đó trau dồi thêm kỹ năng nghe nói, giới thiệu được văn hóa Việt Nam mà cụ thể là văn hóa của Phú Thọ đến với bạn bè quốc tế.
Thông qua các ứng dụng CNTT, bộ môn Tiếng Anh không bị nhàm chán mà thích thú học tập hơn, không ngần ngại khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài.
“Dù ở đâu, học trò cũng cần được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất và khi được trao cơ hội, bất kỳ học sinh nào cũng có thể phát huy được khả năng bản thân. Thầy cô có trách nhiệm truyền nguồn năng lượng tích cực cho học sinh, giúp các em hiểu rằng nếu có sự cố gắng thì ở đó sẽ có sự nở hoa”, cô giáo Phượng tin tưởng và bày tỏ.
Hạnh phúc khi học trò tự tin
Cô Hà Ánh Phượng đã giúp học sinh học ngoại ngữ không áp lực. Ảnh: NVCC
Năm 2018, cô Hà Ánh Phượng tham gia cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT. Từ cuộc thi này cô biết tới một diễn đàn toàn cầu của Microsoft – nơi các giáo viên khắp thế giới tham gia chia sẻ, hỗ trợ nhau. Từ đây, cô xây dựng mô hình lớp học xuyên biên giới, kết nối học sinh của mình với giáo viên và học sinh các nước khác, gắn liền với nội dung bài học.
Một năm sau, cô Phượng lọt vào top 50 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation công bố. Và sau đó, với mô hình “lớp học xuyên biên giới”, cô giáo được tổ chức Varkey Foundation công bố nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020.
Tại diễn đàn Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ 4, cô Phượng tiếp tục được vinh danh 11 giáo viên tiêu biểu của 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Cô Phượng còn là đại biểu Quốc hội khóa XV.
Dù sở hữu những thành tích đáng “nể”, và nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn từ các đơn vị, tổ chức uy tín trong và ngoài nước, song cô Phượng mong muốn được tiếp tục lan tỏa yêu thích học ngoại ngữ cho học sinh và thực hiện các dự án xã hội, truyền đi giá trị tích cực trong cộng đồng…
Cô Hà Ánh Phượng bày tỏ: Đối với bản thân, niềm vui, sự tự hào không phải là những giải thưởng trong và ngoài nước đã đạt được. Nó là khoảnh khắc những cô, cậu học trò người dân tộc ít người có thể tự tin giao tiếp, chia sẻ về văn hóa của Việt Nam với bạn bè thế giới.
Đó là cô học trò nhỏ người Mường có thể vươn xa ra thế giới và gọi điện video call về cho cô giáo và nói rằng: Cô ơi, em đã đến nước Mỹ thật rồi, em sẽ cố gắng nghe lời cô “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Đây mới thực sự là cảm xúc, niềm hạnh phúc đáng trân trọng trong cuộc đời một nhà giáo…
Thầy Phạm Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hương Cần, trao đổi: Từ khi cô giáo Hà Ánh Phượng về công tác thì việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường có nhiều đổi mới và đổi mới lớn nhất, dễ thấy nhất là niềm yêu thích của các em học sinh với môn học, động viên được tinh thần học tập và sự say mê của các em, giúp cho kiến thức và kỹ năng tiếng Anh của học sinh cải thiện rõ rệt.
Thành công của người thầy
Lâm là cậu học trò tinh quái nhất lớp. Cậu chuyên bày ra các trò trêu trọc các bạn, thậm chí còn khiến nhiều cô giáo từng chủ nhiệm lớp Lâm bao phen vất vả.
Không biết bao nhiêu lần bố mẹ Lâm phải đến trường họp vì con trai vi phạm hết lần này đến lần khác. Thế nhưng, cậu cũng không có gì tiến bộ.
Tranh minh họa (Gia Linh)
Là con một trong gia đình khá giả nên Lâm được chiều chuộng từ bé. Khi Lâm bắt đầu lên cấp 2, bố mẹ cậu mở rộng kinh doanh nên không dành nhiều thời gian cho con. Từ đây, Lâm giao du với nhiều bạn bè xấu, bắt đầu nói dối, nghịch ngợm, gây chuyện cả ở nhà và ở trường. Năm nào, cậu cũng xếp trong top học sinh học kém nhất lớp.
Tuy nhiên, năm lớp 9, Lâm đã thay đổi hoàn toàn. Từ một cậu học sinh nghịch ngợm, học lực kém, Lâm phấn đấu trở thành học sinh giỏi, đỗ vào trường chuyên uy tín của TP. Tất cả là nhờ cô giáo chủ nhiệm của mình - một cô giáo mới ra trường nhưng giỏi giang, tâm lý và có sự nghiêm khắc rất "đặc biệt". Là giáo viên trẻ nên suy nghĩ của cô hiện đại, trẻ trung. Các tiết học của cô vì thế tràn đầy năng lượng, sự mới mẻ và hấp dẫn. Cô không bao giờ bỏ qua những vi phạm của học trò nhưng không phạt các em bằng cách chép phạt, lao động,... Nếu như không làm bài tập, các em sẽ phải về nhà nấu cơm cho bố mẹ. Nếu không thuộc bài, các em sẽ phải tự tay làm một món quà cho anh, em của mình. Nếu vi phạm lỗi khiến lớp bị trừ điểm thì các em sẽ làm một món quà nhỏ tặng các bạn có sinh nhật trong tháng,...Dường như cô giáo chưa bao giờ "bí" ý tưởng để "phạt" học sinh. Nhưng lạ thay, những điều đó lại giúp tình cảm gia đình, bạn bè của học trò trở nên khăng khít hơn.
Cô giáo đã gần gũi, chia sẻ với Lâm để hiểu được hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của cậu. Cô động viên Lâm: "Em may mắn hơn rất nhiều bạn là có một gia đình đủ đầy, bố mẹ yêu thương, tạo điều kiện cho em học tập, phát triển. Em hãy trân trọng và làm lại nhé. Cô sẽ đồng hành cùng em. Khó nhưng không gì là không thể". Khi ấy, một cậu học trò chưa từng hứa như Lâm đã nói: "Em hứa với cô em sẽ thay đổi".
Từ đó, cô giáo dành nhiều thời gian bồi dưỡng kiến thức thêm cho Lâm. Cùng với sự quyết tâm của mình, Lâm tiến bộ nhanh chóng, còn được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường. Ngày Lâm thông báo đã đỗ vào trường chuyên của thành phố, cả cô và trò đều bật khóc. Cuối cùng, họ đã biến điều không thể thành có thể.
Mãi đến tận bây giờ, Lâm mới kể cho cô giáo điều thôi thúc mình phải thay đổi. Một lần Lâm vô tình nghe được câu chuyện về hoàn cảnh của cô. Cô mồ côi bố từ bé, gia đình lại khó khăn, một mình mẹ bươn trải nuôi con. "Nghèo khó nhưng cô đã không ngừng cố gắng, sống một cách bản lĩnh, để rồi trở thành một cô giáo tốt của chúng em thì không có cớ gì em, một cậu học trò có mọi thứ đủ đầy lại trở nên thất bại", Lâm rưng rưng.
Câu chuyện của Lâm đã minh chứng rằng: Thành công nhất của người thầy không chỉ nằm ở việc truyền thụ kiến thức cho học trò để các em giỏi giang mà còn biết truyền cảm hứng để các em sống đẹp, trưởng thành hơn mỗi ngày.
Cô giáo Tày 'truyền lửa' cho học trò miền sơn cước Không chỉ là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cô Đoàn Thị Hải Yến còn là người 'truyền lửa' cho đồng nghiệp, học trò vùng sâu, vùng xa. Cô Đoàn Thị Hải Yến - Trường THPT Mỏ Trạng tham luận về truyền cảm hứng cho giáo viên, học sinh. Không chỉ là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cô Đoàn Thị Hải Yến - Trường...