Cô giáo mỉm cười khi bị… học trò đ.ánh

Theo dõi VGT trên

Ở các ngôi trường phổ thông khác, cô giáo bị học trò đ.ánh là ‘chuyện động trời’ nhưng với cô Phạm Thị Thảo (giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai Huế) lại là chuyện thường ngày. Và mỗi lần như vậy, cô chỉ mỉm cười dỗ dành các em…

Cô giáo mỉm cười khi bị... học trò đ.ánh - Hình 1

Cô giáo Phạm Thị Thảo cùng những học trò đặc biệt – BÙI NGỌC LONG

Lớp học không t.uổi

Bước chân vào lớp học của cô giáo Phạm Thị Thảo ở Trường chuyên biệt Tương Lai Huế (thuộc Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Thừa Thiên- Huế), chúng tôi gặp ngay những học sinh đặc biệt với đủ tư thế. Lớp học có 8 học sinh, em nhỏ nhất 6 t.uổi, em lớn nhất 17 t.uổi. Trong khi em nhỏ nhất vẫn nằm u ơ với ánh mắt vô hồn khi có khách lạ, ở một góc khác, em lớn t.uổi nhất lại ngồi xếp bằng cứ như một “thiền sư”, miệng nở nụ cười vô cảm. Ở đây, trường xếp lớp không theo độ t.uổi mà theo nhận thứctri giác của trẻ.

Cô Thảo là một trong những giáo viên có thâm niên công tác và vẫn “bám trụ” với nghề ở đây. Tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non từ năm 2004, đến năm 2006, cô Thảo xin vào làm hợp đồng tại trường. Trường hoạt động từ kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua một dự án của Văn phòng Tư vấn di truyền và hỗ trợ trẻ khuyết tật – Trường ĐH Y Dược Huế, nên lương của giáo viên cũng không theo ngạch bậc của nhà nước.

“Ngày mới vào dạy, lương của em 600.000 đồng/tháng, nhưng t.iền thuê nhà đã là 500.000 đồng/tháng. Chừng ấy t.iền làm sao mà sống, nhưng vì cái nghiệp với nghề và được chồng động viên, giúp đỡ nên em mới bám trụ đến hôm nay”, cô Thảo chia sẻ. Sau hơn 12 năm công tác, đến nay lương của cô giáo Phạm Thị Thảo cũng chỉ được 3.170.000 đồng/tháng.

Chỉ có thể là tình yêu

Dạy một đ.ứa t.rẻ bình thường đã vất vả, dạy các trẻ bị khiếm khuyết càng khó gấp nghìn lần. Ở đây, bữa cơm trưa của cô giáo chỉ đến khi các cháu đã say giấc. Nhưng không có bữa cơm trọn vẹn, vì bất ngờ có cháu bật dậy tung cửa chạy ra sân, bộ áo quần của cô thay vì thơm hương xà phòng lại lấm lem mùi mồ hôi…

“Mỗi em mỗi kiểu hành vi và cảm xúc khác nhau. Các học sinh ở đây đều mắc các chứng khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, tự kỷ nặng… nên hành vi cũng muôn kiểu kỳ lạ”, cô Thảo nói. Chỉ vào một học sinh cao lều khều ngồi trong góc và luôn miệng ú ớ, cô tiếp: “Như em này, rất thích âm thanh. Chỉ cần tiếng gõ bàn, vỗ tay hay nghe nhạc là em đều bị kích động mạnh. Còn em ngồi trong góc như “thiền sư” có thân hình mập mạp kia thì không làm chủ được đại tiểu tiện. Bởi vậy, nhiều em đã hơn 10 t.uổi nhưng phải mang bỉm cả ngày. Có em đi vệ sinh xong còn bôi lên đầy áo quần, mặt mày… Cả 8 học sinh hiện tại khi ăn đều phải đút, đi vệ sinh các cô phải rửa”.

Cô Thảo kể, trong lớp có một học sinh bị tự kỷ nặng quá, không dạy được nên đã phải đến bệnh viện điều trị. Em ấy mới 14 t.uổi nhưng cân nặng hơn 70 kg, lại rất thích ăn. Do vậy, khi thấy người khác cầm bánh, kẹo hay thức ăn gì là lập tức lao vào đ.ánh để giành phần. “Cứ mỗi bữa ăn, em đều lao vào đ.ánh cô, dùng ghế hay bất cứ thứ gì có thể tấn công cô giáo để tranh phần. Tôi bị trò đó đ.ánh thường xuyên nhưng cũng chỉ biết mỉm cười vì thương em”, cô nói.

Niềm vui của các cô giáo dạy trẻ khuyết tật đôi khi chỉ là tiếng cười òa sung sướng khi học sinh tự đút được cơm ăn, và nhẹ lòng khi nhìn cháu bé viết được những nét chữ nguệch ngoạc trên đôi bàn tay bị khiếm khuyết. Đôi khi lại mãn nguyện khi nghe tiếng gọi bi bô “Cô ơi!” từ một học trò đã hơn 10 t.uổi. “Buồn có, nghĩ ngợi cũng có, nhưng nhìn vào ánh mắt vô tư, tiếng cười hồn nhiên của các cháu và lòng tin mà phụ huynh đã gửi gắm thì tất cả đều bỏ lại sau lưng. Chúng tôi chỉ biết một điều là cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa mà thôi”, cô Phạm Thị Thảo trải lòng.

Video đang HOT

Là mẹ của 3 con nhỏ, nhưng cô Thảo dành thời gian nhiều hơn cho những học trò kém may mắn ở lớp. Cô bảo, càng gần và biết rõ bệnh tật của các em, càng thấy thương hơn. “Ẩn sâu bên trong con người thiểu năng, bệnh tật của các em đều có tâm hồn và trái tim biết yêu thương. Bởi vậy, khi gần các em, chúng tôi cảm nhận các em rất cần tình thương và cũng có cách thể hiện tình cảm đặc biệt đối với những người yêu thương mình. Chỉ có tình yêu thương thực sự mới giúp chúng tôi có đủ sức mạnh để kiên trì dạy dỗ cho các em tiến bộ”, cô Phạm Thị Thảo nói.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” dự kiến tổ chức lễ tuyên dương vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo VN (20.11), tại Hà Nội. Mỗi thầy cô giáo dạy trẻ khuyết tật được tuyên dương sẽ nhận một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; bằng khen của T.Ư Hội LHTN VN, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT.

Theo thanhnien

Giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng như thế nào với vấn đề thất nghiệp?

Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề là một vấn đề dai dẳng và giáo dục trong đó có giáo dục đại học không phù hợp.

Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Lộc, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong bài phân tích: "Giáo dục đại học và Việc làm"

GS Lộc cho rằng, các vấn đề thách thức của việc làm, cụ thể là thất nghiệp và thiếu hụt nhân lực là hiện tượng toàn cầu. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. So với quốc tế, mặc dù mức độ thất nghiệp và thiếu hụt nhân lực của Việt Nam chưa đến mức độ báo động, song với nền giáo dục đại học còn nhiều khiếm khuyết kể cả khía cạnh quy mô và chất lượng, cần có nhiều nỗ lực vượt bậc.

Các nỗ lực này cần được triển khai đồng bộ ở ba khía cạnh lớn, đó là: Nâng cao hiệu quả chi tiêu và tài chính cho giáo dục đại học, Hoàn thiện quản lý các trường đại học công lập thông qua thúc đẩy tự chủ và chịu trách nhiệm và Tăng cường phối hợp các tác nhân đối với giáo dục đại học.

Giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng như thế nào với vấn đề thất nghiệp? - Hình 1

Nhiều cử nhân, thạc sĩ phải cất bằng để xin làm việc công nhân

Giáo dục đại học không phù hợp?

Nói về tình trạng thừa - thiếu nhân lực và giáo dục đại học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Lộc, trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, Việt Nam không là ngoại lệ trong bức tranh chung của mối quan hệ giáo dục đại học - việc làm trong khu vực và quốc tế.

Đến quý 4 năm 2017, cả nước có gần 54,1 triệu lao động có việc làm và khoảng 1,11 triệu lao động thất nghiệp.

Số lao động thất nghiệp thanh niên hiện đã chiếm tới 49,1% tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Lao động thanh niên thiếu việc làm chiếm gần 20,0% tổng số lao động thiếu việc làm cả nước - 159,9 nghìn người (Tổng cục thống kê, 2017).

Và với hơn 200 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm tối đa 4.4%. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ngưỡng cần quan tâm là 5%. Tổ chức này cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

GS.TS Nguyễn Lộc phân tích, bức tranh về nhân lực của Việt Nam sẽ rất không đầy đủ và khó có định hướng tương lai nếu không đề cập tới vấn đề thiếu hụt nhân lực. Không có thống kê cấp hệ thống về vấn đề này ở Việt Nam, tuy nhiên có một số dữ liệu từ một số khảo sát doanh nghiệp xuyên quốc gia.

Các nghiên cứu dấu vết sinh viên tốt nghiệp (Graduate Tracer Study-GTS) 2011 cho thấy rằng một phần ba doanh nghiệp báo cáo là không thể tìm ra những nhân lực họ cần. Một khảo sát dành riêng cho các giám đốc điều hành tại Việt Nam cho thấy 40% trong số họ gặp khó khăn trong việc tuyển nhân sự trên các cấp độ, các ngành và nghề nghiệp khác nhau.

Các Khảo sát nguồn nhân lực GTS cũng tiết lộ tình trạng thiếu hụt cấp cao về chuyên môn kỹ thuật và ngành trong một số ngành công nghiệp: ví dụ, trong chế biến thực phẩm; chăm sóc sức khỏe; xây dựng; giao thông vận tải và hậu cần: hóa chất và ngành công nghiệp phân bón, và ngành dệt may.

Khoảng cách kỹ năng cũng rất phổ biến ở cấp quản lý. Việt Nam đang thiếu nhân lực trong bốn cấp độ sau - lao động, quản lý, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao. Khảo sát Tổ chức Thương mại Bên ngoài của Nhật Bản (Japan External Trade Organisation - JETRO) phát hiện ra rằng sự thiếu hụt các kỹ sư, kỹ thuật viên và người quản lý trung bình ở Việt Nam tương đối cao hơn ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề là một vấn đề dai dẳng và giáo dục trong đó có giáo dục đại học không phù hợp. Chất lượng giáo dục do doanh nghiệp không cao, trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn giáo dục Myanmar (WEF, 2016).

Phát triển kỹ năng không theo kịp với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về lao động lành nghề. Cải thiện hệ thống giáo dục để phát triển các kỹ năng thích hợp sẽ là giải pháp bắt buộc để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện tại và tương lai. Việt Nam đã và đang buộc mở cửa để lấp đầy nhiều thiếu hụt lao động từ các nền kinh tế khác.

Tài chính đóng vai trò quan trọng

GS Lộc cho rằng, cũng như nhiều quốc gia khác, nguồn lực tài chính của nhà nước dành cho giáo dục luôn khan hiếm. Việt Nam dành cho giáo dục một tỷ trọng cao (kể cả so với GDP hoặc ngân sách), song xét dưới góc độ chi tiêu thực tế trên đầu người học nói chung và sinh viên đại học nói riêng, nước ta ở mức độ rất thấp.

Do vậy, vấn đề hiệu quả chi tiêu và tài chính cho giáo dục đại học đóng vai trò tối quan trọng, đặc biệt đối với việc tăng cường đáo ứng của nó đối với thế giới việc làm. Cụ thể, giải pháp này sẽ giúp giảm thiểu nhiều phân cách trong mối quan hệ giáo dục-việc làm như thiếu ngân sách cho nghiên cứu, thiếu học bổng và các biện pháp đảm bảo công bằng giáo dục, giúp giải quyết việc kết nối giữa giáo dục đại học với giáo dục phổ thông thông qua học bổng và các khoản vay.

Theo GS Lộc, so với các nước như Trung Quốc và Thái Lan, mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Việt Nam thấp hơn nhiều. Điều này dẫn tới việc đ.ánh giá chung là số lượng nhân lực của trình độ đại học của Việt Nam không đủ đáp ứng sự phát triển kinh tế của đất nước. Các nhà sử dụng nhân lực ở Việt Nam đều cho rằng, chính sự không đủ về số lượng này dẫn tới việc thiếu hụt về nhân lực trình độ cao.

Về chất lượng dưới góc độ tài chính, các nghiên cứu cho rằng Việt Nam cũng sẽ phải huy động đáng kể nguồn lực bổ sung, chủ yếu là tăng chi thường xuyên (khoảng bốn đến năm lần đối với t.iền lương, tiếp theo là đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

Chi phí cho đầu một sinh viên khoảng 1.500 đô la Mỹ. Học phí này, cùng với các chi phí khác như phụ phí, sinh hoạt và chi phí chỗ ở được tính toán dựa trên ước tính khoảng 70% thu nhập hộ gia đình cho nhóm nghèo nhất và 30% cho nhóm giàu nhất. Mức học phí này cần được tính lại và tăng đến khoảng 4.000 đô la Mỹ thập kỉ tiếp theo.

T húc đẩy tự chủ và chịu trách nhiệm

Theo GS Lộc, đối với Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học công lập đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì, các trường này có tới hơn 80 phần trăm sinh viên theo học.

Toàn bộ các khó khăn, những phân cách đều liên quan đến quản lý. Ví dụ, ngay cả khi các trường nhận được các khoản kinh phí đầy đủ để mời được đội ngũ giảng viên trình độ cao, song nếu mức tự chủ không đủ để chọn nhân viên và quyết định về chương trình đào tạo thì các trường sẽ khó cung cấp những gì mà các doanh nghiệp cần. Sự cần thiết của tính chịu trách nhiệm cũng tương tự.

Các nghiên cứu cho rằng xu thế chung trong quản lý trường đại học hiện nay là tập trung vào hoàn thiện cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm. Tự chủ cùng với giải trình trách nhiệm của trường đại học có thể mang lại những lợi ích to lớn cho phát triển nguồn nhân lực và đổi mới ở các nước thu nhập thấp như Việt Nam.

Có được điều này là bởi động lực được tạo ra mạnh hơn nhờ có cấu trúc quản trị rõ ràng và sử dụng nhiều hơn thông tin địa phương, kết hợp tốt hơn đào tạo và nghiên cứu giữa các trường đại học và thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của địa phương và lựa chọn chất lượng.

Do vậy, tăng cường quyền tự chủ được coi là có thể hỗ trợ kết hợp tốt hơn giữa đầu ra từ các trường đại học và nhu cầu thị trường lao động. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm của các trường đại học của Việt Nam chưa cao.

Về các tác nhân có ảnh hưởng mạnh tới việc nâng cao sự đáp ứng của giáo dục đại học đối với thế giới việc làm, theo GS Lộc, đó là các bộ ngành có liên quan như Bộ lao động, Bộ tài chính và Bộ khoa học và công nghệ. Thứ hai đó là các trường đại học tư thục. Tiếp theo ta có các tổ chức đào tạo quốc tế. Và cuối cùng là mối quan hệ trường-doanh nghiệp.

Việc phối hợp các tác nhân đối với giáo dục đại học được coi là một cách tiếp cận quan trọng trong việc giảm thiểu các rào cản giữa giáo dục đại học với việc làm.

Nhật Hồng (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi
16:05:44 28/06/2024
Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do
12:48:26 28/06/2024
Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
11:37:28 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp biển và núi Sầm Sơn - Thanh Hóa

Du lịch

17:29:17 28/06/2024
Với bãi biển chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, đây là nơi tắm biển rất tốt. Biển Sầm Sơn với bãi cát vàng thoai thoải, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải

Gợi ý 10 mâm cơm nhà ngon tuyệt đỉnh cho ngày Gia đình Việt Nam

Ẩm thực

17:25:16 28/06/2024
Với những gợi ý mâm cơm nhà thơm ngon sau đây, chị em có thể tham khảo để bữa cơm nhà trong ngày 28/6 thêm ấm cúng, trọn vẹn.

Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy

Tin nổi bật

17:23:03 28/06/2024
Trước sự việc trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức lại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị chức năng để giải quyết dứt điểm các nội dung được dư luận phản ánh.

Boeing chịu phạt vì tiết lộ chi tiết điều tra

Thế giới

17:18:32 28/06/2024
Hiện NTSB cũng đang cấm Boeing đặt câu hỏi cho các bên tham gia khác tại phiên điều trần điều tra kéo dài hai ngày về vụ việc mà NTSB dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8 tại Washington.

Phạm Băng Băng chạy show Paris Haute Couture Week: 3 ngày với 6 tạo hình, suốt ngày bị Getty Images hại

Phong cách sao

16:59:58 28/06/2024
Dù hiện tại hoạt động không quá sôi nổi ở thị trường Đại lục nhưng Phạm Băng Băng vẫn là một trong những cái tên nhận được sự quan tâm của truyền thông.

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài nuột nà cùng vóc dáng thon thả, chuẩn "gái một con trông mòn con mắt"

Người đẹp

16:48:03 28/06/2024
Ngắm nhan sắc mẹ bỉm sữa Doãn Hải My. Hotmom Doãn Hải My lại vừa khiến dân tình b.ỏng m.ắt khi khoe loạt ảnh để lộ đôi chân dài thương hiệu.

Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về

Góc tâm tình

16:41:42 28/06/2024
Mẹ tôi vẫn thản nhiên ăn cơm, mặc kệ bố. Chuyện kì quặc trên đời tôi cũng thấy không ít rồi những mỗi ngày ở nhà tôi lại là một ngày tấu hề, cười đến muốn nội thương.