Cô giáo miền Tây sáng tạo với giờ học ngoại khóa
Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cô giáo Đặng Thị Huế Anh, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân Trường THPT Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo, Tiền Giang) luôn phấn đấu và rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Cô Huế Anh luôn được học trò yêu quý. Ảnh: NVCC
Gần gũi để hiểu học sinh hơn
Sinh ra và lớn lên tại xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành (Long An), nhưng cô Huế Anh có duyên gắn bó với Tiền Giang như quê hương thứ hai. Ngay từ nhỏ, cô đã ước mơ trở thành cô giáo, vì vậy năm 2001, sau khi tốt nghiệp THPT, Huế Anh dự thi vào Khoa Văn Trường Đại học sư phạm TPHCM. Nhưng niềm vui chưa mỉm cười với cô.
Huế Anh đỗ Khoa Phóng viên – Biên tập Trường Trung cấp Phát thanh Truyền hình II (nay là Trường Cao Đẳng Phát thanh Truyền hình II). Vừa học lớp phóng viên, vừa tự ôn để thỏa mong ước được đứng trên bục giảng, năm sau cô thi đỗ ngành Sư phạm GDCD Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Trường Đại học Cần Thơ). Tuy nhiên, cô bảo lưu kết quả và học xong ngành phóng viên, bởi cô nghĩ những kiến thức học được sẽ giúp cho cô rất nhiều trong 4 năm đại học. Sau 4 năm học tập và rèn luyện, Đặng Thị Huế Anh tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi. Với mong muốn được nâng cao kiến thức, cô lại tiếp tục theo học lớp sau đại học chuyên ngành Chính trị học tại Trường Đại học Vinh và tốt nghiệp với tấm bằng Giỏi.
Năm 2007, Huế Anh được phân công về giảng dạy tại Trường THPT Bình Phục Nhứt. Chia sẻ về những năm tháng đầu tiên đó, cô tâm sự: “Chân ướt chân ráo mới về trường, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 11A1. Đây là lớp có nhiều học sinh có thể gọi là cá biệt. Trong một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, em Nguyễn Minh Thông đã bị hạ hạnh kiểm loại trung bình do vô lễ giáo viên bộ môn Văn. Em không đồng ý, đứng dậy bỏ về. Tôi lúc ấy trơ người ra, không biết làm gì và bật khóc. Ngay sau đó, em Lê Văn Tới chạy theo giữ Thông lại và kéo vào lớp. Không biết hai em đã nói với nhau những gì, nhưng khi vào lớp em Thông thì đứng khoanh tay, em Tới hát bài Sorry ( nhạc sĩ Vương Khang), vừa hát vừa tiến lại bàn giáo viên cầm bình hoa trên bàn đem đến tay tôi, cả lớp vừa vỗ tay vừa hát theo làm tôi đỏ cả mặt”.
Tuy nhiên cũng từ sự việc đó khiến tôi luôn trăn trở và đã tự nhủ với lòng mình: Phải thật sự cân nhắc kỹ càng khi đánh giá hạnh kiểm của các em, vì lúc vi phạm các em đang ở độ tuổi vô tư nhất. Sau này, em học sinh đó thành đạt và vẫn luôn biết ơn sự dạy bảo tận tình của cô giáo. Những kỷ niệm như vậy khiến tôi luôn trăn trở và nhủ lòng: Mình phải thực sự quan tâm, gần gũi với học sinh để có thể hiểu và dìu dắt các em tiến bộ.
Video đang HOT
Cô Đặng Thị Huế Anh. Ảnh: NVCC
Tận tụy với nghề
Nhắc đến cô giáo Đặng Thị Huế Anh, học sinh, phụ huynh cũng như những đồng nghiệp trong trường ai cũng quý mến. Họ biết đến cô bởi lòng yêu nghề, sự hăng say trong nghề nghiệp, bởi sự tận tụy, nhiệt tình trong công tác. Năm 2008, với một trường ở nông thôn như Trường THPT Bình Phục Nhứt, việc cho học sinh quan sát tín hiệu đèn giao thông là việc rất hiếm hoi. Để dạy các em các kỹ năng về an toàn giao thông, cô Huế Anh quyết định thực hiện một sáng kiến đó là: Thiết kế bộ đèn tín hiệu giao thông tại trường cho các em học ngoại khóa.
Nhờ sự hỗ trợ từ người bạn đời, cô cùng học trò đã có một mô hình tín hiệu đèn giao thông ba màu đẹp mắt cùng với hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. Những buổi học ngoại khóa sôi nổi đã giúp cho các em hiểu và thực hiện việc tham gia giao thông đúng luật và an toàn. Sau đó sáng kiến này khi tham gia cuộc thi “Thiết kế đồ dùng dạy học” năm 2014 – 2015 đoạt giải C cấp tỉnh.
Năm đó cô cũng được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm học 2018 – 2019, cô có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp cơ sở với đề tài: “Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm” cô cũng được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Cô Huế Anh còn đoạt giải Khuyến khích cuộc thi bài giảng E-Learning của giáo viên THPT.
Nhận xét về người đồng nghiệp trẻ của mình, thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phục Nhứt cho biết: Cô Huế Anh là cô giáo luôn gương mẫu và đi đầu trong mọi công tác của trường. Nhiều năm liền cô làm tốt vai trò giáo viên cốt cán của Sở GD&ĐT Tiền Giang.
Cô là một trong những giáo viên luôn say với nghề, nhiệt tình tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Với cách đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin cô đã tạo nên những giờ học sôi nổi, hấp dẫn với học sinh. Các giờ dạy của cô luôn có những tìm tòi đổi mới, ngoài việc truyền thụ các kiến thức cô còn kết hợp, lồng ghép trang bị những kỹ năng thiết yếu cho các em.
Trong công tác chủ nhiệm cô giáo Huế Anh hết lòng vì học sinh nên được các em rất yêu mến tin cậy. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu cô đã khẳng định được năng lực và thành tích chuyên môn vững vàng của mình. Vì vậy, đầu năm học mới này cô đã được Sở GD&ĐT Tiền Giang điều động về công tác tại Trường THPT chuyên Tiền Giang đó cũng là niềm tự hào cho cô giáo và nhà trường.
Những thành công có được chính là nền tảng, động lực để cô Huế Anh tiếp tục phấn đấu, làm tốt hơn nữa sứ mệnh của mình. Những cố gắng nỗ lực của cô góp phần không nhỏ vào bảng thành tích của nhà trường và góp phần giáo dục bồi dưỡng những mầm xanh cho tương lai.
Với kiến thức được học ở trường, kinh nghiệm đúc kết từ công việc thực tế và không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, những thế hệ đi trước, cô Huế Anh được đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Trong những giờ lên lớp, cô luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với học trò, giúp các em có hứng thú và niềm đam mê trong học tập và rèn luyện…
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tại Đà Nẵng: Tương đồng về hình dáng với đợt 1
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Đà Nẵng - địa phương có số thí sinh dự thi ở đợt 2 đông nhất với gần 11.000 em, tương đối giống phổ điểm của đợt 1 về hình dáng.
Trong 9 môn thi, 3 môn có điểm trung bình cao hơn cả nước là Toán, Anh văn và Giáo dục công dân.
Thí sinh Đà Nẵng trao đổi bài làm sau buổi thi.
Phản ánh đúng chất lượng dạy - học
Thầy Phan Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhận xét: "Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 của Đà Nẵng có hình dạng tương tự như phổ điểm của đợt 1.
Ngoài 3 môn Toán, Anh văn và Giáo dục công dân có điểm trung bình cao hơn so với điểm trung bình của đợt 1, điểm trung bình của các môn thi còn lại của Đà Nẵng đều thấp hơn và không lệch nhiều so với đợt 1. Ví dụ như môn Toán, điểm trung bình của đợt 1 là 6,67, Đà Nẵng là 7,09. Môn Ngữ văn, điểm trung bình đợt 1 của cả nước là 6,61, con số này của Đà Nẵng là 6,49.
Mốc điểm có nhiều thí sinh đạt nhất cũng tương đương với đợt 1. Như môn Vật lý, ở đợt 1, 7,75 là điểm có nhiều thí sinh đạt nhất thì Đà Nẵng là 8 điểm. Tương tự, môn Ngoại ngữ là 3 điểm và 3,4 điểm".
Có cùng nhận xét, cô Trần Thị Kim Vân - Hiệu trưởng Trường THPT Tôn Thất Tùng (quận Sơn Trà) cho biết: "Ở các môn thi, cấu trúc đề thi của đợt 1 và đợt 2 là như nhau, độ khó của đề cũng tương đương nên phổ điểm không có sự khác biệt nhiều".
Em Đoàn Nguyễn Thúy Quỳnh (HS lớp 12/2, Trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng) cho biết: Em giữ nguyên nguyện vọng xét tuyển như đăng ký ban đầu chứ không điều chỉnh như dự định trước ngày dự thi tốt nghiệp THPT. Tương tự, Lê Thành Long (HS lớp 12/14, Trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng) chia sẻ: Em sẽ giữ nguyên nguyện vọng 1 vào Sư phạm Anh và thay đổi nguyện vọng 2 sang ngành Ngôn ngữ Anh truyền thống thay vì Ngôn ngữ Anh chất lượng cao để giảm mức học phí.
Tỉ lệ tốt nghiệp sơ bộ theo điểm thi của TP Đà Nẵng là 98,2%, chưa bao gồm thí sinh miễn thi, bảo lưu điểm bài thi. Bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng trao đổi: Những con số trên phản ảnh đúng và sát với chất lượng học tập của HS khóa này. Để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, phương châm của nhiều trường THPT ở Đà Nẵng đề ra là "học đến đâu ôn tập đến đó".
Song song với mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường cũng có những giải pháp tổ chức dạy - học để chống trượt cho HS. Khi HS trở lại trường học sau thời gian học trực tuyến, các trường vừa giảng dạy bài mới vừa tập trung củng cố, hệ thống lại kiến thức, hướng dẫn HS các kỹ năng phân tích đề, làm bài thi theo đặc thù từng môn học. Việc ôn tập được các trường phân chia theo nhóm đối tượng HS để đạt hiệu quả cao nhất.
Thí sinh Đà Nẵng tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong điều kiện TP đang thực hiện giãn cách xã hội.
Tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn
Thầy Lê Vinh - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhận xét: So với năm 2019, năm nay, số HS điểm cao của trường nhiều hơn. Điều này có nhiều nguyên nhân: Đầu vào tốt, HS trường chuyên cũng chăm học và có phương pháp học. Với HS có phương pháp tự học, mục tiêu rõ rệt sẽ tận dụng thời gian hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội để ôn tập, hệ thống lại kiến thức rất hiệu quả và có sự bứt phá.
Trường hợp thí sinh Nguyễn Lê Vũ - thủ khoa khối B với 3 môn đạt điểm tuyệt đối 30/30 là minh chứng sinh động nhất cho nhận xét của thầy Vinh. Thầy Nguyễn Quốc Khánh, chủ nhiệm lớp của Vũ cho biết: So sánh kết quả các lần thi thử và quá trình học tập, tôi đã động viên, góp ý cho Vũ từ tâm lý, kỹ năng làm bài thi, một số lưu ý trong ôn thi. "Với kết quả thi lần này, Vũ có sự bứt phá đáng kể, chứng tỏ em đã nỗ lực, quyết tâm trong quá trình ôn tập và làm bài thi" - thầy Khánh chia sẻ.
Ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: "Với kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, Đà Nẵng xếp vị trí khoảng 30, mức trung bình. Nhưng nếu căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội, giáo dục của Đà Nẵng có nhiều thuận lợi hơn nhiều tỉnh thành khác. Giáo dục Đà Nẵng phải lọt vào tốp 10 - 15 mới tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, ngành GD Đà Nẵng đã đặt mục tiêu phải có sự cải thiện chất lượng giáo dục đại trà cũng như mũi nhọn trong thời gian tới.
Đà Nẵng: "Mưa" điểm mười trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Theo thống kê của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, môn thi có ngưỡng điểm trung bình cao nhất là môn Giáo dục công dân với 8,44 điểm, có 114 bài thi đạt điểm 10 tuyệt đối. Môn Hóa có 21 bài thi, môn Toán có 14 bài thi đạt điểm 10. Thí sinh Đà Nẵng tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020...