Cô giáo miền Tây 20 năm biến hiên nhà thành lớp học cho trẻ em nghèo
Người phụ nữ ở miền Tây biến hiên nhà của mình thành lớp học cho hàng trăm trẻ em nghèo, với mong muốn lũ trẻ biết đọc, biết viết.
22 năm qua, lớp học tình thương ở xóm lao động nép mình trong con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng (khóm 3, phường 5, TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) do cô Trần Thị Mươn giảng dạy. Lớp học không có lương cho giáo viên nhưng đầy ắp tình thương cho học trò.
Hàng ngày, có vài chục đứa trẻ, đa phần là con em người dân tộc Khmer nghèo đến tập đọc ê a những chữ cái đầu đời.
22 năm qua, cô Mươn vẫn âm thầm dạy chữ cho trẻ em nghèo.
Lớp học này có nhiều điểm khác biệt bởi nó nằm ở hiên nhà, có vài chục cái ghế nhựa cùng 1 chiếc bảng đen và vài viên phấn trắng. Điểm đặc biệt nữa là cô giáo đã 64 tuổi, học trò thì nhiều lứa tuổi khác nhau. Các em có nhiều hoàn cảnh như quá tuổi đến trường, không có giấy khai sinh hoặc gia đình thiếu thốn.
Cô Mươn vốn là giáo viên mầm non, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô tạm ngưng việc dạy để đi làm thuê, cắt lúa mướn, chạy xe ôm… để có tiền lo cho 3 con ăn học. Năm 2000, cô giáo người Khmer này được một nhà thờ gần nhà mời về dạy cho các em nhỏ khó khăn.
Cũng thời điểm này, cô thấy nhiều trẻ con gần nhà không biết chữ, hàng ngày chạy long nhong ngoài đường rất đáng thương nên mở lớp tại nhà dạy học miễn phí cho các em. “Lúc đó, tôi tự hỏi, mình từng là giáo viên, mình còn sức khỏe, tại sao lại không giúp các em biết đọc, biết chữ”, cô Mươn tâm sự.
Video đang HOT
Kể từ đó, từ thứ 2 đến thứ 6, buổi sáng cô dạy tại trường (do nhà thờ mời đến dạy, với tiền lương hơn 2 triệu đồng/tháng), từ 13h đến 15h chiều, cô dạy lớp tình thương tại nhà.
Cô Mươn dạy đám học trò nhỏ đọc chữ.
Các em đa phần là con em người dân tộc Khmer nghèo.
Lớp học tại nhà cô Mươn bắt đầu từ 13h nhưng từ 11h trưa, đám trẻ đã đến dần, có đứa tự đi bộ, có đứa được mẹ, cha chở đến, trên xe treo lủng lẳng những bịch bánh snack. Tất cả chúng khi thấy cô Mươn đều khoanh tay, cúi đầu lễ phép: “Con chào cô”.
Hơn 20 năm qua, cô Mươn không chỉ dạy cho cả nghìn đứa trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán mà còn dạy cho chúng biết dạ thưa lễ phép, biết ứng xử trong cuộc sống.
Không có cha, mẹ đi làm xa ở Bình Dương, em Triều Đăng ở với bà ngoại. Dù đã 10 tuổi nhưng Đăng vẫn chưa có giấy khai sinh. “Trước con không biết chữ. Nhờ học cô Mươn, con đã biết đọc, viết, làm toán”, Đăng lí nhí nói.
Em Triều Đăng hàng ngày đều đến nhà cô Mươn học chữ, làm toán.
Ở lớp học tình thương này, gia cảnh em nào cũng khó khăn nên cô Mươn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em rồi tặng tập, viết. Không chỉ dạy chữ cho các em, cô còn tặng gạo, mì.
Cô Mươn đi vận động quyên góp sách giáo khoa cũ, bút viết cho các em… “Nhiều người biết đến lớp học, biết hoàn cảnh của các em khó khăn nên tặng gạo, mì”, cô Mươn nói.
Thạch Thị Như Ý (12 tuổi) thật thà chia sẻ: “Từ ngày được cô Mươn dạy học miễn phí con rất vui vì mình biết đọc, biết tính toán. Đứa em của con cũng đang được cô Mươn dạy. Cô dạy miễn phí còn cho tụi con tập, viết, gạo. Cô là người hiền, thường giúp đỡ người khác”.
“Nhiều học trò cũ sau 20 năm đến thăm, ôm tôi nói “nhờ cô mà con biết đọc, biết viết”, nghe vui lắm. Dạy các em tôi chỉ cần như vậy là vui rồi. Tiền làm ra rồi cũng xài hết, tôi chỉ mong việc dạy học tình thương của mình giúp các cháu biết đọc, biết viết là cảm thấy hạnh phúc rồi” cô Mươn chia sẻ và nói, “tôi sẽ dạy đến khi nào không còn dạy nổi nữa thì nghỉ”.
Khai trương dịch vụ xe đạp công cộng tại thành phố Hải Dương
Sáng 12/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương tổ chức khai trương dịch vụ xe đạp công cộng TNGO.
Các đại biểu và thanh niên trải nghiệm dịch vụ. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Theo đó, từ ngày 12/5, dịch vụ xe đạp công cộng bắt đầu được triển khai tại thành phố Hải Dương. Trước mắt, 120 xe đạp sẽ được đưa vào phục vụ nhu cầu của người dân.
6 trạm xe được bố trí gắn với điểm dừng xe buýt, công viên để người đi bộ dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Cụ thể: Công viên Bạch Đằng (2 trạm), đường Thanh Niên giao với đường Tôn Đức Thắng (1 trạm), Nhà thi đấu tỉnh Hải Dương (1 trạm), Quảng trường Thống Nhất (1 trạm) và Quảng trường 30/10 có 1 trạm.
Người dân muốn trải nghiệm dịch vụ tải ứng dụng TNGO trên App Store hoặc Google Play về điện thoại di động, sau đó, đến các trạm xe và quét mã QR, chọn phương thức nạp tiền qua Momo, Zalo Pay, VTC. Tiếp theo, người dân quét mã QR gắn trên xe, nhấn nút bắt đầu để mở khóa và bắt đầu chuyến đi. Kết thúc hành trình, người dân đỗ xe tại trạm, khóa xe và nhấn nút "trả xe" trên ứng dụng để kết thúc chuyến đi.
Giá vé cho dịch vụ dự kiến là 5.000 đồng/30 phút và 50.000 đồng/ngày, chỉ di chuyển trong phạm vi thành phố Hải Dương.
Các đại biểu và thanh niên trải nghiệm dịch vụ. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Dự án xe đạp đô thị do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trí Nam triển khai là dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê, dùng chung xe đạp. Khác với việc cho thuê xe đạp thông thường, dịch vụ này được quản lý bằng công nghệ, sử dụng nguồn năng lượng sạch (pin mặt trời) để hoạt động. Hải Dương là thành phố thứ 3 doanh nghiệp này chọn triển khai dịch vụ xe đạp công cộng, sau Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
Theo ông Trần Hồ Đăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương, việc triển khai dịch vụ xe đạp công cộng góp phần hướng tới xây dựng thành phố xanh, thông minh, thân thiện và an toàn.
Để triển khai dịch vụ hiệu quả, lãnh đạo thành phố đề nghị, doanh nghiệp lắp đặt thêm nhiều trạm xe, vận hành dịch vụ nhịp nhàng phục vụ nhu cầu của người dân cũng như du khách đến với thành phố Hải Dương. Các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt trạm xe phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự.
Việc khai trương dịch vụ xe đạp công cộng đúng dịp tỉnh Hải Dương đăng cai tổ chức thi đấu môn Bóng bàn tại SEA Games 31 là sự kiện nhiều ý nghĩa, góp phần mang lại nhiều trải nghiệm cho nhân dân, du khách trong và ngoài nước khi đến thành phố Hải Dương.
Dịch vụ sẽ được thí điểm trong 3 tháng, sau đó, thành phố đánh giá hiệu quả, báo cáo UBND tỉnh Hải Dương.
Từ 15 giờ ngày 28/4, người dân được phép lưu thông qua cầu Thủ Thiêm 2 Ngày 27/4, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, cầu Thủ Thiêm 2 kết nối Quận 1 với thành phố Thủ Đức đã hoàn thành và sẽ được đưa vào khai thác vào ngày mai (28/4). Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên cầu Thủ Thiêm 2, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh thông báo phương án tổ chức...