Cô giáo mất việc, học đường có hết tát tai?

Theo dõi VGT trên

Hàng loạt vụ ồn ào xung quanh hành xử của giáo viên xuất phát từ mục đích “ phạt học sinh” và hệ lụy là giáo viên bị tạm đình chỉ, bị xử lý kỉ luật. Nhưng vấn đề không thể khép lại ở đó.

Từng đánh học sinh và từng sốc

“Điểm danh” lại những vụ việc phạt học sinh gây xôn xao thời gian gần đây có: Cho học sinh tát nhau, uống nước giẻ lau vì lỗi nói bậy, nói chuyện trong lớp, phạt ăn hết gói thạch dừa vì tội ăn quà vặt, phạt quỳ vì… phụ huynh nhờ rèn học sinh…

Mỗi khi sự việc được bung ra, cùng với việc bị cả xã hội “ném đá”, nhiều giáo viên nhận lấy kết cục tạm đình chỉ đứng lớp và chịu kỉ luật sau đó. Nhưng rồi, những vụ việc như thế vẫn tái diễn.

Người đứng ngoài nhìn vào thì kinh ngạc vì không hiểu tại sao các thầy, cô không nhìn vào những “gương xấu” để điều chỉnh, kiềm chế? Tại sao cái kết buồn với những giáo viên khác không tác động đến họ?

Nhưng những người “trong cuộc” thì lại có thái độ, phản ứng khác, đa phần là chia sẻ. Bởi bất cứ giáo viên nào cũng từng phải đối diện với những tình huống học sinh mắc lỗi. Khi không kiểm soát được cảm xúc, không có phương pháp xử lý sáng suốt, tất sẽ dẫn đến hành vi thiếu chuẩn mực.

Cô giáo mất việc, học đường có hết tát tai? - Hình 1

Người đứng ngoài nhìn vào kinh ngạc vì không hiểu tại sao các thầy, cô không nhìn vào những “gương xấu” để điều chỉnh, kiềm chế?

Cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình khi chia sẻ về hành trình “tự thay đổi bản thân” đã thú nhận từng duy trì kỉ luật bằng những hình thức hà khắc như dùng thước để vụt vào tay những em viết ẩu hay có hành vi thái quá trong lớp học.

“Những ngày mới ra trường, tôi được phân công dạy cấp 2 (THCS – phóng viên). Cách tôi tiếp cận với học trò bướng bỉnh đơn giản là nghiêm khắc với chúng sẽ giữ được kỷ cương lớp học. Nhưng tôi càng cứng rắn, học trò lại càng trở nên… cứng đầu. Chúng đáp trả lại sự nghiêm khắc của tôi bằng những ánh mắt lườm nguýt, những câu chửi thầm hay cả những nắm đấm được giơ từ phía sau lưng”, cô Nếp tâm sự.

Ức chế, chán nản, bế tắc là tâm lý của nhiều giáo viên, không chỉ giáo viên trẻ mà cả những người lâu năm trong nghề.

“Có giai đoạn, tôi cảm thấy nản vô cùng và không còn cảm xúc với nghề nữa. Tôi từng muốn bỏ cuộc bởi mỗi ngày đến lớp không còn là một ngày vui. Khi tôi lỡ đánh học sinh, thậm chí nhiều phụ huynh còn kéo tới nói những lời lẽ xúc phạm. Mặc dù tôi đã cố gắng không quan tâm đến thái độ của họ nhưng tôi vẫn không cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi vào lớp”, một cô giáo cho biết.

Cô Ngô Thị Minh Hiền, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) kể về kỉ niệm với một học sinh: Cậu bé không thích học, không thích thi và không chịu làm bài tập. Thái độ ngang bướng, vô lễ của cậu như “đổ dầu vào lửa” khiến cô không kiềm chế được, cầm cuộn giấy đập xuống bàn. Cú đập này không may trúng vào tay cậu bé và ngay lập tức cậu này gào tướng lên “Tại sao cô đánh con, cô không có quyền đánh con nhé, cô không đủ tư cách là giáo viên”.

Cô Hiền kể lời của cậu bé hôm đó khiến cô cảm thấy cả bầu trời như sụp xuống dưới chân. “Tôi phải hít sâu để cố kiềm chế cảm xúc”, cô Hiền tâm sự.

Còn câu chuyện từng xảy ra với cô Nguyễn Tố Tâm, giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thì như sau: “Một học sinh xin ra ngoài khá lâu. Khi em trở lại lớp, tôi có hỏi thì nói đi vệ sinh. Và em khiến tôi thực sự sốc khi bảo “cô không tin thì đi mà ngửi”.

Video đang HOT

Đó là lời của một học sinh nữ, thuộc hàng “ngoan” ở lớp chứ không phải học sinh hư, nhưng đã khiến cô giáo chết đứng vì sốc.

Từ bế tắc đến… mặc kệ

Rất nhiều câu chuyện “phạt học sinh” gần đây cho thấy giáo viên phải đơn độc xử lý tình huống khi học sinh chưa ngoan, vi phạm nề nếp. Vì đơn độc nên bế tắc trong hành xử, và cách phổ biến được nhiều thầy, cô sử dụng trong nhà trường hiện nay khi gặp “ca khó” là dùng bạo lực, bao gồm bạo lực bằng hành động (đánh học sinh) hoặc bạo lực ngôn ngữ (quát mắt, mạt sát khi không kiềm chế cảm xúc).

Khi câu chuyện giáo viên cho học sinh tát một em khác 50 cái ở Trường Tiểu học Quang Trung (Hà Nội) gây xôn xao, đã có một số giáo viên tiểu học cho biết “chuyện cho học sinh tát nhau” là khá phổ biến. Việc này do giáo viên lâu năm “truyền kinh nghiệm” cho người mới. Đó là một cách “rèn học sinh” nhưng cô không phải “động chân tay”. Và chính vì cách “truyền kinh nghiệm” tùy tiện này mà nhiều giáo viên bước vào nghề xem các hình thức phạt học sinh tiêu cực là “giải pháp duy nhất”.

Cô giáo mất việc, học đường có hết tát tai? - Hình 2

Lớp 9B, Trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội), nơi xảy ra sự việc cô giáo phạt học sinh quỳ gối. Ảnh: Thúy Nga

Tương tự, câu chuyện ở Trường THCS Tô Hiệu (Hà Nội) với việc giáo viên “phạt quỳ” do học sinh quậy quá và phụ huynh đề nghị. Hai luồng dư luận trái chiều về câu chuyện này tưởng như không ngừng.

Tạm gác một bên quan điểm “không chấp nhận phạt quỳ” mà lắng nghe những ý kiến chia sẻ, ủng hộ cô giáo, không thể không đặt ra câu hỏi “Vì sao vậy?”…

Chia sẻ với một “tai nạn nghề nghiệp” là cách nghĩ nhân văn, nhưng còn ủng hộ cách làm thì quả là vấn đề thực sự nghiêm túc. Nó chứng tỏ giáo viên không còn cách nào khác nữa hoặc cho rằng cách làm này là hiệu quả. Và dù là hướng nghĩ nào thì điều này cũng là minh chứng của sự bế tắc trong giáo dục học sinh – bế tắc của gia đình và giáo viên.

Đáng nói là nhiều thầy, cô giáo đã biến hành xử bế tắc đó thành sự thông thường, phổ biến và biện minh rằng “truyền thống” là như vậy.

Cô giáo ở Trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng) là điển hình của trường hợp coi việc “đánh học sinh” như một thói quen, như cách làm đương nhiên để “trị” học trò. Cô giáo đã bị chịu mức kỉ luật nghiêm khắc là buộc thôi việc. Nhưng ở trong nhiều nhà trường, chắc chắn hành xử “đương nhiên” này sẽ vẫn được truyền từ thế hệ giáo viên này sang thế hệ giáo viên khác, chỉ không giống về mức độ.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương, Trường THCS Thăng Long (Hà Nội) cho rằng “Với một số người, cách giáo dục duy nhất và hiệu quả nhất là trừng phạt, bởi “yêu cho roi cho vọt”, “khiến học sinh sợ mà học”.

Cho dù cách “cho roi cho vọt” không hiệu quả như mong đợi, thậm chí trong một số tình huống phản tác dụng nhưng vẫn nhiều người áp dụng, như một thói quen”.

Theo cô Hiền Lương thì áp lực công việc quá nhiều, nhất là trong những ngày cuối năm học với điểm số, thi cử, bài vở, sổ sách chất chồng, khiến giáo viên luôn cảm thấy căng thằng và ức chế. Mặt khác, giáo viên ấy chưa biết tự giải phóng bản thân khỏi những áp lực bên ngoài, thậm chí là áp lực tự thân. Do đó, họ luôn phải gồng mình lên và đôi khi không kiềm chế trong hành xử với học sinh.

Càng ngày tôi càng thấy nghề giáo thực sự là một nghề nguy hiểm. Giáo viên dường như không còn một vũ khí nào để khiến cho học sinh cảm thấy “sợ” như trước. Đánh nhiều, mắng nhiều học sinh cũng sẽ lì đòn. Bởi vậy, nếu không tìm ra được giải pháp, giáo viên sẽ trở nên vô cảm và buông chữ “kệ” cho an toàn.

Không có mẫu số chung cho… phạt

Quy định không bao giờ bao trùm được hết các tình huống thực tế đã và đang diễn ra trong các nhà trường phổ thông. Nhưng so với yêu cầu giáo dục học sinh hiện nay thì các quy định liên quan tới xử phạt/kỉ luật đã lạc hậu, cứng nhắc.

Việc khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường, tạm đình chỉ học một tuần/tháng/năm khá cứng nhắc, có chiều hướng tiêu cực và chỉ áp dụng khi học sinh phạm những lỗi gây hậu quả lớn. Còn việc “phạt để uốn nắn” học sinh thường ngày lệ thuộc hoàn toàn vào xử trí của giáo viên chủ nhiệm/giáo viên bộ môn.

Tình huống sư phạm thì nhiều nhưng rất ít trường, nhất là trường công lập có các sinh hoạt chuyên môn nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về nghiệp vụ. Cũng thiếu các quy định cụ thể, sự kiểm soát giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời hành xử của mình.

Các cô giáo có ý thức “thay đổi bản thân” trong tình huống giáo dục học sinh có cá tính đặc biệt đều cho biết phải tự tìm ra các cách khác nhau. Họ cũng thất bại, nhiều khi cảm giác bất lực, bật khóc nhưng có những người đã tìm được tiếng nói chung với học sinh. Điều đó chỉ xảy ra khi họ áp dụng kỉ luật tích cực, thể hiện sự tôn trọng, nhẫn nại và chân thành.

Cô Hiền Lương kể có những trường hợp cô phải mất vài tháng, cả học kì để tìm cách tiếp cận, để học sinh tin cậy, thay đổi. Cũng chính vì phải nhẫn nại như vậy nên không phải ai cũng làm và biết cách làm khi thu phục học trò, để tránh dùng những hình phạt tiêu cực.

Theo vietnamnet

Bắt uống nước giặt rẻ lau, bắt quỳ: Dấu ấn để mầm ác mọc...

Việc giáo dục bằng bạo lực, nhất là sỉ nhục trẻ, như cho uống nước giặt rẻ lau, bắt quỳ có thể là dấu ấn để mầm ác mọc...

1- Tôi ở Đức, gặp T (nay T đang sống bán miến cạnh Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam). Tôi cưu mang hắn khá nhiều lần, chỉ vì hắn rất yêu mẹ. Hắn chắt chiu gửi tiền về cho mẹ chứ không yêu chỉ bằng mồm.

Rồi một đêm mưa tuyết, T kể hắn căm thù bố vì bố hắn đánh mẹ hắn rất bạo lực.

T kể năm hắn bé, bố hắn đánh mẹ, hắn can, bố chọc cả đôi đũa vào mắt hắn tí mù. T nói, không bao giờ em quên ngày hôm đó, bữa cơm đó.

Tôi phân tích cho hắn về bản ngã của thằng đàn ông ít học, gia trưởng và khuyên giải hắn rũ bỏ...

Bắt uống nước giặt rẻ lau, bắt quỳ: Dấu ấn để mầm ác mọc... - Hình 1

Hình ảnh cô giáo bắt nam sinh lớp 9 quỳ trong lớp học tại trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội gây xôn xao dư luận (Ảnh: Tiền phong)

2- Tôi cũng được sống trong bạo lực. Mẹ tôi đánh đòn rất nhiều. Nhưng cha tôi lại luôn lấy giảng dạy, răn dạy cho con cái giác ngộ. Mẹ tôi đánh vì tôi nghịch lắm. Có lần mẹ tôi dẫn tôi tới chùa Quán Sứ chỉ cảnh địa ngục và bảo, con cái bất hiếu không nghe lời cha mẹ phải chịu trừng phạt dưới âm ti thế này! Tôi nhỏ bé nên không biết sợ.

Sống ở Chợ Giời từ 1953, thành phần rất phức tạp. Không chỉ là con em viên chức như kiến trúc sư, giáo viên mà còn có bà con kẻ chợ, có người ở các chiến khu về; khu lao động Vạn Phúc, Thanh Nhàn toàn người rất nghèo. Nên trẻ em hay bắt nạt nhau. Tôi cũng vì thế chịu ảnh hưởng. Thích đánh nhau bạo lực. Nó hình thành tính cách, sẵn sàng ăn thua đến đổ máu.

Nhưng đời tôi may là chưa ai sỉ nhục, thầy cô đều Tây học, nên chưa bao giờ bị nhục bắt quỳ.

Nhưng xu hướng trừng phạt bằng bạo lực ăn sậu vào não trạng tôi, để khi lấy vợ, con gái quá bé, cá tính, đời sống lại quá khó khăn phải làm việc rất nhiều để có tiền khi mà con tôi bị bệnh bó cơ tứ đầu đùi. Vì thế khi bức xúc, cháu không nghe lời, hoặc cãi mẹ, tôi hay dạy cháu bằng roi vọt. Vụt cháu rất tàn nhẫn khi tôi như một thằng điên.

Rồi tôi ảnh hưởng từ cha tôi, nghe ông khuyên giải, kể cả những khi sang Đức bị chém với sẻng 17 nhát, tôi ngồi trong ô tô quan sát kẻ thù, hút hết 1 bao thuốc, mưu kế định phục kích lại, giết kình địch với tất cả kĩ năng chiến đấu, tiền nhập phục kích, học ở quân đội...

Tôi ở Đức, 10 năm đọc, không viết, tìm nhiều sách Á, Âu, Ấn... đọc sách thánh hiền, sách Phật Bồ Đề Đạt Ma... và tìm hiểu văn minh loài người, chợt nhận ra bạo lực là xấu, rất xấu.

Nhất là khi tôi ra thế giới, thấy người ta tôn trọng trẻ em, con người. Nhớ con cả tôi xám hối, ân hận.

Tôi tự nhìn vào tôi, khám phá tôi, thấy bản ngã xấu xí của mình: Bạo lực đã ngấm vào để khi không kiềm chết sẵn sàng hơn thua, thậm chí nếu bị sỉ nhục, sẵn sàng giết ngay kẻ sỉ nhục...

Tôi tự xấu hổ, trước tiên, thề không đánh trẻ em.

Tôi sinh thêm 2 đứa, đứa thứ hai chỉ quấn báo dọa, nó đã sợ. Đến thằng Bọ Gậy bây giờ dù nó có lúc bướng quá, chỉ nghe mẹ tôi, vẫn kiên trì gần nó.

Cách đây 10 năm tôi về, chính thức dũng cảm nói lời xin lỗi con gái cả. Rồi có lần bàn về trẻ em, tôi xin lỗi cháu công khai trước rất nhiều cử tọa ở 1 hội nghị viện Goethe. Nói lời sám hối xin lỗi cháu tôi nghẹn ngào, lời xin lỗi muộn màng! Tôi nhẹ bớt gánh nặng và có thể quan hệ giữa tôi và con cả, ngoài tình cha con, chúng tôi như bè bạn. Nó có thể nói tôi nghe tất cả hạnh phúc và khổ đau đã qua và những gì nó trăn trở ưu tư.

Mọi người hãy tin tôi đi. Việc giáo dục bằng bạo lực, nhất là sỉ nhục trẻ, như cho uống nước giặt rẻ lau, bắt quỳ có thể không làm trẻ căm thù ngay cha mẹ, không căm thù ngay thày cô nhưng về tâm lí, đó là dấu ấn để mầm ác mọc... Một là cho trẻ coi bị nhục chả là gì thì sẵn sàng làm nhục kẻ khác. Hai là nó tự nhiên hình thành một Bản Ngã xấu để khi có cơ hội phát triển, sẽ xấu, ác đến khôn lường.

Nền giáo dục ở ta đang thiếu một triết lý giáo dục. Điều tối từ quan trọng ở giáo dục phổ thông không chỉ là Toán và Hóa, Lý và Sinh vật. Quan trọng nhất là xác lập Tính Thiện để tạo ra con người có nhân cách. Vì thế có lần giáo dục định bỏ bớt giờ Văn... Chao ơi bỏ văn thì con người ra cái giống gì?

Thế kỉ 21 mà rất nhiều giáo viên, trí thức, nhà văn, nhà thơ còn mơ hồ ngụy biện về bạo lực, khi mà thế giới văn minh ghê tởm nó.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Mẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụpMẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụp
09:56:53 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Độ Mixi "gặp hạn": Bị lợi dụng hình ảnh, 1 kẻ lên tiếng thách thức, thực hư?

Độ Mixi "gặp hạn": Bị lợi dụng hình ảnh, 1 kẻ lên tiếng thách thức, thực hư?

Netizen

12:40:48 23/01/2025
Gần đây, Độ Mixi bị một tổ chức lợi dụng hình ảnh để làm điều phi pháp, thậm chí còn lên tiếng thách thức lại nam streamer. Giới game thủ không khỏi phẫn nộ trước thông tin này.
5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

Trắc nghiệm

12:13:53 23/01/2025
Trong thời khắc chuẩn bị khép lại năm cũ, dường như các cung hoàng đạo này được Thần Tài ưu ái, mang đến cho họ vận may và cơ hội tài chính chưa từng có.
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

Thế giới

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Pháp luật

11:43:35 23/01/2025
Ngày 23-1, Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam 6 bị can gồm: Hồ Văn Hải (37 tuổi); Danh Lưng (28 tuổi, đều ngụ xã Phi Thông, TP Rạch Giá);
Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Phim việt

11:43:00 23/01/2025
Mặc dù không muốn cho Vân hy vọng về tương lai mối quan hệ giữa cả hai nhưng có vẻ như cách xử lý của Phong không quyết liệt.
Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Sao châu á

11:40:21 23/01/2025
Sáng 23/1, tờ Koreaboo đưa tin, Jisoo (BLACKPINK) bất ngờ bị 1 bộ phận khán giả phàn nàn, chỉ trích vì thiếu sót trong khâu quảng bá cho sản phẩm âm nhạc sắp ra mắt.
Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Sao thể thao

11:19:07 23/01/2025
Chiều ngày 23 tháng Chạp (tức 22/1 dương lịch), nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu - hào hứng chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh mâm cỗ khi gia đình cô cúng ông Công ông Táo.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Tin nổi bật

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Thời trang

11:00:54 23/01/2025
Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.
Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Sáng tạo

10:29:55 23/01/2025
Lau nhà - công việc quen thuộc và cơ bản mà bất cứ ai cũng cần biết, phải biết. Hiện nay, chúng ta có nhiều dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho việc nhà này trở nên đơn giản, dễ dàng.