Cô giáo mầm non vừa điều trị ung thư vừa chăm sóc trẻ thơ
Cứ 3 tháng một lần phải đi Hà Nội điều trị bệnh ung thư buồng trứng, nhưng sau khi bình phục cô giáo Phạm Thị Thanh lại cần mẫn chăm sóc và dạy dỗ trẻ thơ.
Gần 20 năm trước, giáo viên mầm non được nhiều người coi là nghề trông trẻ, vừa nghèo vừa vất vả, chẳng mấy ai muốn làm.
Ấy vậy mà cô giáo Phạm Thị Thanh, giáo viên Trường Mầm non Hoa Mai (quận Kiến An, Hải Phòng) lại dành hết tình yêu, niềm say mê với sự nghiệp “trồng người”.
Theo lời kể của cô Thanh, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm, năm 1999 cô về Trường mầm non Hoa Mai công tác, mỗi tháng cô chỉ nhận lương 150 nghìn đồng.
Tiền công từ nghề dạy học không đủ để cô trang trải cuộc sống hàng ngày, nhưng cô Thanh vẫn cần mẫn với công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ thơ.
Cô giáo Phạm Thị Thanh dạy trẻ lớp 4 tuổi tập vẽ (Ảnh: Lã Tiến)
Trong quá trình công tác, chăm lo gia đình, cô Thanh vẫn cố gắng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục mầm non.
Nhờ ham học hỏi, sáng tạo, với đôi bàn tay khéo léo, lớp học của cô giáo Thanh thường có nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp nhất trường, đó đều là những sản phẩm do cô mày mò, tự làm.
Với tâm huyết, kinh nghiệm chuyên môn vững, 4 năm liên tiếp cô Thanh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận.
Cô còn được Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành công đoàn trường liên tục 4 nhiệm kỳ.
Ở trường, cô thanh được Ban giám hiệu, đồng nghiệp tin yêu, quý trọng. Về mái ấm nhỏ cô làm tốt vai trò người vợ đảm, mẹ hiền.
Video đang HOT
Đầu năm 2009, cô Thanh đi khám sức khỏe, khi cầm kết quả trong tay, đất trời như sụp đổ khi cô nhận được tin dữ mình mắc căn bệnh ung thư buồng trứng.Tưởng chừng hạnh phúc trong công việc và gia đình đối với cô giáo Thanh vậy là đủ đầy, nhưng ông trời thật trớ trêu.
Cầm trong tay kết quả xét nghiệm, tinh thần suy sụp, mắt cô đượm buồn, cô không thể biết được quãng thời gian tiếp theo của mình sẽ như thế nào.
Nhưng cũng chính lúc ấy những lời động viên của gia đình, bạn bè, Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là những ánh mắt ngây thơ của các em nhỏ đã giúp cô lấy lại tinh thần.
Cô Thanh kiên cường tự nhủ: Có niềm tin sẽ có tất cả. Vì thế, cô xin nhà trường nghỉ phép để đi Hà Nội điều trị.
Sau hơn 1 năm điều trị bệnh, tháng 6/2010 cô Thanh điều trị xong và trở về trường tiếp tục công tác.
Trong thời gian điều trị, cô Thanh nhận được sự động viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Kiến An, Ban giám hiệu cùng tập thể cán bộ, giáo viên trường Mầm non Hoa Mai.
Đặc biệt là niềm đam mê đứng lớp với học trò vẫn luôn cháy bỏng trong tâm can đã giúp cô lấy lại tinh thần và có ý chí vươn lên chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
“Khi phải nằm điều trị bệnh ung thư, Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp đã rất tận tình, chu đáo và động viên tôi rất nhiều.
Đó chính là động lực để tôi vượt lên chính mình, dần chiến thắng bệnh tật”, cô Thanh rân rấn nước mắt.
Mặc dù mang trong mình bệnh ung thư buồng trứng, cô giáo Thanh vẫn cần mẫn với nghề, dành hết yêu thương cho trẻ (Ảnh: Lã Tiến)
Khi sức khỏe dần hồi phục, cô Thanh lại hăng say nhận nhiệm vụ nhà trường giao, đồng thời truyền lại lòng nhiệt huyết cho đội ngũ giáo viên trẻ.
Luôn sáng tạo trong giảng dạy, cô áp dụng phương pháp dạy học linh hoạt theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để các bé phát huy tính tự lập, tư duy sáng tạo. Cô luôn nhẫn nại, khéo léo khi chăm sóc và được trẻ rất yêu quý.
Nhờ những cố gắng không mệt mỏi, năm 2012, cô giáo Thanh đã được Ủy ban nhân dân quận Kiến An tuyển dụng vào ngành.
Đó là niềm vui lớn sau bao năm cống hiến không biết mệt mỏi, qua đó tạo thêm động lực để cô gắn bó với nghề.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, cô cùng về trường công tác và cùng kết nạp Đảng 1 ngày với cô giáo Thanh.
“Trong suốt thời gian công tác, cô Thanh luôn sống giản dị, hòa đồng với mọi người trong trường.
Cô Thanh là giáo viên giỏi năng lực chuyên môn, là Đảng viên luôn giữ gìn chuẩn mực đạo đức, luôn gương mẫu, tiên phong trong các hoạt động của nhà trường.
Bên cạnh các hoạt động dạy học, cô giáo Thanh còn tích cực chỉ dạy các giáo viên trẻ, vận động họ vào Đảng.
Cô giáo Phạm Thị Thanh là tấm gương sáng về nghị lực cho tất cả giáo viên Trường mầm non Hoa Mai noi theo”, cô Hồng chia sẻ.
Giờ đây, vừa giảng dạy, 3 tháng một lần đi chữa trị bệnh nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi cô giáo Thanh.
Cô Thanh luôn tâm niệm, mình sống chung với lũ nhưng không được phép gục ngã để bị lũ cuốn đi.
Chính niềm say mê với nghề trồng người và nghị lực phi thường đã giúp cô giáo Thanh vượt lên bệnh tật, có thêm quyết tâm gắn bó với các em thơ.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Gương sáng của một dòng họ học tập
Là 1 trong 2 dòng họ học tập vừa được công nhận vào năm 2019 của xã Định Mỹ (Thoại Sơn), dòng họ Võ đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào khuyến học, góp phần vào sự nghiệp "trồng người" nhằm hướng đến một xã hội văn minh, tiến bộ.
Khen thưởng con cháu có thành tích học tập giỏi trong dòng họ Võ
Dòng họ học tập của thầy Võ Ngọc Vệ (ngụ ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ) có 15 gia đình. Vai trò của dòng họ học tập là vận động các gia đình, thân nhân con cháu trong dòng họ có tinh thần hiếu học, khuyến khích, hỗ trợ con em trong họ tộc nỗ lực vượt khó học tốt, rèn luyện giữ gìn nhân cách để thành người hữu ích cho đất nước mai sau. Từng công tác trong ngành giáo dục 36 năm, đến khi về hưu, thầy Võ Ngọc Vệ còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Định Mỹ nên thầy hiểu rất rõ vai trò, ý nghĩa của dòng học học tập.
"Trước khi có quyết định công nhận dòng họ học tập, tôi đã trao đổi với an em trong dòng họ và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của mọi người. Các gia đình trong dòng họ học tập của chúng tôi có mặt ở các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, TP. Long Xuyên và các xã lân cận trên địa bàn huyện Thoại Sơn, với khoảng 40 con em trong độ tuổi đến trường. Ngay trong ngày nhận quyết định, dòng họ đã tiến hành gây quỹ và trao thưởng cho 21 cháu có thành tích học tập tốt (theo từng cấp học) trong năm học 2018-2019 với số tiền hơn 5 triệu đồng. Dòng họ đã thống nhất, các năm học sau sẽ tiếp tục duy trì việc khen thưởng này, đồng thời cấp phát học bổng cho các cháu vượt khó học giỏi. Nếu gia đình trong dòng họ có con học đến đại học mà gia cảnh nghèo khó, chúng tôi cũng sẽ trợ cấp để không ảnh hưởng đến việc học của cháu. Ngoài ra, chúng tôi còn thống nhất sẽ hỗ trợ vốn cho gia đình nào nghèo trong dòng họ để vươn lên thoát nghèo" - thầy Vệ cho hay.
Dòng họ học tập của thầy Võ Ngọc Vệ có số lượng con cháu tốt nghiệp đại học khá đông, hiện 2 người là thạc sĩ. Họ đều đang giữ vai trò quan trọng và có địa vị trong xã hội. Trong đó có con trai thầy, đang là Giám đốc, Hiệu trưởng Trung tâm Anh ngữ quốc tế Tây Anh Mỹ (TP. Hồ Chí Minh). 7 năm qua, mỗi dịp hè con trai thầy Vệ lại về quê hương, hỗ trợ khoảng 200 phần quà cho học sinh nghèo, cựu giáo chức và một số hộ gia đình khó khăn với số tiền 40 triệu đồng. "Đó là số tiền con tôi đứng ra vận động bạn bè, nhà hảo tâm ở TP. Hồ Chí Minh nhằm "tiếp sức" học sinh đến trường. Tôi rất vui vì con mình biết nghĩ đến quê hương sau bao năm sinh sống và làm việc ở xứ người. Dù phần quà chẳng là bao nhưng cũng hỗ trợ phần nào khó khăn cho học sinh nghèo khó có thêm động lực vui học" - thầy Vệ chia sẻ.
Trong không khí ấm áp khi niềm vui khi được công nhận là dòng họ học tập của xã, gia đình thầy Võ Ngọc Vệ không giấu được niềm vui và sự hãnh diện. Vừa nói đến thành tích học tập từng con cháu trong dòng họ, thầy vệ nói rằng bản thân mình và dòng họ luôn quan tâm và nắm bắt kịp thời những thông tin trên báo, đài về mục đích, ý nghĩa của gia đình học tập, dòng họ học tập. Theo đó, quỹ Khuyến học của dòng họ hình thành chính là điểm tựa cho con, cháu vượt khó, cố gắng chăm ngoan học giỏi. Đáng mừng là cho đến thời điểm này, con cháu trong dòng họ chưa có trường hợp bỏ học giữa chừng. Đó là nhờ truyền thống hiếu học của gia đình và sự mẫu mực, noi gương của ông bà, cha mẹ. "Tôi dự định sẽ bàn với các gia đình trong dòng họ về việc "nuôi heo đất" khuyến học. Tùy vào khả năng của từng gia đình có thể tiết kiệm heo đất phù hợp nhất. Đến cuối năm học, dòng họ sẽ tổ chức họp mặt, đồng thời "đập heo" tổng kết số tiền trong 1 năm dành dụm để trao thưởng và cấp phát học bổng cho con cháu" - Chi hội trưởng Dòng họ học tập Võ Ngọc Vệ bộc bạch.
"Em rất vui khi nhận được khen thưởng của dòng họ vì có thành tích học tập tốt cuối năm học. Đây là động lực để em ra sức học tập nhiều hơn nữa, không phụ lòng gia đình, dòng họ. Dịp này, em cũng được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm học tập của các anh, chị trong dòng họ để bản thân ngày càng tiến bộ hơn" - Nguyễn Thanh Ngọc (học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Cà Mau) cho biết. Để nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm cũng như tình hình học tập của con cháu trong dòng họ, thầy Vệ bày tỏ cha mẹ cần chủ động phối hợp nhà trường, thầy cô, trao đổi thông tin về con em mình, không nên phó mặc chuyện học của con cái hết cho nhà trường.
PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Hà Tĩnh: Vượt khó vươn lên đạt thành tích cao trong giáo dục Gân 30 năm theo bê day lich sư, Trương THCS Liên Hương, huyên Vu Quang (Ha Tinh) đã vượt qua muôn van kho khăn va vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, trở thành trường tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện. Góp phần thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, giáo...