Cô giáo mầm non mua bằng giả
Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện một giáo viên Trường Mầm non Thới Sơn giả mạo bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Người sử dụng bằng giả này là bà Trần Thị Thu Trang (SN 1986, ngụ TP Mỹ Tho – Tiền Giang), là giáo viên Trường Mẫu giáo Thới Sơn. Sau khi bị phát hiện sử dụng bằng đại học giả, bà Trang đã phải thôi việc.
Trước đó, nhiều người dân sống gần nhà bà Trang cho biết từ trước đến nay, bà Trang chỉ ở nhà, chuyên đi đờn ca tài tử phục vụ du khách đến khu du lịch Thới Sơn. Bỗng nhiên, bà Trang trở thành giáo viên Trường Mầm non Thới Sơn với bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy do Trường ĐH Sư phạm TPHCM cấp.
Đối chiếu lại bằng tốt nghiệp, phát hiện nhiều điểm bất thường nên phóng viên đã báo cáo với công an tỉnh Tiền Giang. Sau khi Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho xác minh thì tiến sỹ Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã kiểm tra, xác nhận văn bằng của bà Trang là “giả mạo, không có tên trên hồ sơ gốc của Trường ĐH Sư phạm TPHCM”.
Video đang HOT
Theo giải trình của bà Trang, chồng bà (chuyên lái đò du lịch) đã mua lại “bằng đại học” này của một du khách “ruột” thường xuyên về khu du lịch Thới Sơn chơi với giá 20 triệu đồng. Sau đó, bà Trang gửi được xin việc nhiều nơi nhưng chỉ có Trường mầm non Thới Sơn nhận vào giảng dạy. Tuy nhiên, do không có chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều phụ huynh đã phát hiện và không dám gửi con mình vào trường này.
Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đang tiến hành xác minh, truy tìm người sản xuất bằng tốt nghiệp đại học giả mạo của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Theo dân trí
Vấn nạn bị treo bằng vì nợ môn... thể chất
Mỗi năm 2 đợt đầu năm học và ra Tết, sinh viên (SV) trường ĐH KHXH &NV, ĐH QGHN lại nô nức kéo nhau đi học lại thể dục. Có SV trượt liên tiếp 4 kì học thể dục liền, lại có những SV chỉ vì nợ môn thể chất mà không được nhận bằng tốt nghiệp...
Nhộn nhịp mùa học lại... thể dục
Trường ĐH KHXH & NV (ĐH QGHN) là một trong những trường đầu tiên áp dụng đào tạo tín chỉ, với hình thức SV chỉ được thi một lần không qua sẽ phải học lại. Thay vì phải đăng kí học lại với các khoá sau như các môn học văn hoá, bộ môn Giáo dục thể chất của trường mở những lớp học lại, học tập trung trong 1 tháng để SV "trả nợ".
Việc mở các lớp môn học này độc lập so với thời khóa biểu của Nhà trường, sinh viên không đăng ký qua Portal sinh viên.
Theo thống kê học kì 1 năm học 2011 - 2012 có khoảng 500 SV đăng kí học lại (chiếm 90% số SV học lại môn Giáo dục thể chất của ĐHQG HN) với các môn học như: điền kinh, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, khiêu vũ thể thao, thể dục Aerobic, Võ thuật, lý luận và phương pháp GDTC, ... Sĩ số lên đến 60-70 người/lớp.
Được biết mỗi năm có 2 đợt học lại tập trung như thế này. Một đợt vào đầu năm học, đợt kia khi SV ăn Tết xong chuẩn bị sang học kì mới. Lịch học lại được xếp vào các ngày cuối tuần do các ngày trong tuần đã kín lịch và thể dục thì không thể học lại vào buổi tối được...
Cường độ luyện tập và thời gian học tăng lên gấp đôi (4 tiết/buổi) "tỉ lệ nghịch" với thời gian học tập trung 1 tháng.
Càng "linh động" càng "khó trả nợ"
Theo quy định SV trượt nội dung học nào sẽ phải đăng kí học lại nội dung đó. Tuy nhiên, với những lớp học lại tập trung, nội dung học lại được điều chỉnh "linh động".
Nhiều SV phải học liên tiếp một nội dung trong nhiều học kỳ
SV trượt môn cầu lông nhưng khi học lại, lại học điền kinh hoặc thể dục tay không, trượt khiêu vũ thể thao khi học lại chuyển sang học bóng chuyền... " Việc điều chỉnh nội dung học lại như vậy là để tạo điều kiện cho SV dễ dàng trả nợ môn...", một giảng viên giảng dạy trong bộ môn Giáo dục thể chất trường ĐH KHXH & NV cho biết.
Thế nhưng, việc chuyển nội dung học lại như thế này vô hình chung khiến SV phải học một môn học trong nhiều kì liền và với những SV "yếu" môn học đó lại càng khó trả được nợ hơn.
Lan Anh (khoa Thông tin thư viện) chia sẻ: "kì đầu tiên mình trượt điền kinh sang năm thứ 2 học lại chật vật mãi mới qua được, kì 4 trượt cầu lông đi học lại lại phải học điền kinh lần thứ 3 không biết lần này có qua nổi không..."
Treo bằng tốt nghiệp chỉ vì nợ môn... thể chất
Nhiều SV năm cuối sắp ra trường vẫn nợ 1-3 kì thể dục. Lê Thị Khuyên (khoa Khoa học quản lý), một cao thủ có "thâm niên" trong học lại thể dục bày tỏ lo lắng: "Ra Tết bọn mình phải đi thực tập rồi, đợt này đăng kí học lại cả cầu lông và bóng chuyền nếu không qua được mình không biết sẽ tiếp tục học lại vào thời gian nào nữa..., nguy cơ tốt nghiệp mà không lấy được bằng là rất lớn"
Được biết trong lớp của Khuyên có khoảng hơn chục SV đang dở khóc dở cười ở trong hoàn cảnh tương tự.
SV luôn uể oải với những buổi học thể dục ở trường.
Việc nghỉ quá 20% số buổi quy định, nhờ người học hộ, thi hộ, muộn thi, nhầm lịch thi, quên không đi thi...cũng là nguyên nhân bị "đánh trượt" khiến nhiều SV phải học lại.
SV hay bị trượt nhất ở môn bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh... Do đặc thù trường nhiều SV nữ hơn nữa lại chỉ được thi 1 lần "tỉ lệ rủi ro cao" nên số lượng SV học lại thể dục của ĐH KHXH & NV luôn đứng đầu trong ĐH QGHN.
Theo quy chế đào tạo Đại học, SV muốn ra trường bắt buộc phải hoàn thành chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Quốc phòng. Với hình thức tín chỉ khi mà mỗi môn học lại chỉ đựơc thi 1 lần thì với những SV lười luyện tập không có cách nào khác là học lại. Hệ quả của nó là cứ "đến hẹn lại lên" SV "nhộn nhịp rủ nhau" đi học lại thể dục.
Theo thống kê, năm học 2010 -2011, số SV bị treo bằng tốt nghiệp không ra được trường đúng hẹn chiếm khoảng 20%, trong đó, tỷ lệ sinh viên nợ môn thể chất chiếm tỷ lệ khá lớn.
Theo VTC
Bằng tốt nghiệp đại học bị in nhầm giới tính 46 sinh viên ngành Đông phương học khóa 31 (2007-2011) khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Huế vừa phải nộp lại bằng tốt nghiệp cho nhà trường vì những tấm bằng này bị in sai. Ngày 10/9, ĐH Khoa học Huế cho biết đã thu hồi 46 bằng tốt nghiệp của sinh viên ngành Đông phương học khóa K31 (2007-2011) bị in sai...