Cô giáo mầm non kể chuyện cả năm trời ám ảnh tiếng khóc của trẻ nhỏ
Cô Uyên nhớ lại suốt năm đầu tiên hành nghề, bản thân luôn ngủ mê vì ám ảnh tiếng khóc của trẻ nhỏ và gặp áp lực khi giao tiếp với phụ huynh…
Cô Nguyễn Thị Uyên (27 tuổi), là giáo viên trường Mầm non thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vừa đoạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Cô giáo 9X đã thành công trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non.
Nhìn lại chặng đường 7 năm hành nghề, nữ giáo viên nhớ về những ngày đầu chập chững, mới 20 tuổi, chưa từng trông một đứa trẻ, bỗng dưng khoác lên mình trách nhiệm “người mẹ” của 60 đứa con khiến cô gái ấy vô cùng áp lực.
Được biết, Uyên sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề giáo viên. Mẹ Uyên là giáo viên mầm non, cô ruột là giáo viên cấp1, chị dâu là giáo viên cấp 2.
Có lẽ thế, ngay từ nhỏ, cô bé đã luôn mong ước mình trở thành một nhà giáo.
Cô Nguyễn Thị Uyên (27 tuổi), là giáo viên trường Mầm non thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vừa đoạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)
Và khi tốt nghiệp ngành sư phạm, Uyên vào trường Mầm thị trấn Sóc Sơn làm việc. Cô giáo trẻ là một trong 4 giáo viên của lớp mầm non với 60 trẻ.
Ba năm đầu, cô Uyên nhận mức lương hợp đồng ít ỏi, đến năm 2014 mới được vào biên chế. Mức lương đến thời điểm tháng 8/2017 của cô là 4 triệu đồng/tháng.
Sau đó, nữ giáo viên nhận công tác mới tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn.
Khi phóng viên hỏi mức lương mầm non có đủ trang trải cuộc sống, cô Uyên trả lời do chưa lập gia đình, mức chi tiêu không nhiều tuy nhiên theo cô Uyên, mức lương này so với các ngành nghề khác là thấp, không đáp ứng được cuộc sống của giáo viên khi họ phải làm việc từ 6h30 sáng đến 17h mỗi ngày.
Cô giáo này nhớ lại suốt năm đầu tiên hành nghề, Uyên luôn ngủ mê mỗi khi về nhà, khiến bố mẹ lo lắng.
Cô bị ám ảnh tiếng khóc của trẻ nhỏ và gặp áp lực khi giao tiếp với phụ huynh rồi đến những tình huống khó xử với con trẻ.
Hai năm đầu, nhiều lúc, Uyên sợ chính nghề nghiệp của mình thậm chí, đôi khi, cô muốn bỏ nghề.
Một phần do cô chưa có kinh nghiệm, phần khác là khoảng cách giữa lý thuyết được học trong trường và thực tế xa nhau nên nhiều bỡ ngỡ.
Video đang HOT
Thế nhưng khi tiếp xúc với trẻ mỗi ngày, coi các em như chính con mình, tình yêu với trẻ và nghề ngày một lớn lên.
Thứ tình cảm ấy dần thành sâu đậm, như một phần không thể tách rời. Mỗi ngày, điều ước mong giản dị của cô Uyên chỉ là học sinh mỉm cười tươi khi đến lớp.
Cô Uyên tâm sự: “Nhiều khi tình yêu với con trẻ quá lớn lao khiến tôi không để ý những thứ xung quanh nên dù tiền lương không cao, tôi vẫn luôn cố gắng hết sức. Tôi tâm niệm, một giáo viên tốt sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò tốt”.
Dù có 7 năm kinh nghiệm trong nghề, không còn bỡ ngỡ như ngày đầu, cô Uyên vẫn trăn trở nghề cô giáo mầm non có những khó khăn riêng.
Theo cô giáo 9X này chia sẻ, nghề giáo viên mầm non hiện tại gặp áp lực lớn khi trên mạng xã hội, báo chí có nhiều tin tức tiêu cực, tạo nên bức tranh u ám.
“Khi đọc những thông tin đó, tôi và bất cứ giáo viên mầm non nào cũng cảm thấy buồn, vì đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Những sự việc như vậy, vô tình gây cho phụ huynh cái nhìn không thiện cảm với giáo viên. Tuy nhiên, đây cũng là bài học để các cô giáo tự hoàn thiện bản thân”, cô Uyên bày tỏ.
Vượt qua tất cả những khó khăn ấy, cùng với lòng yêu nghề, sự thôi thúc tìm ra những đổi mới trong cách giáo dục, năm 2016-2017, cô Uyên thiết kế sản phẩm công nghệ thông tin Thiết lập một số trò chơi khám phá khoa học dành trên máy tính cho trẻ mẫu giáo.
Sản phẩm được ghi ra đĩa tạo thành một chương trình vừa chơi vừa học dành cho trẻ mẫu giáo với tên gọi “Chương trình khoa học nhí” (có kèm theo sách hướng dẫn) và phổ biến đến giáo viên cũng như phụ huynh của trường mầm non Thị Trấn Sóc Sơn nơi cô Uyên công tác giúp trẻ có thể sử dụng trong các giờ hoạt động ở lớp cũng như ở nhà.
“Bạn tôi từng hỏi tôi “Liệu cậu cứ tích cực cứ đam mê, nhiệt huyết như vậy có thể thay đổi được cả một xã hội hay không? Vì cậu chỉ là một hạt cát trong sa mạc”.
Tôi đã trả lời: “Tôi không mong muốn có thể thay đổi được cả một xã hội, mà chỉ cần thay đổi một phần nhỏ của xã hội”.
Bởi tôi tin rằng các giáo viên khác với rất nhiều những phần nhỏ sự nhiệt huyết, niềm đam mê, sự sáng tạo cua minh, dần dần nó sẽ lan tỏa ra cả một xã hội.” nữ giáo viên 9X chia se.
Theo GDVN
Gặp gỡ cô giáo môn Công nghệ nhận giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo"
Mỗi môn học đều có những thế mạnh, khía cạnh riêng do đó, ngay cả các môn vốn được coi là phụ vẫn có thể sáng tạo được, thậm chí là sáng tạo rất nhiều.
Cô giáo Phùng Thị Hà - giáo viên trường Trung học phổ thông Yên Lãng, huyện Mê Linh, Hà Nội là giáo viên môn Công nghệ đã vượt qua nhiều giáo viên bộ môn khác lọt danh sách 100 cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" năm học 2016-2017.
Sáng tạo mà cô giáo Hà là là ứng dụng kiến thức bộ môn vào thực tế.
"Bộ môn Công nghệ có 3 phần Trồng trọt, Chăn nuôi và Tạo lập doanh nghiệp.
Tôi tìm cách xâu chuỗi các phần của bộ môn lại với nhau để ứng dụng vào thực tế, giúp học sinh định hướng phương án kinh doanh cho gia đình từ việc tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp đến tất cả những gì địa phương hiện có để xây dựng nên quy trình chuẩn chế biến sản phẩm.
Các em tập làm quen với kinh doanh sau khi được hướng dẫn cách bán hàng hiệu quả, mang lại thu nhập cho gia đình" - cô Hà kể.
Trong môn học của mình, cô Hà luôn định hướng học sinh biết cách thực hiện các kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với gia đình; chế biến những sản phẩm mà gia đình các em nuôi trồng được như: cốm, sữa chua túi, khoai lang lắc và khoai lang kén...
Bởi Trường trung học phổ thông Yên Lãng nằm ở ngoại thành Hà Nội, đa số học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp.
Gặp gỡ cô giáo môn Công nghệ - Phùng Thị Hà trong buổi nhận giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" (Ảnh: Thùy Linh)
Thấy người dân vẫn theo thói quen cũ đốt rơm rạ khắp nơi mỗi khi vào vụ gặt mới, gây khói bụi, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cuộc sống... cô Hà trăn trở:
"Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ? Làm thế nào để vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tế?".
Đây cũng chính là một trong những vấn đề mà cô giáo Phùng Thị Hà tâm huyết nhất trong quá trình dạy học.
Sau nhiều ngày trăn trở, cô Hà nghĩ ra một số phương án hữu ích trong việc tái sử dụng rơm rạ để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, cô Hà định hướng, cùng học sinh đưa ra và thực hiện các giải pháp như: dùng rơm làm thức ăn cho bò, làm phân bón, làm chổi, làm chất độn..., đặc biệt là làm nấm rơm. Những giải pháp này không những xử lí được vấn đề rơm rạ mà còn tạo được sản phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường...
Không chỉ dừng lại ở lời nói, trong môn học cô Hà luôn định hướng các em biết cách thực hiện các kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với gia đình; chế biến những sản phẩm mà gia đình các em nuôi trồng được như: cốm, sữa chua túi, khoai lang lắc và khoai lang kén từ khoai lang, kẹo lạc, kẹo vừng...
Cùng với kiến thức phần "Kinh doanh" sẽ giúp các em biết cách tiêu thụ những sản phẩm làm ra, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Theo lời cô Hà kể, ở một số lớp, cô đã định hướng cho các em thành lập "Hội kinh doanh nhỏ", tiền lãi thu được đưa vào quỹ lớp, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Việc làm này được các em hưởng ứng nhiệt tình, vừa để gây quỹ, vừa để thực hành kiến thức phần "Kinh doanh" có hiệu quả.
Nếu nỗ lực thì sẽ chẳng có giới hạn môn chính - phụ
Chính sự nhiệt tình của cô đã truyền cảm hứng khiến học sinh yêu thích và vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn.
"Thành quả tuyệt vời nhất của giáo dục là các em biết cách ứng dụng kiến thức, từ đó cải tạo và làm chủ cuộc sống, chứ không đơn thuần chỉ nói lý thuyết.
Mỗi môn học đều có những thế mạnh, khía cạnh riêng và cần phải giáo dục cho các học sinh một cách toàn diện. Kể cả các môn vốn được coi là phụ vẫn có thể sáng tạo được, thậm chí là sáng tạo rất nhiều.
Khi tôi làm những điều này, học sinh thực sự rất tập trung chứ không hề có tâm lý coi là môn phụ. Tôi nghĩ, nếu các giáo viên nỗ lực thì cũng chẳng có giới hạn là môn phụ - môn chính nữa" - cô Hà chia sẻ.
Cũng vì thế, cô Hà mong muốn ở các bộ môn khác ngoài kiến thức sách vở thì giáo viên cũng cần trang bị cho học sinh cách giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Mười ba năm đứng trên bục giảng là bấy nhiêu năm cô đã dành cả tuổi thanh xuân, trí tuệ và tình yêu của mình để chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò.
Đó cũng là mười ba năm cô phấn đấu, miệt mài với nghề trên cương vị giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm.
Trong lớp chủ nhiệm, cô luôn tạo điều kiện giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học lực yếu, trung bình phấn đấu đạt loại khá.
Tiết sinh hoạt thường hạn chế thấp nhất việc kiểm điểm, phê bình học sinh; thường xuyên biểu dương khen thưởng kịp thời các em dù là sự tiến bộ nhỏ nhất, thành lập các nhóm học sinh giúp đỡ nhau... từ đó tạo động lực để các em chăm ngoan hơn.
Bằng chứng là các lớp mà cô giảng dạy luôn đứng đầu trong tốp, liên tục đạt giải thưởng lớp tiên tiến xuất sắc trong các tháng, có nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến, nhiều em đạt giải cao trong kì thi Olympic cấp cụm trường, đặc biệt có học sinh thi vượt cấp đạt giải ba...
Các giải thưởng mà cô Hà đạt được như: giải nhất giáo viên dạy giỏi, giải nhì đồ dùng dạy học tự làm, giải khuyến khích giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố, hay bằng khen của Thành phố...
Đây vừa là sự ghi nhận cho những cố gắng của cô, vừa là trọng trách để cô không ngừng cố gắng vì học sinh. Cô cũng hiểu rằng thước đo công sức, sự tâm huyết, sáng tạo của người thầy chính là sự trưởng thành của các em học sinh.
Mười ba năm qua, nhiều học sinh của cô đã trở thành những người lao động giỏi, những bác sĩ, kĩ sư, hay những nhà khoa học. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến, là động lực lớn lao để cô tiếp tục phấn đấu...
Mặc dù cuộc sống nhà giáo còn muôn vàn khó khăn nhưng cô vẫn tiếp tục học trình độ thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy, cô luôn tích cực cùng đội ngũ giáo viên, học sinh trong các phong trào, hoạt động... từ đó mang lại nhiều thành tích cao cho tập thể và cá nhân.
Theo GDVN
Ai đang tước đoạt giờ chơi của trẻ? Tuy chưa có những số liệu khảo sát chính thức nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy giờ chơi của trẻ em Việt Nam ngày càng ít ỏi. Học quá nhiều, ít giờ chơi, hậu quả là đã xảy ra không ít chuyện đau lòng. Những "cỗ máy" học Ở những thành phố lớn, không hiếm những "cỗ máy" học: dậy...