Cô giáo không tay dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo
Không có đôi tay, Thắm dùng chân để viết chữ, cầm lược chải đầu, tự xâu kim, vẽ tranh… Không chỉ vậy, cô còn trở thành cử nhân Sư phạm ngoại ngữ, dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo.
Lê Thị Thắm mơ ước trở thành cô giáo từ khi còn đi học
Lê Thị Thắm sinh năm 1998 ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, Đông Sơn, Thanh Hóa. Mặc dù đã 24 tuổi nhưng Thắm nhỏ nhắn như một học sinh cấp 2, chỉ cao hơn 1 mét, dáng đi tập tễnh. Do tập viết bằng chân trái nên chân này của Thắm dài hơn chân kia 10cm. Mặc dù đi lại khó khăn những cô gái 9X luôn nở nụ cười tươi với gương mặt dễ thương và đôi mắt sáng.
Mẹ của Thắm là chị Nguyễn Thị Tình cho biết, từ khi sinh ra, Thắm đã không có hai tay. Lúc mới sinh, nhìn thấy con như vậy, chị Tình đã ngất lịm đi vì đau đớn và thương con. Mỗi lần ôm con, chị lại khóc thầm vì lo cho tương lai của con sau này. Không có đôi tay, đến năm 4 tuổi Thắm mới có thể đứng được, nhưng lớn lên cô gái 9X lại có thể dùng đôi chân khéo léo của mình để giúp mẹ việc nhà.
Năm 2004 là thời điểm vô cùng quan trọng với Thắm, vì đó là năm Thắm vào lớp 1, được đến trường cùng các bạn. Bị bạn bè trêu chọc nên ngay từ nhỏ Thắm đã tự nhủ bản thân phải học thật giỏi. Dù cơ thể không hoàn hảo, cầm bút bằng chân nhưng Thắm lại viết chữ rất đẹp. Thậm chí cô còn được cử đi thi viết chữ đẹp và đạt giải Nhất. Dù thiệt thòi hơn các bạn vì không có tay nhưng Thắm luôn có mẹ đồng hành bên cạnh và hết mực yêu thương.
Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, Thắm đã khổ luyện bằng chính đôi chân của mình để được sống, học tập như bao người khác. Không chỉ viết chữ đẹp, đôi chân Thắm còn dùng thành thạo máy tính, cầm lược chải đầu, tự xâu kim, vẽ và thêu tranh.
Chương trình “Trạm yêu thương” trao quà cho mẹ con Lê Thị Thắm. Câu chuyện nghị lực của cô gái khuyết tay được kênh VTV3 phát sóng vào 10h ngày 19/11/2022
Ngày nghe tin con gái muốn học Đại học, chị Tình nửa mừng nửa lo. Ngoài khó khăn của bản thân Thắm, thì còn cả nỗi lo cơm áo gạo tiền của một gia đình nông dân nghèo khó. Biết được nghị lực và sự cố gắng của nữ sinh không tay Lê Thị Thắm, hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã xét duyệt thẳng cho Thắm vào ngành Sư phạm tiếng Anh hệ chính quy. Không chỉ vậy, nhà trường còn tạo điều kiện cho Thắm và mẹ được ở trong ký túc xá, bố trí bàn học riêng cho cô ngồi học, còn tìm việc làm phù hợp cho mẹ của Thắm, để mẹ cô có thêm thu nhập và có thời gian đưa đón Thắm đến lớp.
Video đang HOT
Kể từ năm nhất, mỗi dịp nghỉ hè về nhà, Thắm đều xin gia đình mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho mấy đứa trẻ trong xóm. Thắm kể, ban đầu lớp học mở ra cũng chỉ có 5 – 6 em nhỏ theo học. Sau đó, nhiều người biết đến lớp của Thắm và đưa các cháu đến nhờ dạy. “Gọi là lớp học cho vui thôi chứ thực chất các em đến không có bàn ghế nên ngồi học ngay tại chiếc giường của cô”.
Thắm tâm sự: “Ngày trước đi học, em được cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ rất nhiều. Cô chính là hình mẫu lý tưởng để em học tập theo. Em luôn cố gắng học thật tốt để sau này trở thành một cô giáo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tốt bụng như cô giáo của em”.
Năm 2020, sau khi tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức, Lê Thị Thắm chính thức trở thành cô giáo trẻ, dạy học ngay tại quê nhà. Cũng năm đó, cô được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tuyên dương trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”.
Ngoài việc luôn mong mẹ khỏe mạnh để có thể đồng hành cùng mình trên mọi nẻo đường, Thắm bật mí ước mơ lớn nhất của cô là đi du học, trở thành thạc sĩ, sau đó trở về dạy chữ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở chính quê hương mình.
Cô giáo Thái Bình dạy tiếng Anh bằng kết hợp học và chơi
Kết hợp học và chơi qua tổ chức các hoạt động là bí quyết giúp cô Tô Thị Hương Giang thành công trong dạy học tiếng Anh.
Cô Tô Thị Hương Giang và học trò.
Tạo môi trường học tiếng Anh
Tháng 10/2001, sau những tháng ngày lăn lê bò toài tìm việc ở Thủ đô bất thành, cô Tô Thị Hương Giang trở về quê nhà, may mắn được công tác tại ngôi trường tuổi thơ từng học tập.
Tháng 10/2001, cô Tô Thị Hương Giang trở về quê và bắt đầu công việc dạy Tiếng Anh tại Trường tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình).
Ngày ấy việc dạy và học Tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, phương pháp giảng dạy lạc hậu... Khó khăn nhất là môn học này chưa thật sự nhận được sự quan tâm từ phụ huynh và cả giáo viên trong trường.
"Khi đó tiếng Anh là môn tự chọn. Việc môn học ít được quan tâm nhiều lúc khiến tôi nản lòng. Rồi lại nghĩ: Thôi cứ cố gắng, là môn tự chọn cũng phải dạy cho tử tế", cô Hương Giang nhớ lại.
Thời gian trôi đi, cuộc sống thay đổi, nhận thức về việc dạy và học Tiếng Anh cũng thay đổi. Thi học sinh giỏi, các sân chơi cũng đã dần đưa Tiếng Anh vào như một phần không thể thiếu. Các tiết học Tiếng Anh bắt đầu được học sinh mong chờ, cha mẹ cũng thấy vui và phấn khởi hơn.
Tuy nhiên, điều khiến cô Giang trăn trở là học sinh mới chỉ được học thụ động, nghe giảng rồi lại chép. Với điều kiện ở vùng thuần nông còn rất nhiều thiếu thốn, cơ hội học sinh được giao tiếp với khách nước ngoài gần như bằng không. Ngoài việc học ở trường, học sinh ít có môi trường tiếp xúc với Tiếng Anh nên rụt rè, thiếu tự tin. Giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với các em vẫn còn là một việc xa lạ và rất thụ động.
Khao khát tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, được sự giúp đỡ của ban giám hiệu và góp ý của bạn bè đồng nghiệp, tự tìm tòi qua các phương tiện thông tin, cô Hương Giang bắt tay vào tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Qua thời gian đầu bỡ ngỡ, những hoạt động cô Giang khởi xướng dần được học sinh yêu thích và tổ chức thường xuyên. Trong đó có hoạt động ngoại khóa theo chủ đề; tổ chức ngoại khóa ở tiết chào cờ (hát, kể chuyện, đọc thơ...); ngày hội tiếng Anh; sự kiện nhân ngày lễ hội truyền thống của các nước như Giáng sinh, Halloween...
Rồi các cuộc thi như trang trí lớp; vẽ khẩu hiệu; biển báo trong lớp học; đính tên bằng tiếng Anh cho các loại cây, hoa, hay các đồ vật thường nhìn thấy trên sân trường... đều giúp học sinh cơ hội được thể hiện mình, mạnh dạn hơn. Cũng nhờ đó, học sinh không còn ngại ngùng khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, mạnh dạn hơn khi tình cờ gặp tình huống cần phải sử dụng tiếng Anh.
Đặc biệt, đề tài "Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh hiệu quả tại Trường tiểu học Thị trấn Diêm Điền" đã được Hội đồng khoa học tỉnh chứng nhận và được áp dụng vào thực tế trên địa bàn tỉnh. Những lớp học cô Giang giảng dạy giành được nhiều kết quả cao.
Cô Tô Thị Hương Giang và học trò trong giờ học tiếng Anh.
Bài học kiên trì
Tổ chức các hoạt động hiệu quả, tạo môi trường thực hành cho học sinh chính là một bí quyết tạo nên thành công của cô Tô Thị Hương Giang trong giảng dạy tiếng Anh. Cô cho rằng, hoạt động ngoại khóa kết hợp được cả yếu tố vui chơi và học tập, giúp học sinh hào hứng hơn khi tham gia học, đồng thời đánh giá cao được yếu tố chủ động của học sinh.
Các hoạt động này cũng tạo môi trường học tập thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa lớp học này với lớp học khác, giữa thầy và trò; tạo không khí sôi động, nâng cao tính tích cực, hợp tác tập thể. Từ đây, học sinh thấy giá trị của việc học vào thực tế và dần dần tạo được nền tảng tốt trong giao tiếp, thực hành tiếng Anh.
Không chỉ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngay cả trong lớp học, việc nói tiếng Anh cũng được cô Giang ưu tiên hàng đầu.
Chia sẻ kinh nghiệm, cô Giang cho rằng: Hãy để học sinh thấy được sự thoải mái giữa thầy và trò, giữa mình và bạn học khi trong môi trường học tập tiếng Anh. Giáo viên cần tạo sự gần gũi, thân thiện, đáng tin cậy để kéo gần khoảng cách thầy trò.
Cùng với đó, giáo viên nên sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt trong lớp học, bằng cách sử dụng những câu đơn giản như: "Let's go", "Give me the ruler, please"; những lời khen như: "Good job!", "Well done!" "beautiful", "lovely", "wonderful", "very good", " you did a good job" "Ok", "great"... Quan sát và nói ra suy nghĩ của mình, như: "It's cold today" (Hôm nay trời lạnh nhỉ); "Look at the brown dog!" (Nhìn con chó màu nâu kìa con); "This ice cream is yummy" (Cái kem này ngon quá!); hoặc những câu đơn giản học sinh có thể dễ dàng trả lời như: "Do you like hot weather ?", "Are you tired? ?" ...
Giáo viên hãy là người luôn nói tiếng Anh đầu tiên trong lớp, đừng thất vọng khi học trò chưa hiểu, đừng nản khi học sinh hỏi nhau bằng tiếng mẹ đẻ "Cô giáo nói gì ấy nhỉ?"... Hãy sử dụng tranh ảnh, cử chỉ, nét mặt và diễn đạt bằng cách khác để học sinh hiểu được. "Để học sinh quen được cần có thời gian. Hãy kiên trì!", cô Hương Giang chia sẻ.
Những kinh nghiệm này giúp cô Giang hằng năm đều có học trò đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cả cấp quốc gia. Đội tuyển của trường, của huyện do cô phụ trách cũng nhiều lần đạt thành tích cao khi tham gia cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Trong quá trình công tác, cô Tô Thị Hương Giang đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, các danh hiệu thi đua từ Sở GD&ĐT đến Bộ GD&ĐT. Năm học 2018-2019, cô vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo, góp phần vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tiết dạy xuyên biên giới nhiều quốc gia của cô giáo Việt Nam Qua màn hình trực tuyến, các học sinh của một trường huyện thuộc tỉnh Nam Định đã có những buổi học Tiếng Anh xuyên biên giới, kết nối với nhiều lớp học ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan... Ở Trường Tiểu học Giao Thiện (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), những cô cậu...