Cô giáo “hút” học trò vào môn Giáo dục công dân
Sinh năm 1987, được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghề giáo nên ngay từ nhỏ, cô Mai Thanh Huyền, giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã yêu thích nghề dạy học. Cùng với tình yêu trẻ, cộng với sự ảnh hưởng từ người “thầy” lớn nhất chính là mẹ nên Huyền nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo.
Môn học hình thành và định hướng nhân cách cho trẻ
Tốt nghiệp đại học, cô Huyền về công tác tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Năm 2012, cô chuyển về Trường THCS Ngô Sỹ Liên, nơi đây đã chắp cánh tình yêu nghề trong cô giáo trẻ.
Hăng say, nỗ lực, đam mê với nghề, vừa là cô giáo dạy Văn, vừa đảm nhiệm dạy môn Giáo dục công dân, cô đã gặt hái được nhiều thành công. Năm học 2015 – 2016 cô đạt giải Nhất GV dạy giỏi cấp quận môn Ngữ văn. Trong năm học 2017-2018 cô đạt giải xuất sắc giáo viên dạy giỏi quận Hoàn Kiếm và giải Nhất cấp thành phố môn Giáo dục công dân.
Chia sẻ lý do lựa chọn môn Giáo dục công dân để dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cô Huyền cho biết: “Môn học Giáo dục công dân thực ra chính là môn đạo đức tại cấp tiểu học, là một môn học hình thành và định hướng nhân cách cho trẻ nhỏ ngay từ trên ghế nhà trường”.
Trong bài giảng dự thi của mình, cô lựa chọn bài học “Quyền tự do ngôn luận” trong chương trình dành cho học sinh lớp 8. Theo cô Huyền, “‘tự do ngôn luận” hiện nay đang là vấn đề vừa nóng bỏng vừa nhạy cảm đối với người dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề chung của xã hội.
Từ việc hiểu và làm sao cho đúng nhưng lại thể hiện được quyền của mình thì không phải ai cũng hiểu và nắm được. Đối với học sinh lớp 8, trước vấn đề bùng nổ thông tin của mạng xã hội và Internet, các em dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do nhất, nhưng bày tỏ thế nào cho đúng thì bài học sẽ là hành trang cung cấp cho các em sự tự tin, vững vàng hơn để sàng lọc thông tin và thể hiện quyền của mình.
Phát huy tính chủ động của người học
Đối với học sinh THCS nói chung, môn GDCD vẫn được đánh giá là môn học “phụ”, chính vì vậy các em có phần xao nhãng. Điều đó chính là thử thách đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy giỏi nói riêng, đó là làm thế nào để “thu hút” các em bằng các phương pháp học tập sáng tạo, tích cực, phát huy tính chủ động của người học.
Video đang HOT
Cô Mai Thanh Huyền cùng học trò
Để giờ học trở nên sinh động, ý nghĩa, khiến học sinh thích thú, cô Huyền thường tổ chức phần “tài năng” thông qua hoạt động “Phóng viên nhỏ”. Các em học sinh đóng vai là các phóng viên đi khảo sát xem các bạn nhỏ cùng tuổi với mình trong lớp, trong trường hiểu biết thế nào về vấn đề pháp luật mà các em đưa ra. Đó cũng là cách cô định hướng cho các em nhỏ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sàng lọc thông tin.
Trong mỗi bài giảng, cô thường đưa ra các phần lựa chọn đáp án đúng – sai cho mỗi tình huống đưa ra trên lớp, tổ chức thành các trò chơi nhỏ, vừa kích thích tinh thần đồng đội, vừa kích thích sự nhanh nhẹn trong tư duy cho các em.
Đổi mới trong từng bài giảng, sáng tạo trong mỗi tiết học, luôn cố gắng học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tâm sự về nghề, cô cho rằng, người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, say mê với chuyên môn và hiểu đúng được nhiệm vụ “cao quý” mà nghề nghiệp đặt lên vai với sự tin tưởng của xã hội và cha mẹ học sinh.
Những ánh mắt lấp lánh, chan chứa tin yêu của các em sẽ là động lực cho mỗi giáo viên vượt qua những khó khăn để say mê với nghề, vun vén cho “nghiệp trồng người”.
“Mỗi một lứa học sinh rồi sẽ trưởng thành, trở thành những công dân mới của Tổ quốc. Đó là quả chín mà mỗi giáo viên đều tự hào và hãnh diện với nghề nghiệp của mình” – cô Huyền tâm sự.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai.vn
Bạc Liêu: Giáo viên tố nhiều vấn đề tại Trường THCS Giá Rai B
Theo tài liệu mà PV Dân trí có được, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) vừa có thông báo kết quả giải quyết những tố cáo của giáo viên tại Trường THCS Giá Rai B.
Theo đó, Trường THCS Giá Rai B bị giáo viên "tố" nhiều vấn đề như: Trách nhiệm, ứng xử sư phạm của ông Dương Văn Thành (Hiệu trưởng), việc nhập điểm thi sai, không công khai minh bạch điểm thi đua, khen thưởng, lợi ích nhóm,...
Kết quả xác minh của Phòng GD&ĐT thị xã Giá Rai cho biết, có một vấn đề tố cáo đúng là nhập điểm sai. "Việc Tổ nhập điểm vào phần mềm sai 2 trường hợp của học sinh lớp 7B, 8E môn Giáo dục công dân là có thật", kết luận nêu.
Việc không công khai điểm thi đua từ tháng 1-5/2018 và kết quả thi cuối năm học 2018-2019, theo Phòng GD&ĐT Giá Rai là chưa có cơ sở. "Tuy nhiên, quá trình công khai, điểm thi đua một số tháng của một số giáo viên có sai sót, cũng như chưa chặt chẽ, còn chậm trễ dẫn đến giáo viên bức xúc", Phòng Giáo dục kết luận.
Về trách nhiệm của Hiệu trưởng Dương Văn Thành, theo Phòng GD&ĐT Giá Rai, vào năm 2016, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu về thanh tra Trường THCS Giá Rai B. Thời điểm này, ông Nguyễn Thanh Bình làm Hiệu trưởng, có cho thuê mặt bằng (bán căn tin, văn phòng phẩm và giữ xe) từ năm 2012-2016 nhưng không đóng thuế 10%. Sau khi kiểm tra, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đề nghị thu hồi số tiền 77,385 triệu đồng.
"Ông Dương Văn Thành vận động 3 đại diện trúng thầu mặt bằng nộp ứng trước năm học 2017-2018 số tiền 80 triệu đồng để nộp vào tài khoản theo yêu cầu của thanh tra số tiền 77,385 triệu đồng, số tiền còn lại tồn trong quỹ", Phòng GD&ĐT Giá Rai cho rằng việc làm này của ông Thành là hợp lý.
Tuy nhiên, một vấn đề mà dư luận đặt ra là số tiền thu cho thuê mặt bằng, thuế 10% thời điểm ông Nguyễn Thanh Bình làm Hiệu trưởng đã đi đâu? Việc này chưa được làm rõ.
Trường THCS Giá Rai B (phường 1 thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).
Một trong những tố cáo của giáo viên là việc Trường THCS Giá Rai B xét thi đua khen thưởng năm học 2017 - 2018 chưa đúng.
Theo tố cáo của giáo viên, theo bảng tổng hợp điểm thi đua cả năm, có giáo viên đứng thứ 8 nhưng không được xét đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; trong khi đó, có một số giáo viên thấp điểm hơn nhưng lại được xét.
Phòng GD&ĐT Giá Rai cho rằng, giáo viên nói trên chưa được xét đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là do chưa được đề nghị công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến.
Điều đáng nói, một trong những lý do mà giáo viên này không được Trường THCS Giá Rai B xét đề nghị danh hiệu Lao động tiên tiến là vì... "có tham gia chơi hụi ở bên ngoài".
Tuy nhiên, theo giáo viên tố cáo, việc tham gia chơi hụi hay vay tiền là quyền dân sự bên ngoài nhà trường của cá nhân, nên lý do mà trường đưa ra là không thuyết phục.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Thủ khoa Đà Nẵng bật mí bí quyết 'ẵm trọn' 9,5 điểm môn Ngữ Văn Từ một học sinh chuyên Toán, cô bạn Trần Thị Nhân Duyên đã tìm thấy tình yêu với môn Ngữ Văn và có bí quyết riêng để đạt 9,5 điểm, trở thành Thủ khoa Đà Nẵng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa rồi. Trong không khí háo hức khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018,...