Cô giáo hợp đồng kể chuyện dạy học nơi miền sơn cước
Cô Trần Thị Thu Phương đa day nơi ban Rao Tre, môt điêm trương xa xôi, rât kho khăn ơ day Trương Sơn nhưng mai vân không đươc biên chê.
Vơi cô Trân Thi Thu Phương – giao viên mâm non giảng dạy tại điểm trường dân tộc Chứt, Bản Rào Tre xã Hương Liên, huyên Hương Khê, tinh Ha Tinh đê bam tru vơi nghê la môt thư thach lơn.
Ngoai viêc đi day hoc ơ điểm trường ma hoc sinh la ngươi dân tộc Chứt – nơi kho khăn bâc nhât cua miên Tây Ha Tinh thi hoan canh gia đinh cua cô cung rât eo le.
Cô Phương tâm sư: “Tôi đang là một giáo viên hợp đồng chưa biên chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn khi tôi đang còn phải chăm sóc cho bố chồng thương binh nằm một chỗ và chăm lo cho 2 con nhỏ.
Nhưng không vì thế mà tôi lơ là trong công việc của mình”.
Hang ngay cô Phương vân chăm soc nhiêu hoc sinh như chăm soc con cai minh (anh do nhân vât cung câp).
Đông lưc đê cô theo đuôi nghê đo la mơ ước được trở thành cô giáo âp u tư khi con nho. Hơn 7 năm kê từ ngày đặt chân đến ngôi trường Mầm non Hương Liên nhận việc cô luôn cố gắng để khắc phục mọi khó khăn của mình và đã hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó.
Năm học 2017-2018, cô tình nguyện tham gia giảng dạy tại điểm trường dân tộc Chứt, Bản Rào Tre xã Hương Liên, đây là điểm trường dành cho các em đồng bào dân tộc Chứt.
Kê vê công viêc hang ngay, cô Phương chia se, khi mới đến với điểm trường cô đa gặp nhiều bỡ ngỡ vì chưa quen với phong tuc tập quán và ngôn ngữ giao tiếp của đồng bào nơi đây.
Mang lơi ca, tiêng hat đên vơi con em đông bao dân tôc Chưt vơi cô Phương la niêm hanh phuc lơn (anh do nhân vât cung câp).
Các em hoc sinh có cuộc sống rất khó khăn, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế chưa quan tâm đến việc học.
Nhưng cô giao Phương đã dùng sự nhiệt huyết của mình để đưa con chữ đến với nhưng mâm non nơi đây.
Cô giao Phương hang ngay vân đên vân đông va đưa đon hoc sinh tơi trương (anh do nhân vât cung câp).
Điểm trường vơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hàng ngày cô giao đến từng gia đình để vận động đưa các em đến trường và chăm sóc các em từ miếng ăn giấc ngủ.
Video đang HOT
Bằng sự chân thành đó cô giao Phương đã nhận lại được tình yêu thương quý mến của các em học sinh và phụ huynh nơi đai ngan Trương Sơn.
Nhơ nhưng cô găng trong nghê, cô giao Phương đươc đông bao yêu mên va tin tương (anh do nhân vât cung câp).
Theo cô Phương: “Tôi thấy mình thật may mắn và tự hào khi được cống hiến một phần nhỏ của mình để giúp đỡ các em nơi đây.
Dù công việc rất khó khăn hàng ngày phải đưa đón và chăm sóc các em trong lúc hoàn cảnh gia đình cũng đang gặp khó khăn nhưng tôi hy vọng bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân để đưa con chữ đến với các em đồng bào nơi đây.
Tôi muôn giúp các em có những bài học thú vị và bổ ích, tràn ngập niềm hạnh phúc để với các em học sinh mỗi ngày đi học là một ngày hạnh phúc”.
Trinh Phuc
Theo giaoduc
20/11 của 8 cô giáo trẻ đứng lớp không lương: Chỉ dám mơ có máy bơm nước
Cũng giống như những năm trước, 20/11 của các cô giáo trẻ tại Trường Mần non Hoa Pơ Lang (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long) cũng đơn giản và lặng lẽ trôi qua.
Năm nay, dù không phải là giáo viên hợp đồng, các cô vẫn được phụ huynh tặng ... mấy bó rau rừng và một túi ổi lớn.
Sợ học trò thất học, 8 cô giáo trẻ của xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long tình nguyện đứng lớp tại hai điểm trường của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
Không lương, cũng không một đồng trợ cấp, các cô tình nguyện lên lớp, dạy trẻ nhiều tháng nay. Trong số 8 giáo viên này, người ít năm công tác nhất cũng là 4 năm, người đứng lớp lâu nhất kể từ ngày thành lập trường.
Bó hoa râm bụt và bịch đậu đỏ mà cô Dung được tặng 5 năm trước (ảnh giáo viên cung cấp)
Quà 20/11 là bó hoa râm bụt và túi ổi
Một ngày cách ngày 20/11, không khí tại điểm trường Hoa Pơ Lang vẫn vắng vẻ, tĩnh lặng như mọi ngày. Học sinh vẫn tự đến trường, tan học thì tự trở về nhà.
Bao năm nay, đối với các cô giáo ở đây, nhận sự chúc mừng của học trò và phụ huynh ngày Nhà giáo Việt Nam là một điều "xa xỉ".
Từng nhiều năm gắn bó với điểm trường này, cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên lớp chồi 3 tâm sự, xem trên tivi, facebook thấy đồng nghiệp ở các nơi nhận hoa của học trò mà các cô giáo ở đây cũng chạnh lòng.
Ở điểm trường, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh nhiều người chẳng biết ngày 20/11 là gì nên cũng chẳng chúc mừng. May mắn lắm mới có một số phụ huynh cũng xem tivi, mới biết về ngày Nhà giáo Việt Nam nên khi đến đón con, chúc cô mấy tiếng là các cô ấm lòng lắm rồi.
Ngày 20/11, mỗi cô được học trò tặng 1 cành hoa rừng
Cô Dung nói rồi kể về món quà duy nhất mà nữ giáo viên nhận được 5 năm nay. "Năm đó cũng là năm đầu tiên em được hợp đồng về trường.
Cả điểm trường chỉ có ba cô giáo, nhưng từ sáng sớm ngày 20/11, một phụ huynh đưa con đến trường, có cầm theo một bó hoa râm bụt và hơn 1kg đậu đỏ để tặng các cô.
Thú thực, đó là món quà đầu tiên và cũng là duy nhất mà em dám nhận từ phụ huynh kể từ ngày đi làm".
Nhận món quà chúc mừng đặc biệt của phụ huynh, cả ba cô giáo trẻ rơm rớm nước mắt, vừa tủi thân vừa thương phụ huynh và học sinh.
"Ngày nhà giáo cũng chỉ là một ngày, còn giáo dục là công việc cả năm, công việc suốt đời. Không chỉ vì một món quà vật chất mà quên đi vai trò, nhiệm vụ của mình...", cô giáo H'Ny chia sẻ.
"Chính vì món quà, tấm lòng của học trò, của phụ huynh mà chúng em bám trường đến bây giờ. Ở đây người dân đều khó khăn, chúng em cũng chẳng dám nhận quà gì lớn lao. Chỉ mong sao, các em biết và nhớ về ngày 20/11 đã là một niềm hạnh phúc rồi", cô Dung tâm sự.
Cũng giống cô Dung, 5 năm đi dạy, cô Ngô Thị Thanh chỉ dám nhận túi khoai, bó rau rừng của phụ huynh học sinh. Kể từ ngày lập gia đình, cô Thanh nhận thêm được lời chúc mừng và bó hoa của chồng.
Riêng ngày 20/11 năm nay, cô Thanh và mấy cô giáo khác đang tình nguyện đứng lớp được phụ huynh tặng cho một túi ổi lớn, để các cô liên hoan.
Cô Thanh thổ lộ, cuộc sống khó khăn đã có lần làm cô chùn bước. Nhưng đến bây giờ, nữ giáo viên tự hào rằng, ở trường, dù không phải là giáo viên chính thức nhưng các cô đều được học sinh tôn trọng, phụ huynh yêu quý. Bây giờ, nhiều em đã chuyển cấp nhưng vẫn khoanh tay chào hỏi khi gặp lại.
Năm nay, cô Dung và các cô giáo viên khác được tặng một túi ổi để tối liên hoan
Nữ giáo viên cho biết: "Sau lễ kỷ niệm do nhà trường tổ chức thì các cô lại về với cuộc sống hàng ngày, dành toàn bộ ngày 20/11 cho gia đình.
Nhiều khi cầm bó rau, ký đậu mà phụ huynh gửi tặng mà cảm giác trong lòng không thể gọi tên. Xót xa cho chính mình thì ít mà thương học trò thơ dại, cuộc sống khó khăn thì nhiều".
8 cô giáo và ước mơ một cái máy bơm
Trong lúc nói chuyện, một nữ giáo viên nghẹn giọng, nói như muốn khóc: "Mấy năm nay, chưa có một ai về thăm trường. Nhưng tháng trước, khi báo Dân trí có bài viết về chúng em, các anh trên huyện đã về thăm, động viên chúng em rất nhiều.
Cũng từ ngày báo Dân trí phản ánh, nhiều mạnh thường quân đã đến giúp đỡ học trò trong trường, giúp các em đồ chơi và nhiều quần áo, giày dép mới".
Điểm trường Hoa Pơ Lang nơi 8 cô giáo tình nguyện đứng lớp không lương
Tiếp lời cô giáo, một nữ giáo viên khác cũng nói như trút hết nỗi lòng: "Thú thực, đứng lớp ở đây khó khăn nhưng chúng em cũng không kể khổ gì, vì nếu nói ra thì mọi người lại bảo là than vãn, thương hại.
Chúng em đã chọn nghề giáo, đã quyết định dấn thân vào đây thì khổ mấy chúng em cũng phải chấp nhận. Bây giờ đối với bọn em, đứng lớp không phải là vì đồng tiền lương, mà vì trẻ em ở đây, các em phải được đến trường!".
3 tháng không lương, buộc các cô phải chắt bóp từng đồng trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn một tháng nay, máy bơm nước hỏng, các cô phải đi dẫn nước suối về sử dụng. Cũng vì tiền lương không có, nên các cô cũng không dám bỏ ra mỗi người vài trăm ngàn để mua một cái máy bơm mới.
"Ngày nhà giáo cũng chỉ là một ngày, còn giáo dục là công việc cả năm, công việc suốt đời. Không chỉ vì một món quà vật chất mà quên đi vai trò, nhiệm vụ của mình.
Chúng em không dám kêu gọi xã hội hóa, kêu gọi phụ huynh đóng tiền để mua máy bơm nên đành dùng tạm nước suối. Riêng nước để ăn uống thì mua nước bình về sử dụng", cô H'Ny vừa nói, vừa đấu nối ống nước, dẫn nước về bể chứa của điểm trường.
Hơn một tháng nay, máy bơm nước hỏng, các cô phải đi dẫn nước suối về sử dụng. Cũng vì tiền lương không có, nên các cô cũng không dám bỏ ra mỗi người vài trăm ngàn để mua một cái máy bơm mới.
Trước ngày 20/11, mấy cô giáo đang tá túc trong dãy nhà công vụ ngay bên trong điểm trường chẳng mong muốn gì lớn, các cô chỉ hy vọng học trò của mình sẽ tiếp tục được đến trường, phụ huynh tiếp tục tin tưởng và ban giám hiệu tiếp tục cho đứng lớp.
"Cả điểm trường chỉ ước sắm được cái máy bơm nước mới, để bơm nước, rửa ráy nhà vệ sinh cho các cháu, chứ lấy nước suối về cũng không sạch lắm.
Nếu ngày mai mà các cô có được nhà trường tặng quà, hay hỗ trợ tiền xăng xe, các cô thống nhất là sẽ lấy ra để sửa cái máy bơm. Trước mắt là dùng tạm đã anh ạ", một nữ giáo viên chia sẻ.
Dương Phong
Theo Dân trí
Nữ giáo viên Hà Tĩnh lặng thầm gieo chữ cho trẻ em dân tộc Chứt Gắn bó với Trường Mầm non Hương Liên (xã Hương Liên, Hương Khê) từ những ngày còn đôi mươi, tới nay đã 8 năm với biết bao gian nan, vất vả nhưng cô giáo Trần Thị Thu Phương (SN 1991) vẫn luôn yêu nghề, mến trẻ. Cô giáo Trần Thị Thu Phương đứng lớp tại điểm trường dân tộc Chứt, Trường Mầm non...