Cô giáo Hợp dành cả thanh xuân để chăm lo học sinh dân tộc thiểu số
Cô Đỗ Thị Hợp đã hiện thực hóa được ước mơ trở thành giáo viên khi được nhận công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú bậc Tiểu học ngay tại nơi cư trú.
Cô Đỗ Thị Hợp (sinh năm 1982) hết mình chăm lo cho học sinh dân tộc thiểu số. Cô là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019.
Qua chia sẻ, tôi được biết, cô Đỗ Thị Hợp hiện đang công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Văn Lăng, đóng trên địa bàn xã vùng cao, thuộc vùng 135 (tỉnh Thái Nguyên).
Nhà trường có 81,9% học sinh trong trường là con em dân tộc thiểu số. Có những học sinh ra lớp chưa biết nói tiếng Việt nên việc học tập, tiếp thu bài, cũng như sinh hoạt cá nhân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, giáo viên phải hết sức tỉ mỉ uốn nắn các em cách phát âm, hướng dẫn từng nét chữ, thực hiện phép tính và cách sinh hoạt cá nhân.
Cô Đỗ Thị Hợp là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Bản thân cô Hợp cũng là người con của vùng cao Văn Lăng, Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Bởi thế, cô giáo Đỗ Thị Hợp thấu hiểu đồng bào. Ngay từ những ngày còn nhỏ, cô đã luôn mơ ước lớn lên trở thành giáo viên, để góp sức dạy dỗ, chăm sóc học sinh, con em đồng bào và xây dựng xã nhà văn minh, tiến bộ.
Khi trở thành giáo viên, cô Hợp luôn trăn trở tìm tòi cách giảng bài của giáo viên sao cho học sinh dễ hiểu nhất.
Quyết tâm chinh phục mục tiêu, cô tự ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện. Thế rồi, cô Đỗ Thị Hợp cũng đã hiện thực hóa được ước mơ trở thành giáo viên khi được nhận công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú bậc Tiểu học ngay tại nơi cư trú.
Nhà ở gần trường, cô Hợp thuận lợi hơn trong việc đi lại và chăm sóc học sinh. Đồng thời, cô cũng được các bậc phụ huynh tin tưởng, hợp tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bản thân cô Hợp luôn trăn trở tìm tòi sáng tạo cách giảng bài sao cho học sinh dễ hiểu nhất.
Video đang HOT
Cô Hợp tâm sự, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Văn Lăng có trên 25% học sinh thuộc diện hộ nghèo. Có nhiều học sinh dân tộc, nhà xa trường, không có đủ điều kiện đi học và học hai buổi, giáo viên phải đến tận nhà vận động phụ huynh cho các em ra lớp.
Bằng tình yêu thương của những thầy cô như cô Hợp đã giúp các em học sinh quên đi nỗi nhớ nhà để chăm lo học tập (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ngoài việc dạy chữ cho các em, cô Hợp cũng như đội ngũ giáo viên nhà trường còn phải làm nhiệm vụ như những người cha, mẹ bởi học sinh còn rất nhỏ. Do đặc thù của nhà trường bán trú, các em lớp 1 vừa chia tay trường Mầm non và ở lại trường qua đêm, nên thầy cô phải hướng dẫn các em từ tắm gội, vệ sinh cá nhân, chăm sóc cả bữa ăn giấc ngủ hằng ngày cho các em.
Cô Hợp kể, buổi tối, thầy cô hướng dẫn các em tự ôn bài, nhiều lúc trong ca trực của mình học sinh còn bị ốm vào ban đêm phải đưa các em ra trạm y tế xã; đi viện cấp cứu vì gia đình các em ở xa chưa đến kịp.
“Một số học sinh lớp 1, 2 xa nhà nhớ bố mẹ khóc giáo viên phải tuyên truyền, giải thích, dỗ dành bằng tình yêu thương của chính mình chúng tôi giúp các em quên đi nỗi nhớ nhà để chăm lo học tập”, cô giáo 8X chia sẻ.
Các buổi tối trong tuần, sau giờ tự học cô Hợp thường tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi tiểu học, học múa, hát … để các em, các dân tộc được sinh hoạt cùng nhau tạo thêm tình yêu thương, đoàn kết, gắn bó trong mọi sinh hoạt và vơi đi nỗi nhớ nhà.
Dù hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, chưa có điều kiện làm nhà riêng, hai vợ chồng đều là giáo viên tiểu học, thu nhập ít ỏi, bố mẹ già. Tuy vậy, trong nhiều năm qua, cô Hợp không ngừng cố gắng vượt khó. Cô đã đạt đươc nhiều thành tích trong công tác.
4 năm liền, cô Hợp đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 2 năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đặc biệt từ năm 2012 đến nay, cô luôn đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường…
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Làm thầy giáo dạy học trò bán trú chả khác gì làm cha, mẹ!
Thầy Binh tâm sư, ngoai day hoc thây còn phải chăm sóc các em ăn, ngủ sinh hoạt như những đứa con của mình.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1976) vinh dự được thay mặt cho các thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chí Cà về Thủ đô Hà Nội tham gia chương trình Chia sẻ cùng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2019.
Theo thầy Bình kể, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chí Cà - huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang là một trong những ngôi trường thuộc huyện nghèo, xã biên giới vùng đăc biệt khó khăn thuộc vùng 30a và 135 của Chính phủ.
Trường nằm cách trung tâm thị trấn huyện gần 40 km, trước đây vào mùa mưa, con đường này là nỗi ám ảnh đối với các thầy cô giáo nơi đây bởi khi mưa xuống đất trở nên lầy lội trơn trượt đi lại vô cùng khó khăn. Mùa đông thì trời rét căm căm, mây mù bao phủ cả tuần.
Thây Nguyên Thanh Binh đa co hơn 20 năm day hoc ơ vung nui Ha Giang (anh do nhân vât cung câp).
Năm 1998, từ những ngày đầu mới ra trường thầy Bình găn bo vơi vung núi cao hiểm trở nay cho đến ngày hôm nay.
Mảnh đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai này cũng là nơi se duyên cho thầy Bình và một nữ cán bộ nông nghiệp công tác tại Ủy ban nhân dân xã. Đến nay, thầy Bình đã kết hôn được 18 năm.
Thầy giáo này tâm sự: "Do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện khó khăn, đường xá đị lại vất vả vì vậy hai vợ chồng phải gửi con cho ông bà nội ở Tuyên Quang chăm sóc. Hai, ba tháng vợ chồng mơi vê chơi vơi con".
Thây Binh chia se: Măc dù công tác giáo dục của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự đồng tình ủng hộ, quan tâm phụ huynh học sinh tuy nhiên vê đồ dùng dạy học để phục vụ công tác dạy và học còn thiếu, đa số đã được cấp từ khi mới đổi sách giáo khoa, đến nay đã hư hỏng nhiều, không đủ tiêu chuẩn phục vụ dạy và học.
Hơn nữa, hầu hết các em học sinh là con em các dân tộc thiểu số như ngươi H'Mông, La Chí, Nùng, Tày...Vốn dĩ nhiêu em chỉ thích lên nương, chăn trâu, thả bò hơn là đi học. Phu huynh cũng it quan tâm động viên các em đến trường.
Do đo, việc duy trì sĩ số học sinh như hiện nay là một cố gắng không biết mệt mỏi của các thầy cô giáo trong nhà trường.
Một em nghỉ học, thầy cô giáo phải vào tận thôn bản để vận động, thuyết phục các em trở lại trường. Không chỉ đi vận động một lần mà vài lần mơi thanh công.
Hang ngay, ngoai day hoc thây Binh con hương dân, quan tâm tơi hoc sinh cua minh như ngươi cha vơi cac con (anh do nhân vât cung câp).
Hiện thầy Bình đang chủ nhiệm lớp 4A, trong đó có 20 em là học sinh ở bán trú. Vi vây, ngoài những kiến thức truyền giảng hàng ngày trên lớp, thầy còn phải chăm sóc các em ăn, ngủ sinh hoạt như những đứa con của mình.
Tuy khó khăn vất vả nhưng với thây Bình chỉ cần có được sự động viên rất lớn từ gia đình, người thân, đồng nghiệp thây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bằng sự nỗ lực ấy, thầy Bình đã đạt nhiều thành tích và được khen thưởng như Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện; Lao động tiên tiến; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Được Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen; Được Phòng giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen.
Mặc dù còn nhiều vất vả khó khăn, thiếu thốn cực khổ nhưng cũng không làm cho những giáo viên vùng cao như thầy Bình chùn bước, với tình yêu nghề, yêu học sinh các thầy cô giáo vẫn âm thầm bám trường, bám lớp dạy chữ cho học sinh đồng bào nơi đây.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Học trò của tôi đã hết nhút nhát, sợ xa nhà, xa cha mẹ Băng nô lưc cua cac thây cô như thây Lê Minh Trung, giơ đây con em đông bao dân tôc tinh Tây Ninh đa co môt ngôi trương đê yên tâm hoc tâp. Thây Lê Minh Trung la thây giao day văn cua Trương Phô thông dân tôc nôi tru tinh Tây Ninh đươc vinh dư ra Ha Nôi tham gia chương trinh...