Cô giáo ĐH FPT vừa giỏi lại xinh như thiên thần khiến SV chẳng nỡ lòng trốn học
Xinh đẹp, thành thạo 2 ngoại ngữ, sở hữu đồng thời nhiều công ty, trưởng môn Marketing và Quản trị kinh doanh ĐH FPT – cô Vũ Minh Trang luôn là ‘idol’ trong mắt sinh viên. Tới giờ cô SV ĐH FPT chẳng nỡ trốn học.
Cô giáo Vũ Minh Trang tốt nghiệp Thạc sỹ về Marketing tại ĐH Salford tại Anh Quốc, và hiện tại đang là Trưởng môn Marketing và Quản trị kinh doanh của trường ĐH FPT. Cô đồng thời là trưởng môn trẻ tuổi nhất của ngôi trường này.
Trước khi đến với trường ĐH FPT, cô đã có kinh nghiệm giảng dạy cũng như làm việc tại nhiều trường đại học lớn và các công ty, tập đoàn có uy tín. Tuy nhiên, với bản tính năng động, ưa thích thử thách bản thân nên cô giáo Minh Trang quyết định chọn ngôi trường có cách giảng dạy mới lạ và đòi hỏi giảng viên luôn đổi mới phương pháp như ĐH FPT để thử sức.
Cô chia sẻ: “Dù từng học tập tại Anh, nhưng khi lần đầu tới ĐH FPT, tôi không tránh khỏi choáng ngợp trước khuôn viên xanh mát thư giãn của trường. Càng làm việc thì càng thấy gắn bó vì môi trường năng động, cho phép tôi thử các phương thức giảng dạy hiện đại mới mẻ. Sinh viên cũng năng động và có nền tảng ngoại ngữ tốt, nên mình truyền tải được nhiều kiến thức mới nhất về ngành cho các bạn mà không gặp nhiều rào cản.”
Sinh viên tại trường ĐH FPT không chỉ yêu quý cô bởi khối kiến thức đồ sộ cô truyền tải trong mỗi bài giảng tâm huyết mà còn bởi những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của cô trong kinh doanh.
Video đang HOT
Cô Trang chia sẻ, thời gian đầu, khi mới bước chân vào môi trường đào tạo quốc tế, tiếp xúc với rất nhiều sinh viên không chỉ trong nước mà còn phải giảng dạy, xây dựng giáo trình phù hợp với cả những sinh viên nước ngoài, cô đã gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ có kinh nghiệm giảng dạy trước đó, kết hợp với những trải nghiệm của việc từng sống và di chuyển qua hơn 30 quốc gia, 50 thành phố trên thế giới, cô giảng viên trẻ đã biết cách bắt kịp với guồng quay của công việc tại môi trường năng động của ĐH FPT.
Gặp cô giảng viên 9X này trên bục giảng, mọi sinh viên đều bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình, lối giảng dạy hiện đại thu hút nhưng khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường ĐH FPT, khoác lên bộ vest của 1 doanh nhân, cô nổi bật trong vai trò thứ 2 của mình: 1 CEO đầy quyết đoán và mẫu mực.
Hiện nay cô đang quản lý một trung tâm đào tạo tiếng Anh với phương pháp đào tạo ngoại ngữ thông qua sở thích giới trẻ và công nghệ hiện đại, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp và một quán cafe với phong cách chuẩn Âu ngay giữa lòng Hà Nội.
Công việc bận rộn là vậy nhưng cô vẫn luôn dành thời gian trau dồi bản thân để có thể vừa truyền tải kiến thức chuyên môn và tạo cảm hứng học tập nhiều hơn cho sinh viên mỗi lần lên giảng đường.
Sinh viên ĐH FPT thật may mắn khi có cô giáo vừa xinh đẹp vừa giỏi giang thế này phải không.
Mei
Theo baodatviet
Bắt tất cả thí sinh thi THPT có cần thiết?
Phương thức thi THPT quốc gia sẽ ổn định đến năm 2020. Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát để có lộ trình cho những năm tiếp theo.
"Hằng năm, số liệu tốt nghiệp THPT tổng hợp về đều trên 90%. Vì vậy, việc bắt tất cả thí sinh đều đi thi nhiều khi không cần thiết". TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, phát biểu như trên tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 17-7.
94,06% đậu tốt nghiệp THPT
Tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng kế hoạch đề ra. Kết quả tốt nghiệp THPT của cả nước đạt 94,06%. Việc phân tích sâu phổ điểm của các tỉnh cho thấy kết quả thi đã phản ánh trung thực chất lượng giáo dục của các địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng, miền.
Về chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2019 có tất cả 489.637 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 341.840, chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ, đánh giá năng lực, kết hợp... là 147.797. Chỉ tiêu sư phạm là 46.285, bằng 73% nhu cầu của các tỉnh.
"Với chỉ tiêu này không nên quá lo lắng về việc có nhiều người học ĐH. Bởi thực tế, tỉ lệ người học ĐH/độ tuổi học ĐH của Việt Nam thuộc mức thấp trong khu vực, trong khi đó nhu cầu lao động trình độ ĐH sẽ tăng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu Việt Nam không đào tạo đủ nguồn nhân lực trình độ ĐH, đảm bảo chất lượng thì nhà đầu tư sẽ sử dụng lao động của các nước khác" - bà Phụng cho biết.
Bà Phụng cũng lưu ý: "Năm nay rất ít thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường trung cấp, do đó các trường phải chủ động báo cáo, tránh tình trạng như năm ngoái một số trường chỉ có vài em đăng ký, sau đó trường phải nâng điểm trúng tuyển lên để các em đều trượt" - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH lưu ý. Ngoài ra, TS Phụng cũng lưu ý các trường không nên mất sức nghĩ ra các tổ hợp mới, các ngành mới lạ để thu hút thí sinh bởi thống kê của Bộ cho thấy các tổ hợp mới, lạ chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng thí sinh đăng ký.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: PHAN YÊN
Chỉ tổ chức thi tốt nghiệp cho 30% thí sinh có học lực thấp?
Tại hội nghị, nhiều ý kiến về việc thay đổi tỉ trọng xét tốt nghiệp THPT đã được các đại biểu đưa ra. Cụ thể, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng hằng năm số liệu tốt nghiệp THPT tổng hợp về đều trên 90%, giống như một thông lệ. "Nên chăng chúng ta thay đổi cách thức không cần phải thi với số lượng quá đông như hiện nay, mà thay bằng số lượng thí sinh thi ít hơn" - ông Tùng nói.
Ông Tùng lấy ví dụ, chẳng hạn đối với các địa phương, chỉ tổ chức thi tốt nghiệp quốc gia đánh giá cho 30% số lượng thí sinh có học lực thấp nhất. Danh sách này là của các trường đưa lên. Còn lại 70% số học sinh có học lực khá ủy quyền cho địa phương đặc cách xem xét cho tốt nghiệp luôn.
"Việc bắt tất cả thí sinh đều đi thi nhiều khi không cần thiết. Việc thí sinh phải thi, thí sinh không phải thi sẽ tạo cơ chế giám sát để xã hội và các trường không dễ dàng thay đổi kết quả, nhằm đảm bảo công bằng trong học tập. Khi không phải thí sinh nào cũng phải thi tương đương không có điểm thi sẽ tạo ra sự áp lực để đẩy trường đại học vào việc tự chủ tuyển sinh lớn hơn" - ông Tùng đánh giá.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết kỳ thi THPT quốc gia là để đánh giá chuẩn đầu ra của học sinh phổ thông về kiến thức, kỹ năng sau 12 năm học phổ thông. Năm nay, tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn năm trước, có tỉnh chỉ đạt 70%, phản ánh dần đến thực chất.
Kỳ thi không chỉ thuần túy là công nhận tốt nghiệp, càng không phải chỉ phục vụ xét tốt nghiệp, vào ĐH, CĐ mà quan trọng là để đánh giá chất lượng từng môn học, hướng tới giáo dục toàn diện; từ đó, yếu và thiếu ở khâu nào, địa phương nào sẽ có chính sách phù hợp. Phương thức thi THPT quốc gia, theo bộ trưởng, sẽ ổn định đến năm 2020, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát để có lộ trình cho những năm tiếp theo.
Cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về tự chủ ĐH
Đó là ý kiến của tất cả đại biểu tham dự hội nghị trong sáng qua. Cụ thể, các ý kiến đều thắc mắc trong Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, các trường phải tiến hành tự chủ ĐH, đồng thời quyền của hội đồng trường cũng được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đưa ra là các trường thực hiện tự chủ thì được độc lập như thế nào với cơ quan chủ quản? Khi thực hiện tự chủ, chi thường xuyên có còn được Nhà nước đầu tư hay không? Mối quan hệ giữa bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng trường là gì?
Cạnh đó, việc chuẩn bị sửa đổi Luật Tài sản công sẽ có nội dung thế nào để các trường đầu tư và sử dụng tài sản công hợp lý, tốt hơn...
MAI HIỀN
Theo PLO
Tuyệt chiêu thuyết phục phụ huynh ủng hộ ngành học mình thích Với nhiều sĩ tử, sau giai đoạn cam go của thi cử thì sau khi biết điểm thi việc thuyết phục phụ huynh đồng ý với ngôi trường mình cũng là một công cuộc cân não vô cùng. Dùng cách nào, lí lẽ gì, tung tuyệt chiêu ra sao để phụ huynh đồng ý với mình là những câu hỏi từng sĩ tử...