Cô giáo dạy văn từ chuyện kể lớp mình, talkshow truyền hình
Cô giáo Thu Hà đã chứng minh cho học trò thấy rằng, thế giới của văn học có rất nhiều thứ tuyệt vời và đáng khám phá.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà là giáo viên dạy Văn của Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Hơn 10 năm công tác tại trường, cô được nhiều học sinh yêu quý và gọi bằng cái tên “ cô giáo thông thái”. Lý do là bởi, “cái gì cô Hà cũng biết và cô luôn hiểu học trò muốn gì”.
“Cần có sự rung động cần thiết trong mỗi giờ Văn”
Là một giáo viên dạy Văn, cô Hà luôn tâm niệm, dù có ứng dụng công nghệ thông tin hay vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thế nào đi chăng nữa, mỗi giờ Văn nhất định vẫn phải có chất văn.
Vì vậy, trong mỗi giờ dạy, bên cạnh việc truyền thụ bài giảng sinh động, cô giáo trẻ vẫn khéo léo lồng ghép cảm xúc để tạo nên những tiết học lắng đọng, xúc động.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà là giáo viên dạy Văn của Trường THPT Việt Đức (Ảnh: Thúy Nga)
“Để học trò hiểu và thấm thía hơn về các giá trị của tác phẩm, trước hết mình phải khiến học trò đồng cảm với chính các nhà thơ, nhà văn. Đó là lý do vì sao mình thích bắt đầu bài giảng bằng việc kể cho học trò nghe những câu chuyện về cuộc đời tác giả.
Những điều đó thường khiến học sinh cực kỳ xúc động. Và khi học trò dành nhiều thiện cảm cho tác giả, điều đó sẽ tạo đà và tâm thế giúp các em dễ dàng bước vào tác phẩm hơn”.
Bằng cách này, dù nhiều năm trôi qua, có thể học trò đã quên đi những gì giáo viên giảng dạy, nhưng việc khơi gợi cảm xúc qua câu chuyện sẽ trở thành một kênh trực tiếp đi vào trái tim.
Ví dụ, học đến tiết Hàn Mặc Tử, có những giây phút kể về cuộc đời tác giả, cả cô và trò đã cùng rơi nước mắt. Sau này, khi có dịp tới Quy Nhơn, Bình Định, các em thường hay mang về tặng cô những cuốn sách, bức ảnh gắn với cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử”.
Cô Hà cho rằng, đó chính là những rung động cần thiết trong mỗi giờ giảng văn và cũng là mục tiêu cô hướng tới trong các tiết dạy của mình.
Để học sinh được “chín” trong những cảm xúc rất nhân văn, cô cũng thường trao quyền chủ động cho học trò. Nhờ tinh thần mở, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại ấy mà mỗi giờ Văn của cô Hà lúc nào cũng rất sôi nổi.
Video đang HOT
Để học sinh được “chín” trong những cảm xúc rất nhân văn, cô cũng thường trao quyền chủ động cho học trò.(Ảnh: Thúy Nga)
Học sinh tự do thể hiện cá tính và quan điểm, miễn ý kiến đó thuyết phục được cả cô và các bạn.(Ảnh: Thúy Nga)
Ngoài ra, cô Hà còn khơi gợi cảm xúc của học trò thông qua các dự án như “Talkshow truyền hình, tại sao không?”. Ví dụ, học đến bài Thái sư Trần Thủ Độ – vốn là văn bản học sinh chưa thấy hào hứng nhưng với sự gợi ý của cô, học trò đã chuyển hóa nội dung kiến thức văn học sử thành chương trình talkshow rất hấp dẫn.
Học sinh tự phân vai MC, giáo sư Sử học để cùng nhau thảo luận, phân tích. Nhờ vậy, các mục tiêu kiến thức của bài đạt được mà giờ học cũng trở nên sôi nổi, cuốn hút hơn hẳn.
Hay như dự án “Chuyện kể lớp mình” được cô Hà ấp ủ với mong muốn “gieo điều thiện, ươm lòng nhân” cho mỗi học trò một cách nhuần nhị, tự nhiên nhất. Dự án này cũng đem lại cho cả cô và trò những giây phút thực sư xúc động.
Ở đó, học sinh sẽ được lựa chọn và đứng lên bàn luận về một vấn đề đời sống xã hội mà các em quan tâm, trăn trở. Đến khi dự án kết thúc, các em vừa có một tài liệu học tập bổ ích, vừa hình thành tư duy đa chiều và được lan tỏa các giá trị nhân văn ý nghĩa.
“Có học trò đã chia sẻ câu chuyện về những em nhỏ vùng cao, đi bộ suốt 40 cây số đường rừng với ước mơ bám trường, bám lớp. Các em gọi đó là một phút giật mình rất nhân văn khiến bản thân nhận ra mình đã lãng phí cơ hội, thời gian và ‘chưa bao giờ nhìn ra thế giới ngoài cái bóng ở dưới chân mình’”.
Tất cả những điều đó đã giúp cô giáo trẻ chứng minh cho học trò thấy rằng, học Văn cũng có thật nhiều điều thú vị.
“Khi mình chứng minh được cho học sinh thấy điều này thì các em sẽ tự giác, tự nguyện và tự thấy cần học tập với niềm vui thích. Mình cho rằng, mọi sự áp đặt không phải là một liệu pháp bền vững của giáo dục”.
“Luôn mong muốn bước chung nhịp bước khi đồng hành với trò…”
Dạy học sinh THPT cũng có những điều “ẩm ương hết sức”. Vì vậy, để giao tiếp được với học trò, cô giáo sinh năm 1985 đặc biệt quan tâm đến việc nói cùng một tiếng nói, nhịp chung một bước chân với học trò.
Mỗi ngày, việc cập nhật tin tức dành cho giới trẻ là điều khiến “cô giáo thông thái” không bao giờ bỏ qua. Tất cả những điều này chỉ để đi được vào thế giới của trò, xóa nhòa khoảng cách thế hệ.
“Dạy đối tượng cấp III khiến mình luôn phải làm mới mình để không lạc hậu. Hiểu được học sinh muốn gì thì mình mới có thể dùng một giọng nói để các bạn ấy thấy dễ nghe, dễ đồng điệu”, cô Hà rút ra kinh nghiệm sau hơn 10 năm đi dạy.
“Dạy đối tượng cấp III khiến mình luôn phải làm mới mình để không lạc hậu” (Ảnh: Thúy Nga)
Biết học trò luôn cảm thấy “sợ hãi” về những cuộc gặp giữa cô giáo và cha mẹ, trong buổi họp phụ huynh, cô Hà dành nhiều thời gian để nói về việc học trò đã tiến bộ thế nào, học sinh học vui ra sao. Chính vì thế, dần dần học trò đã tự cởi bỏ rào cản tâm lí và cảm thấy rất nhẹ nhàng nếu các bậc phụ huynh có liên lạc với cô giáo để hỏi thăm tình hình con em.
“Ngay từ đầu năm mình đã nói với các cha mẹ rằng, chúng ta gặp nhau là để chia sẻ về những điều đã làm được và cùng nhau vạch ra con đường giúp các con tiến bộ hơn trong tương lai”.
“Yêu thương trao đi là yêu thương còn lại mãi…”
Cô cho rằng, có những điều rất nhỏ, nhưng nếu biết cách quan tâm và trao đi thì cuộc sống sẽ trở nên nhân văn và ý nghĩa.
Cho nên, khi được các bạn nam tổ chức chúc mừng ngày 20/10, cô giáo trẻ nói: “Hôm nay cô cảm thấy các bạn nam trong lớp đã trở thành những người đàn ông thực sự tuyệt vời. Nhưng sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu ngay phút giây này, cả lớp mình cùng gửi một tin nhắn chúc mừng đến những người mẹ đã luôn yêu thương, hi sinh thầm lặng vì các em”.
Rồi cô cho học sinh thời gian 3 phút để nhắn tin chúc mừng mẹ. Sau này, nhiều phụ huynh có chia sẻ lại rằng, khi đang ngồi làm việc, nhận được tin nhắn của con chị rất xúc động. Dường như càng lớn khoảng cách giữa bố mẹ và con cái càng xa nhau hơn.
Gần gũi với học sinh, cho nên học trò cũng thường tìm đến cô Hà để chia sẻ. Khi thấy học sinh buồn bã, cô giáo trẻ lại kể:
“Củ cà rốt tưởng rất cứng rắn nhưng khi nấu trong nhiệt độ sôi lại trở nên yếu mềm. Quả trứng tưởng mong manh dễ vỡ nhưng qua điều kiện khắc nghiệt của nước lại trở nên cứng rắn hơn. Một hạt cà phê tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại có thể biến đổi nước cả về màu sắc và mùi thơm. Con muốn bản thân mình sẽ là ai?”.
Những câu chuyện nhỏ như thế luôn khiến học trò cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng.
Hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Hà cho rằng, bản thân đều làm mọi thứ chân thành, vô tư, vì học trò trên hết.
“Với mình, khi làm giáo dục, điều mình cố gắng là luôn luôn làm mọi thứ để không học sinh nào có cảm giác bị bỏ quên trong chính lớp học của mình”.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Cần làm gì để có Đại học thông minh?
Ngày 28/11/2019 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra hội thảo "Đại học thông minh: Cơ hội và thách thức". Hội thảo không bàn nhiều về các ứng dụng CNTT mang tính chuyên ngành mà chủ yếu bàn về các giải pháp kỹ thuật cho đại học thông minh cùng những thực tiễn về mặt phương pháp luận với giáo dục đại học trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Các diễn giả trong phần giao lưu của hội thảo
Chia sẻ với các đại biểu tham dự hội thảo, GS TS Trần Đức Viên - Chủ tịch Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, thời đại nào thì giáo dục theo hướng đó và trong thời đại CMCN 4.0 thì giáo dục phải là giáo dục thông minh,đại học phải là biểu tượng của khoa học công nghệ và chúng ta phải trả lời xem đại học thông minh để làm gì để đi vào thực chất của CMCN 4.0.
Ông cũng đặt vấn đề là đại học thông minh sẽ không cần thầy (vì người học có thể học qua mạng), không cần giảng đường (vì người học không cần lên lớp), không cần thư viện (vì mọi học liệu đã được cung cấp qua mạng) và không cần bằng cấp (vì các nhà tuyển dụng căn cứ vào năng lực thực chất của sinh viên).
Theo PGS TS Nguyễn Chấn Hùng - Viện Tự động hóa và Điều khiển Đại học Bách khoa Hà Nội, CMCN 4.0 đã tạo ra sự bùng nổ các mô hình kinh tế mới được kích hoạt bởi công nghệ. Và số lượng cùng chất lượng sinh viên không đáp ứng được nhu cầu của CMCN 4.0. Chính vì thế, các đại học Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi để đào tạo ra nguồn nhân lực thích ứng với CMCN 4.0. Đó chính là sự chuyển hóa từ trường học thông thường sang trường học thông minh.
TS Nguyễn Trung Kiên - Viện trưởng Viện CNTT-TT, Học viện Bưu chính Viễn thông (CDIT) đề cập đã đến lúc các đại học ở Việt Nam phải xây dựng và hình thành hệ thống thu thập thông tin và phân tích phản hồi vì đây là công cụ để nâng cao tính thông minh của chính mình. Tương tác đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái này vì bản chất của việc chuyển giao tri thức, giáo dục nhân cách dựa trên sự tương tác phản hồi.
Còn theo TS Phạm Quang Dũng - Phó khoa phụ trách Khoa CNTT Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có một số thực tế tồn tại như: giảng viên thường có quan điểm mạnh mẽ rằng máy tính và công nghệ số khiến sinh viên không chịu đựng được các thuật toán; phát triển giải pháp học thích nghi không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng nền tảng; giảng viên khi làm việc với các ứng dụng có thể không biết cách phân tích dữ liệu...
Giới thiệu về công nghệ blockchain, TS Nguyễn Kim Quang - Phó Viện trưởng CDIT cho biết, đây chính là công nghệ góp phần nâng cao độ tin cậy, minh bạch với văn bằng, chứng chỉ của các trường. Theo đó, các dữ liệu về kết quả học tập sau khi chính thức cập nhật là không thể thay đổi và nếu công bố công khai thì vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị triệt tiêu.
Tuy nhiên, theo PGS TS Nguyễn Hoàng Vũ - Trưởng phòng Thông tin Khoa học, Học viện Kỹ thuật Quân sự, các chủ đề được trình bày nói trên hoàn toàn là thuần túy kỹ thuật. Muốn có một nền giáo dục thông minh thì quan trọng nhất là phải có một nền sư phạm thông minh mà trong đó chính các bậc thầy phải thích ứng với các công nghệ thông minh. Chính họ phải dạy được cho sinh viên cách thức chủ động học tập với các học liệu số thay vì chỉ biết đến lớp ghi chép bài giảng...
Theo vietimes
Cô giáo khi thương, giận học trò đành "tự hét toáng lên cho mình nghe" Mỗi khi tức giận, hay có lúc vì thương các em quá, cô Lan đành la, hét toáng lên. Ở lớp học khác, điều này thật khủng khiếp nhưng ở đây, cô la cho chính mình nghe, cho vơi nỗi lòng mình chứ các em chỉ cười. Trong giờ học, tiếng giáo viên vang lên chỉ để phụ họa cho bài giảng, chứ...