Cô giáo dạy Sử thấm nhuần lời dạy của Bác
Lời Bác dạy chính là động lực mạnh mẽ đã giúp cô Phan Thị Tuyết vượt mọi gian khổ, khó khắn để dạy bộ môn Lịch sử bằng cả tấm lòng yêu nghề mến trẻ.
Bác Hồ dạy rằng: “ Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“.
Thật vậy, lời dạy đó được cô Phan Thị Tuyết – giáo viên Lịch sử (Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng) cho biết đã thấm nhuần từ khi còn đi học phổ thông.
Một tình yêu kỳ lạ với các bộ môn khoa học xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng đã thôi thúc cô tìm hiểu, học hỏi và tư duy một cách khoa học về bộ môn này.
Cô tìm tòi sách về các thời kỳ lịch sử, các nhân vật lịch sử để bổ sung kiến thức. Vì theo cô nói, miền quê thời ấy thiếu thốn trăm bề nhưng lòng yêu môn Sử không bao giờ thiếu.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2000- 2001, cô xuất sắc đoạt giải Ba môn Lịch sử và được tuyển thẳng vào học ngành Lịch sử, khoa Sư phạm, Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Những kiến thức lịch sử bài bản, hệ thống đã được cô tiếp thu bằng tất cả tấm lòng say mê hiếm có. Đặc biệt, những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã khiến cô xúc động, cảm phục ý chí và nghị lực của Người.
Cô Phan Thị Tuyết – giáo viên Lịch sử (Ảnh: tác giả cung cấp).
Tốt nghiệp đại học, cô được phân công về công tác tại Trường Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng).
Đặc điểm của học sinh trường chuyên là thiên hướng về khoa học tự nhiên; các em chú trọng vào các bộ môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh để học, phục vụ cho kỳ thi vào đại học, cho tương lai sau này.
Dưới con mắt của các em (kể cả không ít các bậc phụ huynh), môn Lịch sử chỉ là… môn phụ. Từ đó, động lực học bộ môn của các em chưa cao. Thường thì các em học cho có chứ chưa thực sự đam mê…
Mặt mạnh của các em là sự nhanh nhạy, thông minh, năng động và sáng tạo trong học tập, rèn luyện.
“Phải nắm ngay điểm mạnh này để phát huy năng lực các em”, cô thầm nghĩ như vậy trước khi bắt tay vào việc chinh phục các em bằng những việc làm thuyết phục…
Cô đã trăn trở, băn khoăn rất nhiều để làm sao góp phần đào tạo những học trò “vừa hồng vừa chuyên”.
Học theo nghị lực, ý chí của Bác là phải biết vượt qua mọi thử thách, gian khổ “Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Cô bỏ công tìm hiểu tâm lý, ước mơ, khát vọng của các em, những sở thích của tuổi trẻ hiện đại; không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp để mỗi giờ học Sử là một giờ vui, sinh động, gây ấn tượng với các em.
Bên cạnh đó, bằng tình thương thực sự của mình cô treo thưởng cho các em (bằng tiền túi của mình và được ông xã ủng hộ hết mình) khi đạt kết quả cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Cô tâm niệm rằng, kéo học sinh theo học môn Sử là trách nhiệm, là thử thách và cũng là niềm vui của người dạy học.
Nhờ công nghệ hỗ trợ, cô đã sử dụng máy chiếu, hình ảnh đúng lúc, đúng nơi, đúng liều lượng nên giờ học Lịch sử luôn tràn đầy tiếng cười, tiếng tranh luận, phản biện của các em.
Đó là những hình ảnh sinh động về nạn đói 1945; về chiến thắng Điện Biên Phủ; những hình ảnh về miền Bắc vừa xây dựng vừa chiến đấu chống “chiến tranh phá hoại” của đế quốc Mỹ; là những đoàn quân ra chiến trường “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây“…
Đó còn là những câu chuyện lịch sử, những câu đố vui lịch sử và hào hứng nhất là giải ô chữ lịch sử ở từng bài trong phần củng cố kiến thức.
Với nhiệt huyết của người say mê, đầy tinh thần trách nhiệm, cô Tuyết đã tạo được không khí học tập bộ môn Lịch sử một cách sôi nổi, hào hứng, tự giác.
Video đang HOT
Mỗi giờ Sử là thêm một hiểu biết, thêm một niềm vui, mở rộng tầm nhìn cho các em về bề dày lịch sử đất nước.
Từ đó, các em tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế “ Ta đã đứng nên người độc lập/ Cao bằng người nào thấp thua ai” (Tố Hữu).
Cô cho biết mình học được rất nhiều từ đồng nghiệp chung bộ môn Sử và các bộ môn khác; luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Đặc biệt, cô nói rất chân tình là học được ở các em học sinh, học từ cách nói, học từ cách học Sử dễ nhớ, dễ thuộc, khắc sâu kiến thức…
Mỗi ý kiến của học sinh đều được cô trân trọng, đánh giá cao những suy nghĩ, tìm tòi của các em.
Mặt khác, ban giám hiệu nhà trường cũng rất quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các đợt tập huấn chuyên môn cũng như giao lưu, học hỏi các tỉnh bạn xa gần…
Qua tháng ngày dày công chăm bón và những mùa quả ngọt lần lượt đến với cô và trò trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Từ năm 2015 đến nay, đã có 40 giải trong kỳ thi “Học sinh giỏi” môn Lịch sử cấp Tỉnh. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015- 2016, em Trần Thảo Như đã đạt giải Ba môn Lịch sử.
Bản thân cô hàng năm đều đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. Vinh dự đã đến khi cô được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2017- 2018.
Lời Bác dạy chính là động lực mạnh mẽ đã giúp cô Phan Thị Tuyết vượt mọi gian khổ, khó khăn để dạy bộ môn Lịch sử bằng cả tấm lòng yêu nghề mến trẻ.
Bây giờ, các em luôn háo hức chờ đợi giờ học Lịch sử của cô bởi vì qua lời cô giảng, môn Sử không còn khô khan câu chữ, số liệu mà luôn sống động bằng hình ảnh, bằng những lời văn, lời thơ minh họa hấp dẫn, có sức cuốn hút lạ thường…
LÊ ĐỨC ĐỒNG
Theo giaoduc
Những giáo viên đặc biệt cho trẻ bị tăng động: Vất vả lắm nhưng vẫn yêu nghề
Chứng kiến sự tiến bộ từng ngày của con trai, đôi vợ chồng nhắn nhủ với các phụ huynh đừng quá kỳ vọng hay áp chuẩn chung của xã hội vào con.
Họ cũng gửi lời cảm ơn đến các giáo viên dạy trường chuyên biệt khi luôn là những người vất vả, yêu nghề và yêu trẻ.
Đó là những chia sẻ của nữ dược sĩ L.P. và anh H.H., bác sĩ gây mê công tác tại khoa Gây mê hồi sức một bệnh viện công lập tại TP.HCM. Đôi vợ chồng hiện sinh sống tại quận 8 (TP.HCM).
Một tiết học trị liệu cá nhân tại trường chuyên biệt.
3 năm tìm trường phù hợp cho con bị tăng động
Đều làm trong ngành y nên khi con trai đầu lòng chào đời, hai vợ chồng đều theo dõi sát sao tình hình sức khỏe và sự phát triển về thể chất, tinh thần của con.
Khi Ph. hơn 2 tuổi, hai vợ chồng đã thấy nhận ra sự bất thường của bé.
Có 50 trẻ đang theo học tại Trung tâm giáo dục chuyên biệt Thành Nhân.
"Con mình thường chơi đùa nghịch ngợm, không kiểm soát được bản thân và khả năng giao tiếp hạn chế. Khi đưa đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ cho biết bé bị hội chứng tăng động, giảm chú ý" - chị P. nhớ lại
Từ đây, đôi vợ chồng y, bác sĩ bắt đầu con đường gian truân tìm chỗ chữa bệnh, tập luyện cho bé Ph.
Nhiều trường hợp bé là con của cha mẹ làm trong ngành y.
"Đầu tiên mình đưa bé đến các khoa Trị liệu ngôn ngữ và Tâm lý của bệnh viện nhi đồng. Tuy nhiên ở đó họ nghiêng về hướng điều trị bệnh lý, theo phác đồ điều trị thể chất nên có phần không linh hoạt với con mình.
Trẻ đang trong giờ mỹ thuật trị liệu.
Mình cũng tìm đến một trường quốc tế để kiểm tra mức độ phát triển của con. Sau khi làm bài test, các thầy cô cũng báo với mình khả năng tương tác, tập trung của bé hạn chế và mức tư duy thấp hơn trẻ bình thường.
Trong khoảng 3 năm trời, hai vợ chồng loay hoay tìm chỗ học cho con, kể cả những nơi có tiếng tăm. Nhưng là người làm cha mẹ, theo sát con mỗi ngày, bản thân mình cảm nhận rõ những nơi ấy không phù hợp với con" - bác sĩ H. chia sẻ.
Giáo dục cho trẻ chuyên biệt hướng đến yếu tố cá thể.
Như một cơ duyên, khi được bạn bè và những phụ huynh có con chậm phát triển giới thiệu, vợ chồng chị P. đến tìm hiểu và đưa con vào Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Thành Nhân (quận 10, TP.HCM).
Giáo viên dạy trường chuyên biệt luôn vất vả
Thạc sĩ Tạ Thị Đào, Giám đốc chuyên môn trường Thành Nhân cho biết với trường hợp của bé N.Ph., cha mẹ đã nhận thức về sự phát triển của con từ rất sớm, đã có những hỗ trợ nhất định.
Với trường hợp của bé Ph. khi đến trung tâm, vấn đề dễ nhận thấy ở bé là gặp khó khăn về ngôn ngữ, chỉ nói được vài từ. Nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế.
Âm nhạc trị liệu cho trẻ.
Thầy Phan Thế Hải, một trong những người đã theo sát Ph. từ đầu chia sẻ, nếu áp dụng một chương trình giáo dục chung cho bé như các trẻ khác mà không hướng đến việc tôn trọng yếu tố cá nhân thì sẽ khó có hiệu quả.
Do đó khi can thiệp, rất nhiều các yếu tố đều được tác động đồng loạt.
Ngoài ra, cũng có những giờ rèn luyện thể chất.
"Bé được dạy tăng cường, liên tục được tương tác, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lớp học cho trẻ cũng bày trí đơn giản, giảm các yếu tố gây nhiễu.
Ngoài ra nhiều yếu tố như vận động thô, thể dục, trị liệu âm nhạc, massage trị liệu... cũng được kết hợp. Đặc biệt là tiết trị liệu cá nhân khi bé được học riêng với 1 trị liệu viên để trị liệu dựa vào khả năng của trẻ.
Giáo viên ở trường chuyên biệt của mình sẽ làm việc luôn cả ngày thứ 7, các dịp lễ hay Tết đều được tối giản thời gian nghỉ. Đây là sự thiệt thòi nhưng mình phải làm tất cả để đạt mục tiêu giúp các bé có sự tập trung hiệu quả nhất" - thầy Hải cho biết.
Trị liệu viên tiến hành massage trị liệu cho trẻ.
Đến nay sau hơn 1.5 năm gửi con vào trường, vợ chồng chị P., anh H. chia sẻ đã cảm nhận tính linh hoạt, thích ứng của con cải thiện hơn rất nhiều.
Bé cũng đã đáp ứng được 60% chương trình học lớp 1. Dù không thể so với những bạn bè đồng trang lứa (8 tuổi) tuy nhiên đây cũng là sự tiến bộ rõ rệt.
Nhiều trẻ sau quá trình can thiệp đã có nhiều tiến bộ trong nhận thức, giao tiếp.
Nhận định về phương pháp dạy trẻ tự kỷ, tăng động nói chung, thầy Hải chia sẻ điểm yếu của giáo dục bình đẳng là thiếu tôn trọng.
Chương trình giáo dục chuyên biệt sẽ hướng đến tính cá thể, cá biệt, đặt trẻ làm trung tâm. Nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ khác biệt so với mặt bằng chung. Do đó cách giáo dục phải làm sao để cho các bé thích ứng được các nhu cầu chung của xã hội.
Đồng quan điểm này, cặp vợ chồng trẻ khuyên các phụ huynh đừng áp chuẩn chung của xã hội vào con mình để chạy theo.
Giáo viên dạy trường chuyên biệt rất vất vả và đòi hỏi có nhiều đức tính như tỉ mỉ, yêu trẻ.
"Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng. Như bé Ph. con tôi, tôi thấy bé có thế mạnh ở cảm xúc. Dạy con là cả một quá trình, đi từ những hành động nhỏ nhất.
Trách nhiệm của người làm cha làm mẹ chúng ta là phải theo sát con.
Phụ huynh đừng quá kỳ vọng vào sự tuyệt vời, phù hợp của bác sĩ điều trị hay giáo viên dạy con mà phải tìm hiểu và định hướng được quá trình can thiệp cho trẻ.
Không thể phó mặc con cho một trung tâm hay người điều trị. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con.
Dù tin tưởng nơi con đang theo học nhưng mình luôn theo sát con, tháng nào cũng phải trao đổi với thầy cô để điều chỉnh giáo trình cho phù hợp. Ngay cả trẻ bình thường còn phải theo sát mà" - chị P. dẫn chứng.
"Không thể phó mặc con hết cho một trung tâm hay người điều trị cả. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con" - Đôi vợ chồng hành nghề y nhắn nhủ.
Nhân ngày 20/11, cặp vợ chồng cũng gửi lời cảm ơn đến các giáo viên hơn 1 năm qua đã theo sát, uốn nắn con mình.
"Giáo viên dạy chuyên biệt sẽ vất vả rất nhiều, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, sức chịu đựng cao và rất yêu nghề, yêu trẻ. Chúng tôi đồng cảm và hiểu rõ sự cực khổ của các thầy cô" - đôi vợ chồng xúc động chia sẻ.
Theo Helino
Ngôi trường tròn tuổi "lục thập hoa giáp" đầu tiên ở vùng Mỏ Ở tuổi 60 tròn "lục thập hoa giáp", Trường THPT Hòn Gai lại viết tiếp những trang sử vẻ vang, đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng cao cho đất nước và vùng mỏ Quảng Ninh. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại sân Trường cấp III Hòn Gai (ngày mùng một Tết Ất...