Cô giáo dạy ở vùng cao gần 30 năm đượm buồn khi nói về lương, phụ cấp cho GVMN
Cả sự nghiệp của các cô gắn bó với mảnh đất biên cương mây trắng sương mù… thế nhưng khi nói về lương, giọng các cô trầm xuống.
Đầu giờ chiều, chúng tôi từ trung tâm xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) đi lên điểm trường xa trung tâm xã nhất – điểm trường Mốc 238. Điểm trường này nằm trên địa phận thôn Lùng Chư Phùng.
Lao Chải là xã biên giới cách trung tâm huyện hơn 60 km nên còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất và khó khăn về giao thông đi lại.
Những ngày này, gió đã mang theo cái lạnh tràn về miền biên ải. Thế là một mùa đông nữa lại về trên điểm trường Mốc 238 (thuộc Trường Mầm non Lao Chải).
Đường vào điểm trường Mốc 238, một bên nhìn xuống thôn Bản Phùng, một bên là núi cao vời vợi với những hàng sa mộc đương độ lớn, cao vút và mạnh mẽ.
Căng mình trong gió lạnh, người dân nơi đây vẫn ngày ngày bám bản, bám nương rẫy, xây dựng kinh tế từ đất cằn. Trên miền đất ấy, cũng có các cô giáo mầm non kiên cường “bám đá”, bám trường gieo chữ nơi miền biên viễn.
Điểm trường Mốc 238 nằm gần như tách biệt với khu dân cư, xa xa quanh điểm trường, chỉ có vài mái nhà lợp tấm pờ rô mới được dựng lên.
Có thể nói, đây là một trong những điểm trường giáp cột mốc biên giới nhất của tỉnh Hà Giang, từ điểm trường đi lên cột mốc biên giới 238 chỉ chưa đầy 700m.
Nổi bật giữa vùng biên giới trùng điệp ấy, lá cờ đỏ sao vàng linh thiêng của điểm trường tung bay. Trong các lớp học của điểm trường Mốc 238, tiếng nói cười, tiếng phát âm, cả những giai điệu của nhiều bài hát vang lên – đó chính là những bài học đầu đời của các em nhỏ ở đây.
Chúng tôi đến điểm trường khi bài học chưa kết thúc, tiếng cô và trò vang lên ở từng lớp học. Bài học: cháu tập làm bác sĩ, cháu tập làm kỹ sư – những bài học ước mơ đầu đời của con trẻ khiến cả cô, cả trò đều rất hào hứng.
Cô, trò ở điểm trường Mốc 238. Ảnh: NT
Cô giáo Vũ Thị Thắm (sinh năm 1973) đón chúng tôi vào thăm điểm trường bằng nhiều câu chuyện. Cô Thắm cho biết, điểm trường Mốc 238 có 2 giáo viên phụ trách 25 cháu nhỏ người dân tộc bản địa.
Cô giáo Thắm mới về điểm trường được 2 năm, dù thời gian chưa quá dài, nhưng cũng đủ để cô bắt nhịp với học trò và nếp sống của bà con nơi gần biên giới nhất xã Lao Chải.
Cô Thắm quê gốc ở Phúc Thọ, Hà Nội, lên Hà Giang nhận công tác từ năm 1993. Sau những ngày đầu gian khó đầy nước mắt, không ít lần ôm quần áo với ý định bỏ về, nhưng nghĩ đến đám học trò ngơ ngác nhìn cô giáo – ánh mắt trong veo đợi những bài học mới khiến cô Thắm như tan chảy, cô đã dần quên đi ý nghĩ sẽ bỏ trường bản để về quê.
Thời gian thấm thoắt cũng đã gần 30 năm, dấu chân cô giáo Thắm cũng đã trải khắp miền đá cao nguyên tỉnh Hà Giang.
Video đang HOT
Cô giáo Thắm quan sát học trò trong một giờ lên lớp. Ảnh: NT
Trong gần 30 năm ấy, cô Thắm có hơn 10 năm gắn bó ở xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên), bám trụ ở những điểm xa và gian nan của Hà Giang lúc bấy giờ là Hoàng Ly Pả, Mã Hoàng Phìn, Ngài Chò… đó cũng là quãng thời gian rèn luyện cho cô nuôi dạy trẻ này một tình yêu nghề, yêu trẻ và không nản lòng trước những gian nan vất vả của công việc.
Ở nơi biên cương ấy, ngày đầu cô đến nhận lớp trong hoàn cảnh đủ thứ “không”: không đường, không điện, không người biết tiếng phổ thông, tất nhiên, sóng điện thoại lúc đó cũng là thứ gì đó xa vời. Vậy mà khi được hỏi nghị lực nào để cô có thể vượt qua từng đó khó khăn, thiếu thốn, cô Thắm chỉ cười và nói: không gì hơn ngoài tình yêu trẻ, mến nghề.
Về Lao Chải hơn 10 năm nay, và hơn 2 năm ở điểm trường Mốc 238, với cô Thắm, trường là nhà, biên giới là quê hương, nhân dân và học trò vùng biên giới là một phần trong cuộc sống.
Ở điểm trường Mốc 238, còn có cô giáo Nguyễn Thị Hương (quê Việt Trì – Phú Thọ) sinh năm 1969, chỉ còn ít ngày, cô Hương sẽ xa tiếng nói, tiếng cười của học trò, về nghỉ hưu.
Với cô giáo Hương, những tháng năm gắn bó với điểm trường Mốc 238 là một phần quan trọng trong cuộc đời, là khoảng thời gian cô hết mình với giáo dục vùng cao.
Trước năm 2015, khi chưa có điểm trường kiên cố, cô và đồng nghiệp còn dạy học nhờ trong nhà đất của người dân trong bản. Những ngày ấy, thôn chưa có điện lưới và cả xã Lao Chải chưa có chợ phiên; mỗi cuối tuần, cô Hương và đồng nghiệp được nghỉ về nhà là tranh thủ sắm sửa tư trang, mua thức ăn để mang lên điểm trường dùng cả tuần.
Giờ có điểm trường kiên cố, có điện lưới nhưng đường sá về mùa mưa vẫn bị tắc, có khi bị cô lập hàng tuần trời vì lở đất.
Dân cư ở tất cả 4 thôn của xã Lao Chải đều là người dân tộc thiểu số, trình độ còn thấp, nhiều người chưa biết nói tiếng phổ thông, đó là rào cản lớn nhất mà cô và đồng nghiệp phải vượt qua.
“Tôi dạy chữ cho các cháu, thì các cháu và phụ huynh lại dạy tiếng bản địa cho tôi, quá trình học cứ hai chiều như vậy”, cô Thắm kể. Cứ thế, cứ thế mỗi buổi học là một ngày vui của cô và trò vùng biên cương.
Là điểm xa trung tâm xã, lại giáp biên giới, lúc đầu mới lên công tác tại điểm trường Mốc 238, các cô giáo cũng có lo lắng về tình hình anh ninh trật tự, nhưng được chính quyền và nhất là bà con nhân dân hỗ trợ về mọi mặt nên các cô dần an tâm ươm mầm chữ bên mốc biên giới.
Trong câu chuyện với chúng tôi, cũng có những lúc không gian như trầm xuống khi các cô nói về lương. Với thâm niên gần 30 năm công tác (cô Hương vào ngành từ năm 1995), khi về nghỉ chế độ sẽ nhận lương hưu 5,8 triệu đồng/tháng.
Còn cô Thắm, vào ngành từ năm 1993 đến nay, gần 30 năm dạy ở vùng khó khăn mà lương tháng chưa đầy chục triệu đồng. Với bao khoản phải chi tiêu cho cuộc sống, các cô đều phải chắt bóp, tằn tiện.
Điểm trường Mốc 238 giờ chỉ còn lại mỗi cô Thắm. Trường thiếu giáo viên nên cô Thắm phải một mình ở lại cùng các con. Ảnh: NT
Ước mơ được nâng lương với cô Hương đã không còn, còn cô Thắm, với vài năm công tác nữa cũng tự hỏi: Không biết đề xuất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng phụ cấp cho giáo viên mầm mon có được thông qua và đến được với cô trong khoảng thời gian làm việc còn lại nữa hay không?
Chia tay điểm trường Mốc 238, chúng tôi ra về khi ngày đã tắt nắng, đỉnh Lùng Chư Phùng mù trong sương, nhìn con đường trở về xa xôi, mới thấy thấm thía nỗi vất vả của các cô khi dạy ở điểm trường giáp biên như vậy.
Ở biên cương những ngày gió rít, đến cả những người dân bản địa cũng không muốn ra khỏi nhà, thế nhưng tại những điểm trường vùng cao, các thầy cô giáo vẫn kiên cường bám trụ, vẫn duy trì lớp học, trao truyền tri thức cho thế hệ tương lai của đất nước.
Tôi về xuôi, lúc bài viết này thực hiện, cô giáo Mương Thị Vượng – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Lao Chải cho biết, cô Hương đã về nghỉ chế độ, điểm trường Mốc 238 chỉ còn lại cô Thắm. Vì trường thiếu giáo viên, nên chỉ có thể tăng cường thêm cho cô Thắm một giáo viên khi nào thật cần. Còn lại, một mình cô Thắm phải tự xoay sở với 25 học sinh lớp ghép vùng cao.
Tôi vẫn nhớ ánh mắt có chút đượm buồn của các cô lúc nói về lương, về chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên. Với các cô, quan tâm về chế độ, chính sách chính là nguồn động viên to lớn để các cô có thêm động lực và sự gắn bó với nghề.
Cô giáo miền xuôi hơn 10 năm xa chồng con lên gieo chữ làng bản
Là giáo viên vùng cao, khó khăn nào cũng đã trải qua, cay đắng nào cũng đã nếm đủ, hơn chục năm qua, cô giáo Đinh Thị Hương thấm nỗi nhớ nhà, nhớ chồng con.
Về vùng cao huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương.
Trong đó, câu chuyện cô giáo Đinh Thị Hương (37 tuổi) hơn chục năm qua phải xa mái nhà nhỏ, vượt hàng trăm cây số để gieo chữ cho trẻ em vùng cao Sán Sả Hồ - một trong những địa phương nghèo nhất, khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Cô giáo Đinh Thị Hương - Giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sán Sả Hồ
Khao khát đem "con chữ" tới học sinh vùng cao
Mấy ai có dịp chứng kiến nỗi vất vả gian truân của các cô giáo "cắm bản" ở vùng sâu vùng xa mà không rơi nước mắt vì xót xa. Để đem được "con chữ" đến cho các em học sinh vùng cao, các cô giáo đã hy sinh tuổi trẻ, đời sống tinh thần, vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thậm chí nhường cơm sẻ áo, đồng hành với học sinh.
Gian nan con đường đưa chữ lên vùng núi giờ đây không còn ở "ba cùng" mà giáo viên phải "bốn cùng": cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng chia sẻ ngôn ngữ với các em, mới có thể dạy tốt được.
Cô giáo Đinh Thị Hương kể: "Sau khi ra trường, tôi được phân công về đây dạy học, tới nay cũng đã hơn chục năm bám bản. Các em học sinh 100% là dân tộc thiểu số Tày, Nùng. Trẻ không được giao tiếp với xã hội nên vốn kiến thức về tiếng Kinh còn hạn chế. Giáo viên chúng tôi phải học thêm luôn cả tiếng của các dân tộc để có thể dạy các cháu".
Niềm vui với các thầy cô giáo là được đem con chữ đến cho các em
Ngày đến nhận việc, cô hoang mang khi càng đi càng heo hút, không thấy nhà cửa, phía trước chỉ là con đường đất, một bên là núi, một bên là vực. Lần đầu nhìn thấy trường, thấy lớp rồi nhìn học sinh, cô Hương thấy sợ.
"Lúc đó, mình chỉ muốn bỏ về nhà. Mình khóc một tuần, khóc vì không có nhà tắm, không có nước nóng, nhớ nhà. Dẫu đã tưởng tượng trước sự vất vả nhưng mình không nghĩ cuộc sống thực tế lại khắc nghiệt gấp nhiều lần như vậy", cô Hương nhớ lại.
Thế mà thấm thoát đến nay cũng đã hơn chục năm cô gắn bó với nơi đây. Trong những ngày gian khó cắm bản gieo chữ, cô Hương chứng kiến không ít những câu chuyện rơi nước mắt của học trò nghèo, kiên trì tới lớp.
"Trẻ ở đây rất khó khăn, đi bộ 6 - 7km đường rừng tới trường. Mùa đông giá rét, có những em chỉ có chiếc áo sơ mi để mặc, chân không có dép, vừa ngồi trong lớp vừa run.
Có những cháu nhà xa quá, lại học cả ngày nên mang cơm tới để ăn trưa, cơm chỉ có ít muối vừng, rau đắng ăn tạm bợ. Nhìn học trò của mình như vậy tôi đã không cầm nổi nước mắt", cô Hương xúc động tâm sự.
Nhưng càng thấu hiểu những khắc nghiệt của vùng cao, cô giáo càng yêu nghề, yêu trẻ hơn.
"Chọn nghề làm giáo viên do yêu nghề, được nhìn thấy các cháu tới trường mỗi ngày là món quà tinh thần lớn nhất của tôi. Chỉ mong sao, mình góp một phần chút công sức bé nhỏ mang con chữ tới các em vùng khó khăn hẻo lánh này để các em được học tập và thoát nghèo", cô giáo tiểu học bày tỏ.
Nhiều đêm khóc ướt gối vì nhớ chồng thương con
Khi được hỏi về gia đình, một thoáng buồn hiện lên trong đôi mắt của nữ giáo viên. Sinh ra ở Ninh Bình, lớn lên, lập gia đình tại Tuyên Quang, cô Hương hiện có 2 người con (cháu lớn học lớp 5, cháu bé học lớp 2) nhưng đành phải gửi ông bà và chồng ở quê chăm sóc.
"Xa nhà nên nhớ con, nhớ chồng lắm. Đi dạy xa chỉ được về tranh thủ cuối tuần 1, 2 ngày bên con, dù mỗi lần đi về cũng mất 6 - 7 tiếng trên xe, nhưng thấy nụ cười các con thì bao nhiêu mệt mỏi tan biến.
Có những tuần không về được, mấy mẹ con chỉ có thể gọi điện, nhìn nhau qua chiếc điện thoại. Mà để gọi điện được đôi khi phải chạy ra xa chỗ có sóng mới nghe được giọng nói và nhìn được các con. Nhiều hôm buồn chỉ biết lôi ảnh chồng, con ra ngắm cho đỡ nhớ", cô Hương rơm rớm nước mắt kể lại.
Cô Hương hơn 10 năm xa chồng, xa con lên vùng cao dạy chữ cho trẻ
Thương vợ vất vả, lại xa nhà, xa con, đã rất nhiều lần chồng cô đã động viên nghỉ việc, về miền xuôi tìm công việc khác thay thế nhưng với tình yêu dành cho những đứa trẻ vùng cao, nhìn những đứa trẻ cần được học con chữ, cô không nỡ lòng rời xa chúng.
"Hồi trước khóc nhiều lắm, đêm nào cũng khóc ướt gối, thương con bé nhỏ đã phải xa vòng tay mẹ. Một mình trong căn phòng vắng, ngoài kia sương lạnh, tiếng thú rừng kêu, cảm giác tủi thân vô cùng.
Dù vẫn còn nhiều vất vả và thiếu thốn, nhưng đây là con đường tôi đã chọn và cũng là con đường mà tôi vẫn sẽ chọn. Tôi vẫn tự dặn mình sẽ giúp đỡ các em bằng tình yêu thật sự. Tôi cũng mong các em sẽ được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa để có điều kiện học tập thật tốt, để tôi được nhìn thấy các em bay xa và trưởng thành," cô Hương nói.
Chia sẻ về các giáo viên trong trường, thầy Hà Duy Tân - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sán Sả Hồ cho biết, 70% giáo viên ở trường là người miền xuôi và các huyện lân cận đến dạy học. Cuộc sống bà con ở đây còn nhiều khó khăn nên hành trình "gieo chữ" của các thầy cô đã gặp không ít chông gai.
"Các thầy cô giáo trên này phải chịu nhiều thiệt thòi như ít khi có dịp để diện quần áo đẹp. Ngày lễ ngành hay các dịp lễ, tết không khí trên này cũng trầm lắng hơn. Nhưng điều mà chúng tôi luôn động viên nhau và mong mỏi nhất là cùng nhau đưa học sinh được đến trường, học tập tốt để cuộc sống sau này bớt khổ", thầy Tân cho hay.
Thầy Hà Duy Tân - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sán Sả Hồ
Con chữ có nặng không mà hành trình mang con chữ tới bản lại gian nan tới thế. Hành trình ấy không chỉ được đo đếm bằng chiều dài những quãng đường mà hơn hết là tâm huyết, lòng yêu nghề của các thầy cô với các em học sinh vùng cao.
Sự hi sinh thầm lặng của cô Hương, chồng, con cô bao năm qua và nhiều thầy cô giáo khác không gì có thể diễn tả hết nỗi lòng ấy được. Công ơn của các thầy cô giáo, sao có thể nói hết được bằng lời khi đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, vì lửa nghề và nhiệt huyết cõng con chữ lên đồi cho các cháu dân tộc vùng cao.
Cô giáo hết lòng với giáo dục vùng khó Gần 20 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Sinh Khoa, Trường THCS thị trấn Ba Chẽ, luôn tận tâm với học trò, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Với mong muốn thúc đẩy phát triển giáo dục ở huyện miền núi Ba Chẽ, cô giáo Khoa đã có nhiều sáng kiến trong giảng dạy và đặc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước
Netizen
13:06:22 22/02/2025
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô
Lạ vui
13:05:45 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
Sao việt
13:01:34 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
Hậu trường phim
12:54:00 22/02/2025
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo
Sao châu á
12:50:44 22/02/2025
Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27
Nhạc quốc tế
12:43:55 22/02/2025
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới
Nhạc việt
12:05:22 22/02/2025
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?
Làm đẹp
11:48:38 22/02/2025
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'
Pháp luật
11:33:48 22/02/2025
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk
Sao thể thao
11:28:43 22/02/2025