Cô giáo dạy bằng lời phản cảm trần tình
Sau khi đăng bài báo “Dạy học trò bằng lời lẽ phản cảm”(ngày 31-10-2011) và nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc, cô giáo Trần Thị Minh Châu, người được đề cập trong bài báo, đã đến làm việc với tòa soạn và viết bức thư đề ngày 12-11-2011 gửi Ban Biên tập Người lao động. Để rộng đường dư luận, xin trích đăng những phần quan trọng nhất.
Thông tin từ các bài báo và những ý kiến phản hồi của độc giả trong hơn 10 ngày qua là cú sốc rất nặng đối với tôi, dư luận đã làm tinh thần của tôi “rớt xuống tận mắt cá chân”… nhưng rồi chính các em học sinh (HS) thân yêu, đặc biệt là các em HS lớp 12A2, 12A4 (2011-2012) đã kéo tôi trở lại với hiện tại. Các em đã an ủi và động viên tinh thần của tôi… Không thể để mình bị hàm oan, tôi đã đến gặp Ban Biên tập để nói lại những sự việc mà báo đã nêu. Tôi rất biết ơn vì Ban Biên tập không chỉ lắng nghe sự việc mà còn động viên và tạo cơ hội cho tôi được đăng lá thư này…
1. Tôi được ban giám hiệu phân công dạy thế một đồng nghiệp 3 lớp 10A1, 10A9, 10A12 (12 tiết) trong hai ngày 19 và 20-10-2011. Ngày 19-10, lớp 10A1 có 2 tiết toán, giờ học đã qua hơn 10 phút, nhưng tôi chưa thể dạy được vì có một số HS vẫn tự do nói chuyện và gây ồn ào (trong đó có em Huy Long). Khi các bạn đã mang tập ra học thì Huy Long vẫn tiếp tục nói chuyện, chọc phá, gây mất trật tự trong lớp. Giải thích lý do này, Huy Long đã trả lời “không thích học cô”.
Để không làm ảnh hưởng việc học của các HS khác, tôi nói với em: “Nếu không thích thì hoặc là ngồi yên tại lớp và không làm ồn để các bạn học hoặc xuống phòng giám thị ngồi”. Huy Long bỏ ra khỏi lớp và xuống phòng giám thị ngồi. Sau đó, em trở lại lớp để lấy cặp, rồi xuống phòng giám thị. Một số HS khác cũng bắt chước rời khỏi lớp (cả 2 ngày tôi dạy thay ở lớp 10A1, Huy Long đều có thái độ như thế để tỏ thái độ không chịu học).
Cô Minh Châu trình bày sự việc tại Phòng Tiếp bạn đọc.
Không thể để sự việc tiếp diễn, tôi tìm giám thị khối 10 để nhờ cô đưa các em xuống phòng giám thị, rồi ghi tên các em không thích học vào sổ kỷ luật và sổ đầu bài theo danh sách do lớp trưởng đọc (trong đó có tên Huy Long)… Tôi khẳng định không hỏi lớp trưởng 10A1 cũng như cả lớp câu hỏi “phản cảm” như báo đã viết.
2. Liên quan đến việc của em Tống Khánh Linh, HS lớp 12A2 do tôi làm chủ nhiệm, theo quy định của ban giám hiệu, HS phải đem sổ liên lạc và phiếu xin phép nghỉ học về cho phụ huynh hoặc người giám hộ ký (lấy chữ ký mẫu). HS khi nghỉ học thì phụ huynh phải vào xin phép ở phòng giám thị để tránh tình trạng HS nghỉ học mà gia đình không biết. Khánh Linh đã biết rõ việc này nhưng khi nghỉ học lại không trình phiếu xin phép. Em luôn im lặng khi tôi hỏi lý do, không hề có một lời giải thích và ra ngồi ngoài hành lang lớp… Tôi đã xé 3 trang đầu vì chữ ký trong đó không phải của chính mẹ em và yêu cầu từ tuần thứ 4 phải có chữ ký của mẹ.
Video đang HOT
3. Với HS Bảo Hoàng (lớp 12A5), tôi không dùng những lời lẽ “phản cảm” để chửi vì em đã chỉ bài cho bạn hay khi em không làm được bài. Từ khi đi dạy tới nay, tôi chưa bao giờ tiếp phụ huynh HS tại nhà. Việc phụ huynh đến nhà mà không hẹn trước và vì tôi không có ở nhà nên phụ huynh ngồi đợi từ 19 giờ – 21 giờ đã khiến tôi trở thành người có lỗi. Trong thời gian chờ đợi, phụ huynh đã nói với gia đình tôi những điều không đúng về tôi, khiến tôi rất giận, giận em HS đã cho địa chỉ nhà tôi.
Hôm sau, khi vào lớp tôi đã mắng các em HS nhưng không hề có ý xúc phạm phụ huynh. Câu chuyện Hoàng thay mặt cả lớp xin nhà trường không đổi giáo viên dạy toán năm trước (năm em học lớp 11) là trường hợp của giáo viên khác cũng dạy toán chứ không phải là tôi thì làm sao có câu nói: “Nghe lời các bạn xúi giục giống như con chó dại” (về chuyện này tôi nghĩ em Hoàng nên giải thích rõ để phụ huynh em không nhầm lẫn).
Nhiều năm trước, Trường THPT Long Thới – nơi đầu tiên tôi đi dạy – có rất nhiều HS phải lội bộ đi học, lội sông đến trường… Khả năng vượt khó của các em đã truyền lửa cho tôi… Bởi thế, dù nhà cách trường tận 19,5 km tôi chưa nghỉ dạy ngày nào, không đi trễ… Tôi đem hết “lửa” mà mình có dồn vào việc dạy và học… Nhờ học trò, tôi đã gắn bó với nơi này cho đến khi về Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ năm 2005…
Đối với HS mới học, các em đều cho là tôi quá khó, dùng kỷ luật thép, nhưng hầu hết các em đều nhận ra mình tốt hơn khi đã học tôi, các em luôn đạt kết quả tốt nhất với sự cố gắng ấy. Rất nhiều em đã viết lời cảm ơn: “Nhờ cô em đã nên người” khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc… Tôi đã dạy dỗ HS rất nghiêm túc, nhiệt tình, công tâm, không tổ chức dạy thêm, học thêm, không vụ lợi, luôn đặt kết quả học tập của học trò lên trên hết. Tôi hơi nóng tính, kỷ luật, ưa cầu toàn, nói những điều rất thật đôi khi hay la các em… Tất cả chỉ là muốn các em tốt hơn. Chắc chắn có lúc không tránh khỏi những sơ suất ngoài ý muốn, làm buồn lòng người khác, do vậy tôi đã luôn tự điều chỉnh bản thân để ngày một hoàn thiện hơn, đặc biệt trong năm học mới này.
Ai cũng có sai sót, với tất cả những gì đã xảy ra vừa qua, tôi mong được mọi người cảm thông và chia sẻ… Xin hãy xem hiện tượng chỉ là hiện tượng… đừng quy chụp hiện tượng thành bản chất. Đôi khi hiện tượng chỉ là một bề mặt của vấn đề trong khi bản chất là cả một vấn đề, những hiện tượng thường đi đôi với nhiều bối cảnh, không gian, thời gian, con người xung quanh. Nhiều vấn đề khác nhau trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng khi “cột” chung lại sẽ cho ra một vấn đề khác. Bản chất của con người không thể nhìn từ một phía.
Chân thành cảm ơn Ban Biên tập.
Theo NLĐ
Cùng Yamaha chung sức vì thế hệ tương lai.
Ngày 13/11/2011 tại trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi , thành phố Cần Thơ "Ngày hội Quà tặng Yamaha 2011 - Chung sức vì thế hệ tương lai" đã diễn ra trong không khí sôi nổi hào hứng của các em học sinh tiểu học thành phố Cần Thơ.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trao tặng 54,622 bộ đồ dùng học tập tương đương với trị giá 3 tỷ đồng cho các cháu học sinh tiểu học của Thành phố Cần Thơ với mong muốn góp một phần "Chung sức vì thế hệ tương lai người dân Đất Việt".
Và đây là lần thứ hai chương trình Quà tặng Yamaha - Chung sức vì thế hệ tương lai đến với các em học sinh tiểu học tại thành phố Cần Thơ. Chương trình không chỉ mang đến những món quà có ý nghĩa thiết thực để động viên tinh thần học tập của các em, mà còn mang tới một sân chơi bổ ích giúp các em rèn luyện thể lực và phát huy tính sáng tạo, điều này cũng đã làm tăng thêm phần hấp dẫn cho chương trình năm nay.
Phát biểu trong Lễ trao tặng , Ông Asano Masaki - Tổng giám đốc công ty Yamaha Motor Việt Nam chia sẻ: "Với chương trình này, chúng tôi hy vọng Yamaha Việt nam sẽ tiếp tục chung sức vì sự nghiệp xã hội hóa giáo dục tại Việt nam, là chiếc cầu thân ái gần gũi đến với tuổi thơ các miền, góp phần hỗ trợ thiết thực điều kiện học tập và mang lại niềm động viên khích lệ các cháu học sinh nuôi dưỡng ước mơ cho một tương lai tươi sáng".
Trong không khí sôi nổi và tràn ngập niềm vui của các em học sinh, ông Trần Trọng Khiếm - Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Cần Thơ đã thay mặt cho các trường Tiểu học tại Cần Thơ gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo công ty Yamaha Motor Việt Nam đã luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Cần Thơ trong những năm qua.
Chương trình Quà tặng Yamaha - Chung sức vì thế hệ tương lai là hoạt động xã hội thường niên được Yamaha Motor Việt Nam khởi động từ năm 2003 và liên tục trong vòng 9 năm qua, Yamaha đã trao tặng 2,5 triệu bộ đồ dùng học tập cho các em học sinh tiểu học tại 20 tỉnh thành trên cả nước.. Theo kế hoạch năm nay, chương trình sẽ diễn ra tại Biên Hòa 5/11, Cần Thơ 13/11, Sóc Sơn 27/11, Hải Phòng 29/11 và Thanh Hóa 3/12 với tổng số lượng quà trao tặng lên tới 248.166 bộ đồ dùng học tập tổng trị giá 13,5 tỷ đồng.
Hình ảnh chung của buổi lễ
Các em học sinh Trường Tiểu Học Mạc Đĩnh Chi đã có được một ngày vui đầy ý nghĩa với những phần quà thiết thực trong học tập đến từ Công ty Yamaha Motor Việt Nam, bên cạnh đó các em còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi như Vui học an toàn giao thông, Thử tài lái xe theo đèn hiệu, cuộc thi vẽ chiếc xe mơ ước, kéo co, ném vòng, đá bóng... Chương trình có sự góp mặt của danh hài Đình Toàn đã đem đến những tiếng cười rộn rã cho các em.
Khu chụp hình với chiếc xe máy tí hon
Ông Asano Masaki chụp hình lưu niệm với các em học sinh
Giao lưu với danh hài Đình Toàn
Theo BĐVN
Trường nghề thiếu học sinh trầm trọng Các trường nghề vốn đã khó khăn nay càng khốn đốn hơn. Năm nay, nhiều trường chỉ tuyển được 10-20% chỉ tiêu. Đưa chúng tôi đi dọc các phòng học, ông Hà Kim Vọng, hiệu trưởng Trường trung cấp nghề (TCN) Khôi Việt, lắc đầu ngao ngán: phòng học trang bị đầy đủ thiết bị, chỉ thiếu học sinh! Thống kê của trường...