Cô giáo ‘đánh bại’ bà mẹ tiến sĩ dạy con gian lận
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.
Người kể cho biết có 3 nhân vật trong câu chuyện. Thứ nhất là cô giáo dạy lớp 1 ở một trường tư với 20 năm kinh nghiệm. Thứ hai là cậu học trò ngoan nhưng khả năng tiếp thu kém. Thứ ba là bà mẹ có học vị tiến sĩ giáo dục nhưng chưa từng đi dạy ở bất cứ đâu. Chồng bà cũng là tiến sĩ. Vì thế mà họ cho rằng cậu con trai sẽ không thể nào có IQ dưới 150.
Khi cậu bé bước chân vào lớp 1, giáo viên đã đề nghị gia đình cần trợ giúp thêm cho con bởi vì sau 4-6 tuần đầu tiên, cậu bé có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự khó khăn trong tiếp thu môn Đọc hiểu và Toán. Mặc dù giáo viên đã hết sức hỗ trợ trên lớp, nhưng điểm số của cậu rất tệ.
Sau đó, giáo viên đã trao đổi điều này với bà mẹ tiến sĩ, đồng thời đề nghị một cuộc gặp gỡ. Giáo viên đề nghị được đưa cậu học sinh vào lớp học dành cho học sinh đặc biệt và cần sự đồng ý của phụ huynh để thực hiện những bài kiểm tra đặc biệt với trẻ có vấn đề về học tập (bài kiểm tra sẽ kéo dài cho tới lúc cậu học lớp 2).
Như nhiều phụ huynh khác, bà mẹ yêu cầu hiệu trưởng cũng có mặt trong cuộc gặp.
“Bà đã dành nửa buổi để mắng nhiếc cả giáo viên và hiệu trưởng khi khẳng định rằng con bà không có bất cứ vấn đề gì. ‘Thằng bé được thừa hưởng khả năng thần đồng của bố mẹ’”.
Nửa còn lại của cuộc trò chuyện, bà dành để chỉ trích giáo viên đã thiết kế và sử dụng bài kiểm tra riêng, thay vì bài kiểm tra tiêu chuẩn theo sách giáo khoa. Bà cho rằng điều này khiến con trai bà bị điểm kém.
Giáo viên đã cố gắng lập luận rằng các bài kiểm tra mà cô đưa ra đều tương tự như trong sách giáo khoa. Những học sinh khác không hề gặp vấn đề với chúng. Và lý do cô thiết kế bài thi khác sách giáo khoa là vì nhiều phụ huynh đã giúp con sao chép đáp án từ sách của anh chị để giúp con mình.
Trước tình huống này, hiệu trưởng đã yêu cầu giáo viên sử dụng lại bài kiểm tra trong sách giáo khoa.
Tháng đầu tiên sau khi bài kiểm tra trong sách giáo khoa được sử dụng, điểm số của cậu học sinh tăng đáng kể. Cậu nhận điểm A trong tất cả bài Đọc hiểu. Bà mẹ tiến sĩ cũng gửi lại những lời nhắn hết sức tự mãn để cho giáo viên thấy bà đã đúng.
Sau đó, cô giáo này đã nói chuyện với cậu học sinh, rằng cô rất ấn tượng với thành tích của cậu và hỏi xem liệu ở nhà cậu bé có cách học nào đặc biệt không.
Cậu bé đã thành thật trả lời rằng do cậu đã tập luyện trước ở nhà rồi nên bài thi trở nên dễ dàng hơn. Quả thật, bà mẹ tiến sĩ đã yêu cầu giáo viên sử dụng bài thi trong sách giáo khoa để bà có thể tìm thấy đáp án trong sách hướng dẫn của giáo viên và yêu cầu con ghi nhớ đáp án từ trước.
Biết được sự thật, cô giáo vô cùng giận dữ, nửa là vì những lời nhắn của bà mẹ, nửa là vì cách mà bà đã huỷ hoại cuộc đời cậu con trai.
Sau đó, giáo viên đã nghĩ ra một giải pháp để cho bà mẹ kia một bài học. Cô đã thay đổi một chút dữ liệu của đề bài. Ví dụ như bài Đọc hiểu này:
Bản gốc:
Con chó nhìn thấy con dê đang bơi trong bể. Con chó cũng nhìn thấy con gấu đang chơi bóng đá. Sau đó, nó nhìn thấy con mèo đang trèo cây.
Video đang HOT
Hỏi: Con nào đang chơi bóng đá?
Bản chỉnh sửa:
Con chó nhìn thấy con dê đang bơi trong bể. Con chó cũng nhìn thấy con mèo đang chơi bóng đá. Sau đó, nó nhìn thấy con gấu đang trèo cây.
Hỏi: Con nào đang chơi bóng đá?
Sau 2 tuần áp dụng cách này, cậu học sinh lại quay về điểm số rất tệ, thậm chí là điểm 0 cho bài trắc nghiệm Đọc hiểu. Giáo viên gửi kết quả thi về cho bà tiến sĩ cùng với đề nghị được thực hiện bài kiểm tra đặc biệt.
Và bức thư không bao giờ nhận được hồi đáp.
Nguyễn Thảo
Theo Bored Panda
Triết lý giáo dục cho nền giáo dục thế kỉ XXI
"Nền giáo dục hiện đại của lịch sử hiện đại được định hướng và thực thi theo triết lý hiện đại. Lịch sử hiện đại có thể chủ động vươn lên ngang tầm triết học hiện đại - chủ động tạo ra nền giáo dục theo triết lý hợp tác." - GS Hồ Ngọc Đại.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Giáo dục dành cho ai?
Giáo dục dành cho Thế hệ trẻ (nhờ vậy, thế hệ già có cơ hội ăn theo).
Thế hệ trẻ hiện đại thế kỉ XXI là nhân vật lần đầu tiênxuất hiện trong lịch sử hiện thực (các thế hệ trước đây chỉ "lặp lại" nhau).
Nền giáo dục cho Thế hệ trẻ hiện đại cần xử lý đồng thời cả hai mặt của một thực thể chưa hề có: Lịch sử / Triết học.
Lịch sử hiểu là một xã hội đang tồn tại và đang vận động.
Triết họcdùng để xử lý các quan hệ có thực trong giáo dục của xã hội đương thời.
*
* *
Trong giáo dục, về lịch sử, tôi tính từ khi Thầy Khổng Tử mở trường tư dạy học.
Lịch sử thời đó là xã hội tiểu nông của Phạm trù đẳng cấp.
Thầy Khổng Tử dùng triết lý phục tùng.
Cả nước phục tùng một ông Vua.
Cả nhà phục tùng một người cha.
Học trò phục tùng Thầy.
Vợ phục tùng chồng.
Tiếp theo về lịch sử, xã hội công nghiệp tồn tại và vận động theo Phạm trù giai cấp.
Marx đưa ra triết lý đấu tranh.
Xã hội hiện đại thế kỉ XXI tồn tại, vận động và phát triển theo Phạm trù cá nhân.
Xã hội hiện đại liên kết các cá nhân trong từng đơn vị, từ địa phương đến toàn thế giới. Các cá nhân hiện đại, không phân biệt giới tính, nơi sinh sống, liên kết với nhau theo cơ chế phân công - hợp tác.
Sống trong hoàn cảnh lịch sử chưa hề có ấy, tôi nhận ra triết lý của thời đại mình: Triết lý hợp tác.
Từ triết lý phục tùng, lịch sử nhảy sang triết lý đấu tranh: Triết học làm một bước (phép) phủ định.
Từ triết lý đấu tranh sang triết lý hợp tác, lịch sử làm bước phủ định tiếp theo: phủ định của phủ định.
Sự phủ định triết học chỉ làm một việc đẩy phạm trù triết học cũ vào quá khứ, đóngvai trò "hạng nhì", chứ không phải bị thủ tiêu (phủ định sạch trơn).
*
* *
Triết lý cho nền giáo dục hiện đại
Nền giáo dục hiện đại của lịch sử hiện đại được định hướng và thực thi theo triết lý hiện đại.
Lịch sử hiện đại có thể chủ động vươn lên ngang tầm triết học hiện đại - chủ động tạo ra nền giáo dục theo triết lý hợp tác.
Về nghiệp vụ sư phạm, triết lý phục tùng triển khai trên thực tiễn giáo dục theo công thức:
Thầy giảng giải - Trò ghi nhớ
Với triết lý hợp tác, thực tiễn giáo dục sẽ vận hành theo một cơ chế (công thức) chưa hề có (đẩy công thức cũ xuống vị trí "hạng nhì"):
Thầy thiết kế - Trò thi công
Người thầy từng bước phân hóa (cụ thể hóa) trong lịch sử giáo dục:
Ở điểm xuất phát, Thầy chỉ một (một Khổng Tử) - một thể đồng nhất trừu tượng, tự mình làm lấy mọi việc.
Nay, lịch sử ở trình độ phát triển hiện đại, theo triết lý hợp tác thì một thầy trừu tượng ban đầu đã phân hóa (cụ thể hóa) thành ba:
- Thầy thiết kế
- Thầy chuyển giao
- Thầy thi công
Cả ba đều la người lao động sản xuất bộ phận, cùng nhau vì một cá nhân hiện đại: mỗi cá nhân hiện đại tự sinh ra chính mình, trở thành chính mình, xứng đáng với chính mình, một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh.
Theo viettimes
Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Phụ huynh ủng hộ bổ sung nội dung về đầu tư giáo dục Với cha mẹ học sinh, bên cạnh chất lượng giáo dục, chi phí cho giáo dục là vấn đề rất được quan tâm. Với những chỉnh lý trong Luật Giáo dục (sửa đổi) liên quan đến nội dung đầu tư cho giáo dục, cha mẹ học sinh đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ làm rõ nội hàm các khoản thu cấu...