Cô giáo ‘đặc biệt’ ở Hà Tĩnh
Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm học viên khiếm thị ở Hà Tĩnh được cô giáo Phạm Thị Lương (SN 1981) dạy chữ Braille, giúp các em có thêm niềm tin và vững bước hơn trong cuộc sống.
Cô giáo Phạm Thị Lương (bên phải) dạy chữ Braille cho người khiếm thị tại Trung tâm Dạy chữ, dạy nghề và phục hồi chức năng của Hội Người mù tỉnh.
Ước mơ trở thành giáo viên, năm 2001 sau tốt nghiệp THPT, chị Phạm Thị Lương (quê xã Phù Lưu, Lộc Hà) theo ngành sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.
Ra trường, chị Lương dạy ở một trường học ở tỉnh Cà Mau. Năm 2006, sau một vụ tai nạn giao thông, chị đã vĩnh viễn mất đi đôi mắt của mình.
Cô giáo Lương tận tụy dạy chữ cho những học trò không may mắn như mình.
Từ đó, chị Lương sống âm thầm trong bóng tối. Nhưng vốn yêu thích nghề dạy học lại không muốn buông xuông trước số phận, năm 2008, chị tham gia lớp học chữ Braille (chữ nổi) do Trung ương Hội Người mù Việt Nam tổ chức.
Tư chất thông minh, lại đã tốt nghiệp ngành sư phạm từ trước nên bảng chữ cái Braille dành cho người khiếm thị học 3 tháng thì chị Lương chỉ học trong 3 tuần và nhanh chóng trở thành người đọc thông viết thạo loại chữ này.
6 tháng sau, với sự kiên trì, nỗ lực, phấn đấu không ngừng, chị Lương đã trở thành giáo viên dạy chữ Braille tại Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng (TP Hồ Chí Minh).
Chị Lương hướng dẫn học viên đọc chữ Braille bằng những đầu ngón tay.
Video đang HOT
Năm 2014, chị trở về quê ở xã Phù Lưu (Lộc Hà) sinh sống và tham gia lớp dạy chữ Braille cho người khiếm thị tại Trung tâm Dạy chữ, dạy nghề và phục hồi chức năng của Hội Người mù tỉnh từ đó đến nay. Hiện, đã có hàng trăm người khiếm thị được chị xóa mù và trở thành người đọc thông viết thạo chữ Braille.
Khó khăn nhất khi dạy chữ cho người khiếm thị chính là các học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhận thức không đồng đều nên không dễ truyền đạt bài giảng để người học hiểu ngay. Chữ Braille là loại chữ nổi dành cho người mù được viết ngược, đọc xuôi. Người học dùng “ngòi viết” là một thỏi sắt nhọn đâm xuống miếng giấy được lót sẵn vào tấm bảng nhựa có lỗ. Viết xong, các học viên cầm trang giấy lên lật ngược lại rồi mò mẫm đọc bài bằng cảm giác từ các đầu ngón tay của mình.
Mỗi lớp học chữ Braille thường dưới 20 người
Chị Lương chia sẻ: “Dạy người khiếm thị đòi hỏi người truyền đạt phải kiên trì, nhẫn nại, phải cảm thông, yêu thương, thấu hiểu, đặt mình vào hoàn cảnh, suy nghĩ của họ để lựa chọn những cách giảng dễ hiểu nhất. Điều quan trọng nhất là người thầy, người cô phải trao đến cho người khiếm thị tình yêu, niềm đam mê với môn học, giúp họ thấy được mục đích, ý nghĩa của việc học tập…”
Điều may mắn nhất của học trò cô Lương đó là kiến thức cô mang đến không chỉ trong sách vở mà cô còn còn dành nhiều thời gian để tâm sự với học viên. Cô trò đều đặc biệt, thấu hiểu lẫn nhau. Nhiều học viên đã xem cô như một người bạn tri âm tri kỷ, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của các em.
“Với tôi, món quà lớn nhất, hạnh phúc nhất nhân ngày 20/11 chính là thấy các em khiếm thị ngày càng bắt nhịp nhanh hơn, hòa đồng với bạn bè hơn để vươn lên trong học tập”, cô Lương xúc động.
Chỉ một thời gian ngắn theo học, em Võ Công Tuấn (SN 2007, ở xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) đã đọc thông viết thạo chữ Braille.
Từ khi được học chữ Braille tại Trung tâm Dạy chữ, dạy nghề và phục hồi chức năng của Hội Người mù tỉnh, em Võ Công Tuấn (SN 2007) ở huyện Kỳ Anh như bước sang một trang mới của cuộc đời. Nhờ sự động viên, dạy dỗ của các cô giáo, cùng với ý chí và nghị lực, Tuấn đã hòa nhập với môi trường học tập mới.
Tuấn chia sẻ: “Đôi mắt không nhìn thấy gì khiến em rất buồn. Khi em đến với trung tâm, được học chữ Braille, em cảm thấy rất vui khi được hòa nhập với các anh, chị, không còn mặc cảm tự ti về hoàn cảnh của mình nữa”.
Cô Lương là một giáo viên có nghị lực và ý chí tuyệt vời mà rất ít người khiếm thị có được. Cô rất yêu nghề và thực sự muốn gắn bó với nghề, gắn bó với người khiếm thị. Những gì mà chị đã trải qua cùng với lòng hăng say lao động, cảm thông, chia sẻ cho thấy chị thực sự là một tấm gương sáng của nhà giáo dạy chữ Braille.
Với người khiếm thị, việc biết chữ Braille cũng quan trọng như người bình thường biết chữ. Ở Hà Tĩnh mấy năm gần đây, những lớp dạy chữ Braille của chị Lương đã đem lại cơ hội và hy vọng cho nhiều người khiếm thị.
Hướng nghiệp là chìa khóa hòa nhập cho học sinh khiếm thị
Giúp học sinh khiếm thị có nghề phù hợp, lại có thể nuôi sống được bản thân luôn là trăn trở với những giáo viên ở Hội người mù Thanh Hóa.
Giáo viên sát sao theo dõi từng em để có thể định hướng nghề đúng cho học sinh khiếm thị.
Giáo viên đóng vai trò quan trọng
Không chỉ được học chữ, các em học sinh khiếm thị tại Hội người mù Thanh Hóa còn được giáo viên ở đây định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Nhờ đó, hầu hết các em ngay từ thời điểm học lớp 6-7 đã bắt đầu xác định được hướng đi cho mình.
Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Chủ tịch Hội kiêm Giám đốc Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa, đa số các em vào đây không chỉ bị mù mà còn kèm theo một số bệnh khác như trí não chậm phát triển, down hay tăng động... Vì thế để có thể định hướng được nghề cho đối tượng này là việc không hề đơn giản.
"Chúng tôi luôn nhận thức được nghề nghiệp mới giúp các em bước qua những rào cản của xã hội và sống trọn vẹn hơn. Ở đây, giáo viên chính là nhân tố quan trọng trong việc định hướng nghề cho các em.
Để làm được điều đó, bản thân những giáo viên trực tiếp dạy các em sẽ phải nắm được năng khiếu, năng lực của các em, nắm được cả tâm sinh lý, đặc biệt là trong độ tuổi từ 13-14 trở đi, vì đây là giai đoạn cần tác động nhất trong quá trình trưởng thành, phát triển nhân cách của từng em", ông Trung chia sẻ.
Ngay tại trung tâm cũng mở ra nhiều lớp đào tạo nghề để học sinh được thử sức mình. Nếu em nào cảm thấy sức học có hạn, lựa chọn nghề chứ không tiếp tục theo học cao đẳng hay đại học thì có thể chọn nghề phù hợp với mình như: Âm nhạc, thanh nhạc, đàn, sáo, bấm huyệt trị liệu, nghề thủ công mỹ nghệ...
Các em học sinh khiếm thính đang được giáo viên hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp.
"Quá trình dạy văn hóa cho các em, chúng tôi sát sao theo dõi xem từng em có thế mạnh gì, có năng khiếu gì không, hoặc phát hiện những em có tư duy tốt thì sẽ định hướng cho các em. Cuối cùng là làm sao để khi các em bước ra đời, có một công việc không chỉ phù hợp mà còn có khả năng nuôi sống bản thân mình và đặc biệt nghề đó, người lao động luôn được sử dụng", cô Lương Thị Yến, giáo viên của Hội cho biết.
Cũng theo cô Yến, công việc hướng nghiệp cũng không thể ngày một ngày hai, ngoài nắm được thế mạnh, còn phải nắm hoàn cảnh từng em, điều kiện địa phương nơi các em sinh sống có mở ra một nghề nào cho các em hay không.
Người khiếm thị không chỉ dừng lại ở công việc tẩm quất hay tăm tre...
Đến Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người khiếm thị Thanh Hóa, ai cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nghe tiếng sáo được thổi từ một chàng trai mù - Nguyễn Thế Linh. Tài thổi sáo của Linh khiến các bạn và giáo viên của Trung tâm vô cùng ngưỡng mộ.
Từ khi được nhận vào học tại Trung tâm giáo dục dạy nghề cho người khiếm thị Thanh Hóa năm 2016, Nguyễn Thế Linh như bước sang một trang mới của cuộc đời. Nhờ sự động viên, chăm sóc, dạy dỗ của các thầy, cô giáo và các bạn, cùng với ý chí và nghị lực, Linh đã hòa nhập với môi trường học tập mới.
Phát hiện năng khiếu của Linh, em được giáo viên trong Trung tâm định hướng theo nghề âm nhạc và luôn tạo điều kiện để em được học môn này.
Ai cũng tin với năng khiếu thiên bẩm, Linh có thể hòa nhập dễ hơn với cuộc sống và nuôi sống bản thân mình.
Chủ tịch Hội người mù tỉnh Thanh Hóa- Nguyễn Xuân Trung cho rằng, bản thân những giáo viên ở Hội luôn xác định, phải tìm đúng được hướng đi cho học sinh của mình.
"Dạy học sinh khiếm thị không đơn giản chỉ là dạy các em biết chữ mà dạy các em không tự ti, dạy các em cách hòa nhập cộng đồng và hơn hết là tìm tòi, phát hiện năng khiếu của từng em để định hướng nghề nghiệp.
Người khiếm thị không chỉ dừng lại ở công việc tầm quất hay tăm tre như công việc mà xã hội đã "đóng đinh" cho họ. Các em có thể làm ca sĩ, có thể đánh đàn, thổi sáo, có thể học lên cao đẳng, đại học và làm các công việc hành chính...
Tôi từng nói với các giáo viên, ai cũng có những thế mạnh riêng biệt quan trọng là ta tìm ra được và giúp họ phát huy thế mạnh đó. Khi có nghề trong tay, các em sẽ dễ dàng hòa nhập cuộc sống, cơ hội việc làm cũng dễ dàng hơn. Nếu các em hát được, đàn được có thể mở câu lạc bộ và kiếm thu nhập từ đó. Có thể tham gia câu lạc bộ đường phố hay giao lưu trong các sự kiện tại các trường...", ông Trung chia sẻ.
Ông Trung cũng cho biết, những năm qua, nhờ định hướng nghề nghiệp tốt, rất nhiều học sinh đã tìm đúng nghề, có thu nhập ổn định; nhiều em cũng từ Hội được đi học cao lên, giờ đã là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù các địa phương trong tỉnh.
Con đường hòa nhập với người khuyết tật để tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ giáo dục, việc làm còn nhiều trở ngại nhưng vẫn có những chiếc chìa khóa mở được cánh cửa hòa nhập. Một trong số đó là công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.
Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim Giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM) đã chủ động chuyển đổi nội dung sách giáo khoa chữ in sang sách chữ nổi (chữ Braille). Giáo viên hướng dẫn học sinh dò đọc sách đã được thầy cô vừa chuyển sang chữ nổi. Điều này giúp học sinh khiếm thị có thể tiếp cận Chương trình GDPT 2018 một...