Cô giáo đặc biệt của Palestine
Phương pháp giáo dục học mà chơi, nhấn mạnh quan điểm không bạo lực đã đưa một giáo viên sống tại khu trại tị nạn Palestine lọt vòng chung khảo cuộc thi giáo viên giỏi toàn cầu.
Giữa tháng 2 vừa qua, giáo sư người Anh Stephen Hawking đã công bố danh sách 10 giáo viên lọt vào chung khảo cuộc thi giáo viên xuất sắc nhất thế giới năm 2016 – Global Teacher’s Prize của Quỹ Valley Park có trụ sở tại Vương quốc Anh.
Đây là cuộc thi diễn ra hàng năm nhằm chọn và tôn vinh một giáo viên xuất sắc đã có đóng góp nổi bật nhất trong lĩnh vực giảng dạy của thế giới. Người thắng cuộc sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD tại lễ trao giải diễn ra trong tháng 3 năm nay. Hiện kết quả cuộc thi vẫn chưa công bố.
Trong số 10 người đã vượt qua khoảng 8.000 thí sinh tranh tài có cô Hanan Al-Hroub, giáo viên 43 tuổi người Palestine sống tại khu trại tị nạn Dheisheh, phía nam Bethlehem, Palestine.
Cô giáo Hanan Al-Hroub bên các học trò của mình. Ảnh: Globalteacherprize.
Cô giáo Hanan được tôn vinh vì phương pháp giảng dạy chú trọng vấn đề không bạo lực, dùng phương pháp học mà chơi. Không chỉ dạy kiến thức, cô còn bảo ban, hướng dẫn hành vi ứng xử của những học trò vốn bị ảnh hưởng xấu vì bạo lực xảy ra tại những khu vực bị Israel chiếm đóng.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Hãng thông tấn Anadolu, cô Hanan cho biết: “Sự chiếm đóng của người Israel đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới hành vi ứng xử của con cái chúng tôi. Với phương pháp giáo dục của mình, tôi đã tìm cách giải quyết vấn đề đó và đã tạo ra được một thế hệ (trẻ em) mới hòa bình và hợp tác hơn”.
Cô Hanan sinh trưởng trong một trại tị nạn ở Bethlehem. Ở đó, cô thường xuyên phải đối mặt với những hành vi bạo lực. Cô trở thành giáo viên tiểu học sau lần các con cô bị khủng hoảng trầm trọng vì phải chứng kiến một vụ xả súng khi đang trên đường đi học về.
Ý tưởng về phương pháp giáo dục không bạo lực đến với cô Hanan sau lần chồng cô bị lực lượng quân đội Israel bắn tại thành phố Bethlehem ở Bờ Tây.
Cô nhớ lại: “Chồng tôi bị thương. Những người lính Israel đã bỏ mặc anh ấy bị mất máu cho tới chết. Sự việc này đã khiến các con tôi bị sốc”.
Video đang HOT
Chính những trải nghiệm cá nhân trong các cuộc gặp gỡ, tư vấn để trao đổi về hành vi ứng xử của con mình, về sự phát triển cũng như học hành của chúng trong các năm tháng tiếp theo đã khiến cô Hanan thấy mình cần phải giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự, những học trò cần một cách giáo dục đặc biệt ở trường.
Với quá nhiều trẻ em “có vấn đề” trong nước, các lớp học ở Palestine có thể xem là những môi trường căng thẳng nhất. Cô Hanan ra sức bảo vệ quan điểm “Nói không với bạo lực” và áp dụng cách giáo dục học trò đặc biệt do cô xây dựng và đề ra chi tiết trong cuốn sách Chúng ta chơi và học(We play and learn) của cô.
Theo đó, cô tập trung phát triển sự tin cậy, tôn trọng, trung thực và tình yêu thương với các học trò, nhấn mạnh tầm quan trọng của học vấn. Cô khuyến khích các em hợp tác với nhau, quan tâm tới nhu cầu riêng của mỗi người và tưởng thưởng xứng đáng những hành vi tích cực của học trò.
Theo Bộ Giáo dục Palestine, ở khu vực Bờ Tây và Dải Gaza có khoảng 44.000 giáo viên. Với phương pháp giáo dục đó, cô Hanan đã giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng bạo lực học đường vốn thường xuyên xảy ra trước đó.
Cách dạy của cô cũng đã lan truyền cảm hứng tới các đồng nghiệp, khiến họ xem xét lại phương pháp đào tạo của mình, cách quản lý lớp học cũng như những hình phạt họ đang áp dụng với học sinh.
Cô Hanan cho biết hy vọng sẽ giành giải thưởng này để có thể đưa tên tuổi đất nước mình lên bản đồ thế giới.
Cô nói: “Chiến thắng này sẽ gửi đi một thông điệp rằng giáo viên Palestine có thể vượt qua mọi khó khăn. Tôi muốn nói rằng một chiến thắng cho phương pháp giảng dạy của tôi cũng là một chiến thắng cho đất nước Palestine”.
Theo D.Kim Thoa/Tuổi Trẻ
Những cô giáo đặc biệt nhất trên bục giảng
Những cô giáo ấy được gắn với từ "đặc biệt" là bởi, có người đã 82 tuổi vẫn cần mẫn tới lớp dạy miễn phí cho học trò con chữ, có người đã vượt qua những định kiến về giới tính để truyền thụ bao điều hay,..
1. Cô giáo 82 tuổi, 17 năm đứng lớp dạy trẻ khuyết tật
Những người biết đến lớp học của bà giáo Hồ Hương Nam đều gọi nó là lớp học của tình thương. Ở đó không có bảng, phấn viết như lớp học thông thường. Thay vào đó, bà Hương Nam phải đến từng bàn, kèm từng em một, vỗ về động viên lũ học trò chịu thiệt thòi từ khi sinh ra.
Vốn là giáo viên Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), sau khi nghỉ hưu, bà Nam làm công tác dân số tại phường Yên Phụ. Ở đây bà thấy có trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ nhưng không được đi học. Vì vậy, bà quyết tâm mở lớp dạy cho những đứa trẻ đặc biệt này.
Lớp học tình thương nằm trong khuôn viên của trường THCS An Dương, có 18 em khuyết tật độ tuổi từ 8 đến 34 tuổi theo học, với nhiều dạng khuyết tật. Vì vậy, bà Nam phân trình độ học sinh theo từng bàn và mỗi bàn lại áp dụng phương pháp dạy riêng.
Học sinh ở lớp học này chỉ học những kiến thức cơ bản như đánh vần, học viết và làm phép tính đơn giản. Tuy nhiên, đứa nào đứa nấy, học trước quên sau, có khi cả tháng chỉ viết chữ O. Chia sẻ về cậu học sinh Lương Hồng Dương, bà Hương Nam cho biết: "Dương bị bại liệt và thiểu năng trí tuệ nhưng 15 năm nay, gia đình cháu luôn cố gắng đưa con đi học mỗi ngày, không vắng một buổi. Cháu học được gì không quan trọng, mà điều lớn hơn là cháu đã hòa nhập được cộng đồng, trở nên ôn hòa và tình cảm hơn".
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, bà giáo Hương Nam nói rằng, dù mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng bà vẫn sẽ đến lớp khi còn có thể. Bởi với bà, 17 năm qua, lớp học của tình thương ấy đã trở thành 1 phần trong cuộc sống, là nỗi lo đau đáu mỗi ngày.
2. Lớp học đặc biệt của cô giáo Đạm
Ở làng Ngọc Bật, xã Cao Phong (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) có một lớp học rất đặc biệt. Đó là lớp học của cô giáo tý hon Kiều Thị Ánh Tuyết. Tên ở nhà của cô Tuyết là Đạm, nên người dân quanh vùng quen gọi là cô giáo Đạm.
7 năm qua, cứ chủ nhật hàng tuần là học sinh lại đều đặn tới lớp của cô Đạm. Trong căn nhà ba gian, các em ngồi ngăn ngắn xếp từng quyển vở riêng để cô giáo tiện kiểm tra bài cũ.
Cô Đạm cho biết: "Cô ưu tiên dạy môn Toán nhiều hơn vì các em ở quê không có điều kiện đi học nên các bài toán nâng cao ít nhiều gây khó khăn."
Một mình đứng lớp, khi thì cô học trò lớp 2 chưa hiểu phần này, lúc thì cậu học trò lớp 4 chưa hiểu phần kia, cô giáo nhỏ cứ lặng lẽ di chuyển tới, giảng dạy cụ thể, chi tiết cho học trò.
Có lẽ bởi sự cần mẫn ấy mà lớp học nơi quê nghèo chỉ có 20 em theo học thì đã có tới 10 em là học sinh giỏi các cấp. Mỗi đứa trẻ đỗ đạt bay ra từ lớp học nhỏ là một niềm vui vô hạn dành cho cô Đạm.
Cô giáo này chia sẻ: "Vì ngoại hình thấp bé nên sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật mình không xin được việc. Ở nhà thương bọn trẻ nên nhận dạy kèm các cháu. Thấy con mình tiến bộ, tiếng lành đồn xa nên lớp cứ thế đông dần".
Điều đặc biệt là, dù hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng không mấy dư dả nhưng 7 năm nay, cô Đạm dạy miễn phí hoàn toàn cho các em.
3. Cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm và lớp học đỗ ĐH 100%
Sau khi chuyển giới thành công, chàng trai Phạm Văn Hiệp đã trở lại với cái tên nữ tính Phạm Lê Quỳnh Trâm và dạy luyện thi đại học tại Trung tâm dạy nghề quận 4 (TP.HCM). Không chỉ nhận ôn luyện cho học trò lớp 12, cô giáo này còn mở lớp ôn thi dành cho những bạn muốn học liên thông, thi lại ĐH. Năm 2013, lớp học của cô đón nhận tin vui chưa từng thấy khi 100% học sinh đều đỗ đại học. Thậm chí có em đầu vào điểm chỉ có 13 điểm, sau 4 tháng ôn thi, bạn đã được 19 điểm.
Cô giáo chuyển giới đứng lớp luyện thi đại học (Ảnh Zing)
Chia sẻ về lý do muốn được đứng trên bục giảng, cô Trâm nói: "Cô thích dạy học và muốn dạy cho những học sinh có học lực yếu, giúp các em học tốt, vì các em có ít sự lựa chọn trong học tập. Còn những em học sinh giỏi, các em có nhiều sự lựa chọn hơn. Dù dạy các em học lực yếu có cực hơn nhưng khi các em đạt được kết quả tốt, cô thấy rất hạnh phúc".
Thời gian đầu khi mở lớp, cô Trâm miễn phí học phí hoàn toàn cho các em, tuy nhiên sau đó, nhiều học viên đã yêu cầu được đóng 1 phần để giúp cô chi phí thuê lớp học cũng như đảm bảo cuộc sống.
Nữ giáo viên này nói rằng, khi đứng trên bục giảng, mình không nghĩ tới điều gì cả, ngoài việc mong được giảng dạy, được truyền đạt kiến thức cho các em. Sau mỗi bài giảng, cô Trâm lại ân cần tới từng bàn, hỏi xem các em đã hiểu bài chưa, nếu chưa hiểu, cô sẵn sàng đứng lại hàng giờ để giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ.
Như chiếc xe luôn đi về phía trước, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mỗi ngày đều làm con ong cần mẫn, chăm chỉ cóp nhặt từng niềm vui và trao hạnh phúc cho đời.
Theo Danviet
Cô giáo của những đứa trẻ bị bỏ rơi Mặc cả lớp cười ồ lên, trong bài văn của mình, một học sinh bị bỏ rơi ở bệnh viện đã viết: "Mẹ của con là cô giáo Thủy, mẹ dạy 9 anh em chúng con. Mẹ của con rất hiền, thường dạy chúng con điều hay lẽ phải...". Những câu văn chân thực, giản dị nhưng khiến cô Thủy (Trung tâm 02)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025
Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền
Thế giới
16:22:39 29/04/2025
Sinh vào 3 tháng Âm lịch này có sao tốt chiếu mệnh nên cuộc đời suôn sẻ
Trắc nghiệm
16:09:56 29/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối thơm nức mũi, có món canh là đặc sản đồng quê nhiều người mê
Ẩm thực
16:08:36 29/04/2025
Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?
Netizen
16:02:54 29/04/2025
Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời
Hậu trường phim
15:56:57 29/04/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt
Phim châu á
15:46:09 29/04/2025
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu
Sao việt
15:43:31 29/04/2025
Ông hoàng phim 18+ bị gia đình từ mặt, 2 lần tự tử vì bệnh tâm lý
Sao châu á
15:32:03 29/04/2025
Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong
Tin nổi bật
15:19:42 29/04/2025