Cô giáo chữa bệnh “nghiện game” cho học trò
Chính tư duy là thuốc chữa bệnh, học sinh không còn ghiền game, chuyển sang trạng thái khám phá bản thân, suy nghĩ tích cực, không còn lệ thuộc vào máy tính.
Về Trường Trung học cơ sở Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu, tôi được nghe phụ huynh, học sinh ca ngợi cô giáo Nguyễn Thị Hoài Giang “trị bệnh nghiện game”.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên ngành Tin – Kĩ Thuật Công Nghiệp. Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Giang vào ngành từ năm học 2011-2012.
Gặp cô Giang, cô tâm sự “Cùng với sự phát triển của game online (trò chơi trực tuyến) trên mạng internet; nghiện game phát triển thành một loại bệnh, để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Học sinh nghiện game không còn hiếm gặp; hình ảnh các em “cày game” lờ đờ, uể oải cứ trăn trở trong suy nghĩ của tôi, làm sao “cai” game cho các em?
Không gì hay hơn, biến “kỹ năng” chơi game của các em thành sở trường, phát huy năng lực cho mỗi học trò.
Từ đó, tôi gợi ý cho các em học sinh bị “bệnh” viết một trang web để có thể vừa chơi mà lại vừa học; tạo nên trải nghiệm “chinh phục máy tính” cho chính mình.
Bàn bạc với đồng nghiệp trong trường, tôi “lọc ra” 12 em có “sở trường tin học”. Cho các em đọc một đoạn code; thử thách các em, giúp các em hiểu hơn về tin học thực sự là gì, chứ không phải chỉ là “bùm, chiu, bụp…”.
Chính tư duy là thuốc chữa bệnh, học sinh không còn ghiền game, chuyển sang trạng thái khám phá bản thân, suy nghĩ tích cực, không còn lệ thuộc vào máy tính.Các em từ hình thức sử dụng “sản phẩm của người khác”, nay chuyển đổi sang trạng thái tư duy; thách thức chính bản thân mình, từ “bệnh nhân” nay tự “tạo kháng thể” chống lại bệnh.
Dần dần, độ khó đoạn code tăng cao, rèn luyện cho học sinh tư duy, quên luôn game lúc nào không hay.
Trong đó có hai em đã nêu ra ý tưởng để hoàn thành một sản phẩm tin học của mình; nghe ý tưởng của các em, tôi đề xuất nhà trường hướng dẫn các em, lấy sản phẩm tham gia thi khoa học kĩ thuật.
Lĩnh vực phần mềm hệ thống dự thi, lĩnh vực ít tốn kém nhất, giảm chi phí đầu tư cho nhà trường; giúp các em phát huy năng lực của mình nên đã được ban giám hiệu đồng ý.”
Video đang HOT
Dự án các em tham dự thi Khoa học kĩ thuật, đạt giải Nhất cấp Tỉnh, được chọn tham gia dự thi toàn quốc, đạt giải sáng tạo cấp Quốc gia của tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng.
Cô Nguyễn Thị Hoài Giang (áo dài) cùng học trò, tham gia thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia năm học 2018-2019. (Ảnh CTVCC)
Với niềm đam mê, nhiệt huyết của mình trong đổi mới dạy học, cô Nguyễn Thị Hoài Giang đã đạt nhiều thành tích khác:
Năm học: 2011 – 2012, ôn thi học sinh giỏi Tin học đạt kết quả: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải B và 1 giải Khuyến khích cấp Thành phố; 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích cấp Tỉnh.
Năm học: 2015 – 2016: Giải Khuyến khích cấp Tỉnh trong dạy học tích hợp môn Công nghệ.
Năm học: 2016 – 2017: Giải Khuyến khích cấp Tỉnh trong dạy học tích hợp môn Công nghệ.
Trước nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục, mỗi giáo viên phải tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đòi hỏi của giáo viên thời đại 4.0, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Giang đã học liên thông Đại học, tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành Sư phạm Tin học.Trường Trung học cơ sở Thắng Nhất là một ngôi trường nhỏ, nhưng những đóng góp nhỏ bé của cô giáo Giang đã góp phần không nhỏ trong phong trào dạy tốt, học tốt của nhà trường.
Giáo dục đang đổi mới nội dung và phương pháp, giáo viên phải tự đổi mới chính mình để đáp ứng yêu cầu mới, mỗi thầy cô lấy yêu thương học trò làm hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học trò hạnh phúc, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Giáo dục 4.0: Học tập trực tuyến sẽ thay thế phương pháp giáo dục truyền thống
"Mô hình giáo dục trực tuyến sẽ dần thay thế các phương pháp giáo dục truyền thống là điều tất yếu không một quốc gia nào nằm ngoài guồng quay đó".
Đây là ý kiến được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo: "Định hướng giáo dục - kiến tạo tương lai" do hệ thống giáo dục Apax Franklin tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
Tự học để khám phá bản thân
Tại hội thảo, PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho rằng, trong nền giáo dục 4.0 người học luôn đóng vai trò trung tâm, sự nỗ lực cá nhân chiếm hơn 40% trước quyết định thành công. Cho nên, tính tự học, tự nghiên cứu và tự hòa nhập với quốc tế của các bạn học sinh là luôn cần thiết trước guồng quay của công nghệ hiện đại. Đây là lúc cần thay đổi tư duy và phương pháp giáo dục đối với trẻ ngay từ trên ghế giảng đường.
PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên
Minh chứng cho lập luận của mình, PGS Tú Anh phân tích, xã hội đã thay đổi trong nhiều thập kỷ qua, trước đây biết sử dụng tiếng Anh; kỹ năng công nghệ thông tin, tiếp cận nguồn học liệu... là thế mạnh để xin việc; nhưng đến ngày nay những điều này chỉ được đánh giá ở mức độ ai cũng cần phải có và đương nhiên một người công dân thế hệ trẻ luôn phải trang bị.
Do đó, phụ huynh và giáo viên chính là người có trách nhiệm giúp các bạn học sinh tự hiểu được bản chất và truyền đạt đầy đủ những kĩ năng giúp con trẻ hội nhập quốc tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Ông David Hooser, Hiệu trưởng trường Franklin Virtual (Mỹ)
Theo ông David Hooser, Hiệu trưởng trường Franklin Virtual (Mỹ), nhiều bậc phụ huynh ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị áp lực bởi quá nhiều định kiến trong giáo dục phát triển của trẻ; không ít gia đình đặt ra mục tiêu thay con và gò ép chúng chạy theo những thành tích mà cha mẹ mong muốn.
Ở nước Mỹ, các phụ huynh không được phép làm vậy, họ chỉ đóng vai trò giúp con chuyển từ kiến thức sách vở sang phát triển năng lực bản thân; giúp con khai phóng những khả năng, vượt khó khăn để đi lên thay vì được bao bọc nhiều.
Muốn con phát triển được năng lực của bản thân thì cần cá nhân hóa việc học, nghĩa là học sinh có quyền quyết định lựa chọn môn học, hình thức học ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài số giờ lên lớp theo quy định, các bạn học sinh sẽ được tự do học ở nhà, học nhóm, câu lạc bộ... theo hình thức học trực tuyến qua email, video, audio, truyền hình trực tuyến, chia sẻ ứng dụng thông tin... tùy vào trình độ, tốc độ và lựa chọn của học sinh để đạt được kết quả tốt nhất.
Khi đó các em được rèn kỹ năng mở rộng tiếp cận thông tin, giúp lấp đầy những khoảng trống trong giáo dục truyền thống và tự vận dụng các công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa thông tin, xử lý giải quyết vấn đề theo hướng suy nghĩ của trẻ. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ ngơ vấn đề này thì các em sẽ bị kém bởi mặt nhận thức, kỹ năng xử lý vấn đề, dẫn đến chịu thua so với các nước đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.
Thời đại của giáo dục trực tuyến
Đưa ra thống kê, ông Mike Pelletier, chuyên gia Edtech- Elearning từ Canada cho biết, ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ và Canada, các mô hình đào tạo trực tuyến đang được coi là mô hình giáo dục của tương lai.
Tại Mỹ, mô hình đào tạo trực tuyến đã được triển khai tại hơn 34 bang và 29 bang áp dụng mô hình blended (tích hợp học trực tuyến với chương trình tại trường). Có được những biến chuyển này bởi sự xuất hiện của công nghệ hiện đại như Big Data, IOT, AI... đã tạo ra những nền tảng học tập giúp "cá nhân hoá một cách chính xác" nhu cầu học tập của mỗi học sinh.
Theo ông Mike Pelletier, xu hướng giáo dục đã chuyển đổi từ giáo dục đại trà sang huấn luyện dạy dỗ từng cá nhân và ở kỷ nguyên 4.0 sẽ tập trung vào "cá nhân hoá" học sinh. Do đó, việc giáo dục trực tuyến sẽ ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đang hướng tới một xã hội không khoảng cách về mặt địa lý và không có giới hạn về khám phá, chia sẻ kiến thức mới.
Bà Vu Mỹ Lan, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup (đơn vị chủ quản của Apax Franklin) phát biểu.
Nắm bắt được xu hướng phát triển, bà Vu Mỹ Lan, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup cho rằng, việc xây dựng mô hình học tập trực tuyến giúp học viên linh hoạt về thời gian, lộ trình học tập được thiết kế cá nhân và tiết kiệm chi phí lên đến 80% so với việc đi du học, đồng thời có thể tiếp cận và trải nghiệm tối đa giá trị của nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới ngay tại Việt Nam.
Hà Cường
Theo Dân trí
Trần Văn Bắc giỏi Vật lý, xuất sắc trong hoạt động hội sinh viên Chàng trai vừa năng động vừa học tốt và luôn giữ trong mình một tinh thần lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực và thích giúp đỡ mọi người. Nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ Trần Văn Bắc - Sinh viên năm 4, Trường đại học Tân Trào xuất thân trong một gia đình thuần nông ở xã Thái...