Cô giáo “chắp cánh” ước mơ nghiên cứu khoa học của học sinh ra thế giới
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, cô Phùng Thị Kim Huệ về với tỉnh Gia Lai để làm giáo viên. Qua đó, cô đã “chắp cánh” cho nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh vươn ra thế giới.
Nuôi dưỡng những “mầm xanh” khoa học
Cô Phùng Thị Kim Huệ ( giáo viên môn Sinh học, Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không chỉ tâm huyết với nghề, mà còn là người khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH) cho học sinh trên địa bàn tỉnh vùng núi Gia Lai
Tâm sự về công tác xây dựng phong trào nghiên cứu trong nhà trường, cô Huệ cho biết: “Ngay từ năm 2014, việc tổ chức các cuộc thi khoa học – kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trên địa bàn tỉnh còn khá mới mẻ.
Bằng những kinh nghiệm tham khảo ở nhiều trường trong và ngoài nước, tôi đã mạnh dạn xin tổ chức hội thảo đầu tiên về phong trào nghiên cứu KHKT cho học sinh tại tỉnh Gia Lai.
Sau nhiều khó khăn, hội thảo đã có 99 ý tưởng của học sinh được đề xuất. Kể từ đó đến nay, phong trào nghiên cứu trong học sinh ngày càng lớn mạnh, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh”.
Trên hành trình thực hiện ước mơ của các học sinh luôn có sự âm thầm giúp đỡ của cô giáo Phùng Thị Kim Huệ (ngoàni cùng bên trái)
“Trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia NCKH, có rất nhiều khó khăn. Theo đó, công tác này trong các trường phổ thông chưa được xem trọng như ở các trường đại học và cao đẳng mà vẫn chỉ là hoạt động mang tính phong trào, lập thành tích, chưa được lan tỏa rộng rãi.
Ngoài ra, giáo viên không có đủ điều kiện thời gian, kinh nghiệm, nhà trường không có kinh phí, thiết bị cho việc thí nghiệm, học sinh còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng nghiên cứu…”, cô Huệ bộc bạch
Nhằm khích lệ học sinh NCKH, phát huy sự sáng tạo, cô Huệ thường xuyên cung cấp thông tin về những cuộc thi sáng tạo, KHKT. Đồng thời, cô còn gợi mở nhiều đề tài, dự án có ý nghĩa thiết thực và khuyến khích các em đề xuất ý tưởng.
Cô cũng tích cực nghiên cứu để xuất bản nhiều công trình trên các tạp chí Việt Nam và thế giới để “tạo lửa” cho học trò. Trong giờ học, cô Huệ luôn liên hệ đến nhiều kiến thức thực tiễn, có tính ứng dụng để cô trò cùng trao đổi, tạo cho tiết dạy sôi nổi.
Bên cạnh đó, cô Huệ cũng tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong lớp học, các giờ thực hành kĩ năng để không chỉ giúp học sinh cảm thấy hứng thú học tập, hiểu thêm những kiến thức mở rộng không bị bó hẹp kiến thức trong sách giáo khoa mà qua đó có thể chọn lựa các em nổi bật để hướng dẫn tham gia các cuộc thi khoa học, kỹ thuật các cấp.
Video đang HOT
Cô Phùng Thị Kim Huệ (giữa) cùng học sinh nhận giải khoa học, kỹ thuật năm học 2016-2017.
Để khắc phục việc thiếu kinh phí thực hiện, cô kêu gọi sự đóng góp từ phía doanh nghiệp. Gần đây, cô Huệ đã sáng lập ra Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên với hy vọng sẽ tập hợp các nhà khoa học về Gia Lai để giúp đỡ học sinh.
Cô cùng các nhà khoa học các thực hiện các nghiên cứu nhằm giúp địa phương khắc phục các vấn đề về môi trường, phát triển các cây trồng nông nghiệp.
Liên tục giành giải ở các cuộc thi khoa học, kỹ thuật
Chỉ trong 5 năm, cô Huệ tham gia hướng dẫn đội tuyển học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, Gia Lai) tham gia cuộc thi sáng tạo KHTK và năm nào cũng giành được giải cấp tỉnh và quốc gia.
Trong 2 năm học gần đây, Bộ GD&ĐT đã chọn 2 dự án nghiên cứu của cô Huệ hướng dẫn để đưa đi tham dự cuộc thi sáng tạo KHKT Quốc tế tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, dự án “Nghiên cứu khả năng đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư từ hệ nano phát quang đất hiếm – kháng thể (TMC), định hướng điều trị đích căn bệnh ung thư” đã đạt huy chương vàng cuộc thi Phát minh và Sáng chế Thế giới (WICO) năm 2020.
Em Lê Nhật Minh (học sinh trường chuyên Hùng Vương, người đã giành huy chương vàng cuộc thi WICO năm 2020) cho biết: “Ngay từ khi đề tài mới chỉ là ý tưởng, cô Huệ đã cùng em lập ra nhiều phương hướng nghiên cứu.
Cô kết nối với các giáo sư, trung tâm, viện nghiên cứu sinh học để góp ý kiến cho đề tài của em tham gia dự thi. Ngoài giờ dạy, hai cô trò tranh thủ những buổi trưa để chạy đua với thời gian nhằm giúp cho em nộp dự án đúng tiến độ.
Không những em mà nhiều bạn trong trường đều xem cô như một người mẹ để cùng trao đổi ý tưởng và trò chuyện trong cuộc sống”.
Trao đổi với chúng tôi, cô Lê Thị Thu – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương cho biết: “Trong quá trình công tác ở trường, TS. Phùng Thị Kim Huệ là một cô giáo có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, là tấm gương tiêu biểu trong phong trào tự học, sáng tạo và nghiên cứu.
Đặc biệt, cô là người khởi xướng các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cho học sinh hào hứng tham gia, không chỉ mang lại nhiều thành tích cho trường, cho tỉnh mà con tạo được làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ và gây dựng được phong trào lớn mạnh”.
Cô Phùng Thị Kim Huệ tham dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2020.
Được biết, trong 5 năm qua, cô Phùng Thị Kim Huệ đã có nhiều dự án được công bố trong và ngoài nước. Hiện nay, cô Huệ đang chủ nhiệm một dự án lớn có từ nguồn kinh phí nhà nước và hướng dẫn khoa học cho 2 dự án về hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ đó, cô Huệ đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Năm 2018, cô Huệ nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.
Mới đây nhất, cô đại diện cho 26 ngàn cán bộ giáo viên của tỉnh Gia Lai tham dự và nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT về điển hình tiên tiến của ngành Giáo dục trong giai đoạn 2016-2020.
Chuyện về thủ lĩnh tình nguyện được tuyển thẳng vào đại học
Ngoài thành tích học tập đáng nể thì Phúc còn được xem là "thủ lĩnh" của những phong trào tình nguyện, giúp đỡ, nâng bước cho hàng trăm học sinh vùng khó.
Những ngày này, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Lê Văn Phúc (Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương, thành phố Pleiku, Gia Lai) lại tất bật trở lại với công việc tình nguyện.
Bộ sưu tập huy chương đáng nể
Lật giở những tấm bằng khen, huy chương đạt được trong suốt ba năm học phổ thông, Phúc tâm sự, đó là thành quả của những ngày nổ lực học tập, rèn luyện.
Phúc nhận giải thưởng tình nguyện quốc gia 2020 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao tặng. Ảnh: NVCC
12 năm liền là học sinh giỏi, huy chương bạc môn Địa lý Olympic 30/4, hai năm liên tiếp (lớp 11 và lớp 12) đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, một giải nhất học sinh giỏi môn Địa cấp tỉnh...
Kết quả đó bắt nguồn từ niềm đam mê, yêu thích đặc biệt của chàng trai phố núi với môn Địa lý. Bởi theo Phúc, đó là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống.
"Địa lý không phải là môn học khô khan với những số liệu dài mà nó chứa đựng nhiều điều bổ ích. Ngoài những kiến thức học được từ thầy cô, bạn bè thì em cũng thường xuyên lên mạng để tìm hiểu, đọc thêm các sách về Địa lý".
Phúc cũng cho biết, do đủ yêu cầu tuyển thẳng vào đại học nên em đã đăng kí vào học ngành Địa lý học với mong muốn sẽ thực hiện ước mơ được làm một Kỹ sư địa chất hay về Khí tượng thủy văn, môi trường.
Tuy nhiên, việc được xét vào học hay không thì vẫn phải chờ nhà trường công bố trong thời gian tới.
"Kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi do có sự chuẩn bị kỹ nên em làm bài cũng khá tốt. Đề thi năm nay cũng sát với kiến thức mà chúng em đã học", Phúc cho hay.
Thủ lĩnh của phong trào tình nguyện
Nhìn chàng tân sinh viên dáng người mảnh khảnh này ít ai nghĩ rằng đó lại là "thủ lĩnh" của một câu lạc bộ có tiếng đất Tây Nguyên - câu lạc bộ Fly To Sky.
Đây là nơi tập hợp những tình nguyện viên nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường được tiếp cận con chữ.
"Từ ngày lên lớp 10, em bắt đầu làm quen với công việc tình nguyện và cảm thấy nó rất ý nghĩa.
Nhìn những cảnh đời, những học sinh phải bỏ học giữa chừng vì khó khăn khiến em có thêm động lực để làm một việc gì đó giúp các bạn.
Do đó, em đã chủ động sắp xếp thời gian học để có thể tranh thủ đi quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ".
Nhận được sự ủng hộ của ba mẹ, ngày 2/9/2018, Phúc đã thành lập câu lạc bộ Fly To Sky để tập hợp những người bạn chung chí hướng, cùng chăm lo, giúp đỡ học sinh nghèo.
Nhớ lại ngày đầu thành lập, Phúc nói: "Hồi đó, câu lạc bộ chủ yếu là các bạn học sinh trường chuyên Hùng Vương. Những ngày đầu, các thành viên tranh thủ ngoài giờ học đi bán hoa, bán bút, tổ chức các đêm nhạc... để gây quỹ.
Rồi vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ. Số quỹ dành dụm được tụi em mua áo quần, sách vở, dụng cụ học tập tặng cho các bạn học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa".
Để lan toả kiến thức, nhóm của Phúc còn đi xin từng quyển sách về làm tủ sách cho học sinh vùng khó. Kinh phí mà câu lạc bộ thực hiện 15 dự án cho học sinh nghèo đã lên đến 300 triệu đồng cùng hàng ngàn quyển sách hay.
"Những tủ sách tại các trường như Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Yang Nam, trường trung học phổ thông Hà Huy Tập... đều do tụi em vận động, xây dựng", Phúc nói tự hào.
Say mê công tác tình nguyện, thành tích học tập giỏi, Phúc đã vinh dự nhận được giải thưởng "tình nguyện quốc gia năm 2020" do Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao tặng.
Đó là phần thưởng nhằm ghi nhận những cống hiến của chàng trai Tây nguyên với cộng đồng, xã hội.
Thi tốt nghiệp THPT xong, khẩn trương về đơn vị tiếp tục chống dịch Covid-19 Nhiều chiến sĩ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT lại tất tả lên đường trở lại đơn vị, trở lại những điểm cắm chốt dọc tuyến biên giới Gia Lai - Campuchia, tham gia phòng chống dịch Covid-19. Những thí sinh áo lính - TRẦN HIẾU Nhiều phụ huynh, học sinh phố núi không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều thí sinh...