Cô giáo Cao Minh Hà chia sẻ “võ” để làm chủ nhiệm tốt
Làm chủ nhiệm phải có “võ”, võ ở đây không phải võ thuật, võ miệng mà là võ từ tâm. Giáo viên phải tâm huyết, dành hết tình yêu thương học trò mới làm được.
Trong suốt hơn 20 năm giảng dạy, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô giáo Cao Minh Hà, giáo viên môn Ngữ Văn trường Trung học cơ sở An Đà (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) luôn được học sinh yêu quý, lãnh đạo tin tưởng, đồng nghiệp trân trọng và đánh giá cao về khả năng làm chủ nhiệm lớp.
Chia sẻ về cách giáo dục học sinh, cô giáo Hà nói: “Nghề giáo cần nhất là cái tâm.
Có năng lực chuyên môn, dạy giỏi nhưng không thương trò, không tâm huyết với nghề thì không thể thành công”.
Cô giáo dạy Ngữ Văn nhớ về năm học 2009- 2010, khi cô mới làm công tác chủ nhiệm.
Cô Hà được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9D5, một lớp có nhiều học sinh nam cá biệt, mọi phong trào của lớp đều đứng cuối cùng (xếp thứ 20/20) toàn trường.
Khi nhận nhiệm vụ, cô giáo Hà lúng túng và có một chút lo sợ, sợ vì chưa có kinh nghiệm lại nhận chủ nhiệm lớp “cá biệt” như vậy thì không biết cô có thể hoàn thành nhiệm vụ không?
Cô giáo Cao Minh Hà cùng các em học sinh trao đổi về nội dung bài học (Ảnh: LT)
Tuy nhiên, được sự động viên của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và gia đình ủng hộ, chia sẻ, cô giáo Hà đã hạ quyết tâm làm tốt công việc chủ nhiệm lớp 9D5.
“Lúc đầu tôi cũng rất ngại nhưng nghĩ thương trò, tôi hạ quyết tâm vực phong trào của lớp đi lên”, cô giáo Hà chia sẻ.
Những ngày đầu bắt tay vào việc đưa học trò vào khuôn khổ, cô giáo Hà mất rất nhiều thời gian và công sức.
Video đang HOT
Cô Hà còn đặt ra kế hoạch cụ thể, chi tiết với những lộ trình để vực dậy phong trào học tập của lớp.
Theo đó, cô bàn với cán bộ lớp đặt ra nhiều nội quy về học tập, phong trào, giờ giấc…
“Thời gian đầu, nhiều học sinh ngấm ngầm chống đối, thường xuyên dấu sổ đầu bài để cô không nắm được thông tin của lớp.
Thấy vậy, tôi không trách mắng các em, mà bí mật tìm hiểu xem ngày hôm đó, ai trực nhật, người cầm sổ đầu bài là em nào và gặp riêng em đó để làm công tác vận động, tư tưởng.
Lúc đầu, trò vẫn ngang bướng và chống đối. Nhưng dùng biện pháp tâm lý “mưa dầm, thấm lâu”, cô giáo Hà kể.
Sau một thời gian ngắn, các em học sinh lớp 9D5 đã hiểu ra tấm lòng, tình cảm và sự tế nhị của cô giáo, các em hợp tác xây dựng phong trào.
Và chỉ sau ba tháng, lớp cô giáo Cao Minh Hà chủ nhiệm đã vươn lên đứng thứ 7/20 lớp của trường Trung học cơ sở An Đà.
Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, cô giáo Hà cho biết: “Làm giáo viên chủ nhiệm phải có “võ”.
Võ ở đây không phải võ thuật, võ miệng mà là võ từ tâm, giáo viên phải thực sự tâm huyết và dành hết tình yêu thương cho học trò thì mới làm được”.
Thời gian làm công tác chủ nhiệm cô giáo Hà nhớ nhất có lần trong lớp thường xuyên mất đồ.
Đỉnh điểm, một hôm cán bộ lớp báo với cô có bạn mất tiền đóng học. cô Hà vội lên lớp, nhận thấy cách hành xử không bình thường của em P.
“Tôi đã xin giáo viên bộ môn 15 phút đầu giờ để cho học sinh ghi phiếu kín báo cáo cô về những bất thường trong lớp từ đầu giờ học.
Từ những tờ phiếu kín do các em học sinh trong lớp “mách”, tôi biết em P. chính là thủ phạm lấy tiền học của bạn.
Khi có được thông tin thủ phạm trong tay, tôi đã đi một vòng lớp để quan sát và thấy chiếc áo mưa ở ngăn bàn em P. gấp rất cẩn thận.
Cuối giờ học, tôi khéo léo đề nghị em P. cho mình mượn áo mưa mang về. Thấy sắc mặt em thay đổi, tôi vẫn cố tình mượn bằng được chiếc áo mưa đó.
Quả thật, em P. đã giấu tiền trong áo mưa. Sau khi lấy tiền để trả lại học sinh bị mất, tôi gọi riêng phụ huynh và em P. để nhắc nhở khéo không để các bạn trong lớp biết.
Từ đó, lớp học trở lại bình thường, em P. đã thực sự thay đổi tính nết và học hành chăm ngoan”, cô giáo Hà kể.
Với những giáo viên và học sinh Trường trung học cơ sở An Đà, cô giáo Cao Minh Hà là hình mẫu của một giáo viên giỏi, không chỉ dạy trò kiến thức mà còn dạy cách sống, dạy đạo đức, lối sống.
Cô giáo Hà thực sự là tấm gương sáng để các thầy cô giáo nhà trường, đồng nghiệp tại Hải Phòng và học trò noi theo.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Tuyển dụng đặc cách - Hy vọng của hàng trăm giáo viên hợp đồng Phú Yên
Tuyển dụng đặc là hy vọng cho những giáo viên tâm huyết có nhiều năm cống hiến với nghề, nhưng cơ hội cũng trôi qua với những người không còn đứng lớp.
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ, tỉnh Phú Yên đã dừng xét tuyển viên chức theo kế hoạch trước đó và triển khai thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên diện hợp đồng lao động. Thông tin này đã mang lại nhiều hy vọng cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong diện hợp đồng đã có thời gian dài đứng trên bục giảng và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
Giờ học tại trường Tiểu học Lạc Long Quân, TP Tuy Hòa.
Những ngày này, nhận được thông tin tỉnh sẽ thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đang hợp đồng lao động, cô Trần Thị Kiều, giáo viên Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Võ Văn Kiệt, thành phố Tuy Hòa không giấu được niềm vui. Đã có 7 năm gắn bó với trường, với lớp, cô giáo Trần Thị Kiều tự tin khi mình đủ các điều kiện xét tuyển. Theo quy định, đối tượng được xét đặc cách là những giáo viên đã có thời gian kí hợp đồng lao động, có bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015 và đang trong thời gian còn hợp đồng; việc tuyển dụng trên cơ sở trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Cô giáo Trần Thị Kiều vui mừng nói: "Nhiều lúc, tôi không tin vào việc được xét đặt cách. Tôi rất vui, nhưng cũng lo vì không biết sẽ xét đặc cách thế nào. Mong tỉnh xem xét sớm để bọn em an tâm công tác".
Ngày 18/11 vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản gửi các Sở Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, các địa phương yêu cầu dừng xét tuyển viên chức ngành giáo dục theo Kế hoạch 79 của UBND tỉnh để triển khai thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đang hợp đồng lao động. Theo đó, sau khi thực hiện tuyển dụng đặc cách, nếu đơn vị, địa phương vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì thực hiện việc thi tuyển công khai theo quy định của Luật Viên chức.
Cô Minh Thanh Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết: "Theo tôi, việc xét đặc cách rất hợp lý. Tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện công tác bởi vì chưa được thi tuyển. Hiện đội ngũ giáo viên, nhất là môn chuyên ở các trường thiếu còn rất nhiều. Nếu việc xét tuyển diễn ra thuận lợi, tôi mong sẽ sớm thực hiện để các thầy cô quay trở lại trường sớm, để đảm bảo dạy và học ở các trường".
Tuy nhiên, nhiều viên chức, người lao động cũng có thời gian kí hợp đồng lao động có BHXH, làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015 băn khoăn vì họ bị cắt hợp đồng lao động vài tháng trước đó. Theo kế hoạch năm nay, tỉnh Phú Yên tuyển dụng 910 biên chế cho ngành giáo dục, gồm 791 giáo viên và 119 nhân viên nghiệp vụ, theo hình thức xét tuyển.
Giờ thể dục tại Trường THPT Phan Đình Phùng, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên diện hợp đồng lao động mang lại hy vọng cho nhiều giáo viên, người lao động có nhiều năm cống hiến và tâm huyết với nghề, nhưng cơ hội cũng trôi qua với những giáo viên không còn đứng lớp. Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên mong muốn: Việc xét tuyển công khai, minh bạch giúp nhiều giáo viên có năng lực tiếp tục được đứng trên bục giảng.
"Công đoàn ngành giáo dục mong mỏi các cấp lãnh đạo, các tổ chức quan tâm sau khi rà soát các giáo viên đảm bảo tinh thần công văn. Nếu như việc làm và vị trí biên chế còn thừa thì nên quan tâm đến giáo viên đã ký hợp đồng lao động và đóng BHXH từ năm 2015 về trước nhưng hiện tại đã không còn hợp đồng lao động"./.
Theo VOV
Sự chuyển mình trong phương pháp giảng dạy của giáo viên Chúng ta đã nghe quá nhiều đến cụm từ "Lấy học sinh làm trung tâm", nhưng thực chất đây là một điều còn khá mơ hồ đối với nhiều giáo viên. Vậy làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu đó trong quá trình giảng dạy? Ảnh minh họa Giáo viên cần đưa học sinh vào quá trình kiến tạo tiết học...