Cô giáo cầm máu sai cách khiến bé mẫu giáo ho sặc sụa, bác sĩ mắng té tát
Việc ngửa đầu lên khi thấy máu mũi chảy càng khiến tình trạng sức khỏe bé thêm trầm trọng.
Những đứa trẻ trong độ tuổi mầm non, mẫu giáo thường rất nghịch ngợm nên không thể tránh khỏi việc gặp nạn. Thậm chí có bé còn đổ máu mũi, máu miệng, nếu người lớn không biết cách cầm máu đúng có thể khiến tình trạng thêm nặng nề.
Chị Tiêu Tiêu có một con trai 4 tuổi. Chị cho biết mới đây chị nhận được cuộc điện thoại từ phía cô giáo con gọi thông báo con trai chị nhập viện do bị bạn đánh chảy máu mũi. Chị tức tốc chạy tới. Rất may lúc đó em bé đã qua nguy hiểm.
Tuy nhiên chị được bác sĩ dặn dò rất nhiều và nghe được câu chuyện của cô giáo. Theo đó, khi thấy học sinh ngã chảy máu mũi, cô giáo đã yêu cầu học sinh của mình ngửa cổ lên để ngăn máu không chảy. Tuy nhiên ai ngờ cách sơ cứu này lại khiến máu chảy ngược vào trong khí quản, con chị Tiêu Tiêu ho sặc sụa nên được các cô đưa vào bệnh viện.
Rất may bệnh viện gần trường học nên các bác sĩ điều trị rất nhanh, em bé qua cơn nguy hiểm. Vị bác sĩ sau khi biết về cách cầm máu của cô giáo liền mắng té tát và yêu cầu không được cầm máu theo cách đó nữa.
Cách xử lý ban đầu khi trẻ bị chảy máu cam
Theo Ts. Bs Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên bộ môn Nhi – Đại học Y dược TP.HCM, các trường hợp trẻ bị ngã khiến mũi bị tác động và trúng mũi sẽ dẫn đến chảy máu cam.
Khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ không nên hoảng loạn kẻo làm con sợ. Mẹ hãy giữ bé ngồi hoặc đứng yên, đầu hơi cúi ra trước rồi dùng ngón cái và ngón trỏ bóp một lực vừa phải lên chóp mũi, giữ nguyên khoảng 10 phút. Đối với những trẻ đã ý thức được mẹ để bé tự làm.
Sau 10 phút, mẹ hãy buông tay ra và đợi để kiểm tra nếu máu tiếp tục chảy hãy lặp lại động tác nói trên. Trong 10 phút tiếp theo, nếu máu vẫn tiếp tục chảy mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Video đang HOT
Trong sơ cứu trẻ chảy máu cam mẹ tuyệt đối không để trẻ nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau. Trẻ sẽ nuốt phải máu dẫn đến ói mửa. Bên cạnh đó, lưu ý không nên nhét khăn giấy, gạc hoặc bất cứ vật dụng nào khác vào mũi trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Mẹ hãy đưa trẻ đi bác sĩ ngay lập tức trong các trường hợp:
- Sau sơ cứu dùng tay bóp mũi mà máu mũi trẻ vẫn tiếp tục chảy.
- Khi máu chảy quá nhiều và nghẹt mũi kéo dài.
Chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ, xử lý bằng cách nào?
Các sở y tế cho biết vào thời điểm mùa đông đến, số trẻ đến khám do chảy máu cam gia tăng đáng kể. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình có thể đang mắc bệnh nguy hiểm.
Tình trạng chảy máu cam hay còn được biết là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn. Đối tượng trẻ dễ bị chảy máu cam vào mùa đông là trẻ từ 3 đến 8 tuổi.
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi trước. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi sau xuống họng vô cùng nguy hiểm tới trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ diễn ra thường xuyên hơn?
TS.BS Đào Đình Thi - Trưởng khoa nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, dân gian hay gọi chảy máu cam. Tuy nhiên, theo kiến thức về y khoa thì chảy máu cam được gọi là hiện tượng chảy máu mũi.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ như sau:
- Người bị chảy máu cam do tổn thương tại chỗ, khả năng bị u vùng hốc mũi, viêm nhiễm hoặc bị rối loạn đông máu, chấn thương và dị vật.
- Nguyên nhân gây chảy máu cam do thành mạch bị yếu. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó - Ảnh Internet
- Chảy máu cam xảy ra do chịu tăng áp lực từ bên trong, nguyên nhân này thường xuất hiện ở người già mắc bệnh cao huyết áp.
Tình trạng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn vì vào thời tiết hanh khô của mùa đông, trẻ dễ bị chảy máu mũi do bị khô mũi và bị viêm. Ngoài ra, nếu trẻ hay ngoáy mũi cũng làm xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
2. Dấu hiệu cảnh báo những bất thường khi chảy máu mũi ở trẻ
Thông thường, nếu trẻ bị chảy máu mũi, phụ huynh có thể nhanh chóng quan sát và kiểm tra khi thấy con trẻ bị chảy máu mũi 1 bên sau đó máu chảy ra từ phía trước mũi. Cũng có một số ít máu xuống họng.
Hầu hết tình trạng chảy máu mũi ở trẻ xảy ra với khối lượng máu không nhiều và thường nhanh chóng ngừng chảy máu sau khi được cha mẹ sử dụng tay để giữ ở cánh mũi của trẻ 1 lúc.
Phụ huynh có thể sử dụng nước muối biển để xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ấm cho mũi.
Lưu ý, sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều. Phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.
Đặc biệt, nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng và thực hiện các phương pháp loại trừ trước sau đó mới chuyển trẻ đến các khoa khác như khoa tim mạch nếu trẻ bị huyết áp tăng hoặc có thể trẻ được chuyển đến Bệnh viện huyết học nếu trẻ gặp phải tình trạng rối loạn đông máu,...
Nếu sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều, phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám - Ảnh Internet
3. Phòng bệnh chảy máu cam vào mùa đông cho trẻ bằng cách nào?
Vì mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ hanh khô làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chảy máu cam. Do đó, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp giúp trẻ phòng tránh bệnh bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ.
- Rửa mũi cho trẻ để mũi trẻ không bị viêm nhiễm.
- Chú ý đến trẻ, tuyệt đối không cho trẻ tự ngoáy mũi gây xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
- Hạn chế để trẻ hoạt động mạnh, chơi các môn thể thao như chạy hay nâng nhấc vật nặng.
- Trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất xơ cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày.
Bảo vệ sức khỏe trẻ mùa đông khỏi bệnh chảy máu cam, phụ huynh cần chủ động tìm những biện pháp phòng tránh cho trẻ thích hợp nhất.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại trường học Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Đặc biệt, bệnh tay, chân, miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và có tính lây lan nhanh. Vì đặc tính lây lan của bệnh tay chân miệng ở trẻ em càng trở nên nguy hiểm khi trẻ đang đi học tại trường học nơi tập trung rất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?
Có thể bạn quan tâm

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?
Sao việt
15:36:02 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
15:22:26 01/04/2025
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Thế giới
15:20:02 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Tin nổi bật
14:30:09 01/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
14:26:44 01/04/2025
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool
Sao thể thao
14:06:19 01/04/2025