Khi các bác sĩ chuẩn bị phẫu thuật sinh thiết do nghi ngờ khối u ung thư thì mới phát hiện ra sự thật bất ngờ.
Mới đây các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM) vừa gắp ra dị vật là một cục xí ngầu ở cửa mũi sau của bé trai Nguyễn Minh N (6 tuổi, ngụ TP.HCM).
Trước đó, gia đình không hề hay biết con nhét dị vật vào mũi mà đưa con đi khám vì chảy máu mũi tái phát nhiều lần.
Tại BV, sau khi thăm khám và chụp CT Scan, bác sĩ thấy mũi bên phải của bé có khối tổn thương u sùi gây bít tắc hoàn toàn hốc mũi phải, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Sau đó, các bác sĩ đã lên lịch phẫu thuật sinh thiết tổn thương cho bé và bất ngờ thám sát, phát hiện trong mũi bé có dị vật là cục xí ngầu bị vùi trong khối u sùi. Đây chính là nguyên nhân gây chảy máu mũi thường xuyên.
Sau phẫu thuật làm sạch hốc mũi, bé đã được xuất viện và tiếp tục điều trị nội khoa.
Cục xí ngầu lấy ra từ hốc mũi phải, bị vùi trong mô sùi dễ chảy máu và hình ảnh CT scan theo dõi khối u hốc mũi phải. Ảnh: BVCC
Theo BS CKII Nguyễn Tuấn Như, Trưởng khoa Tai mũi họng BV Nhi đồng 1, dị vật trong mũi là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi. Trẻ con thường nghịch ngợm nhét đồ vào mũi bạn hoặc tự nhét vào mũi mình, sau đó quên mất.
Đôi khi trẻ bị ngã có thể làm dị vật mắc lại trong mũi , hoặc nhiều trẻ khi tắm suối có thể bị đỉa chui và mũi. Khi đó, trẻ thường có triệu chứng như đau hoặc tắc nghẹt một bên mũi, chảy máu mũi hoặc chảy mũi hôi xanh ở một bên dù đã điều trị.
Nhét dị vật mũi lại có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm mũi, chảy máu mũi hay nguy cơ bị nuốt phải dị vật, thậm chí bị hít vào đường thở gây dị vật đường thở. Nguy hiểm hơn, những dị vật chứa hóa chất như pin điện còn có thể gây loét niêm mạc, chảy máu, thủng vách ngăn mũi, gây sẹo co kéo.
Do vậy, khi nghi ngờ bé bị dị vật mũi, người nhà nên đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám lấy dị vật.
Bé trai nuốt viên bi sắt phải chuyển viện lên TP.HCM cấp cứu
Bé trai 5 tuổi ở Đồng Tháp vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Không may, bé lỡ nuốt phải, sau đó nôn ói, đau vùng cổ,... được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương và sau đó chuyển lên TP.HCM cấp cứu.
Viên bi sắt lấy ra từ thực quản bệnh nhi 5 tuổi - ẢNH: BVCC
Ngày 17.11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bé trai N.T.P (5 tuổi, ngụ Đồng Tháp) nhập viện vì nuốt viên bi sắt.
Người nhà kể, bé vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Ba mẹ phát hiện liền gọi bé nhả ra nhưng bé lỡ nuốt, sau đó nôn ói, đau vùng cổ, không ăn uống được, không khó thở.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến khám tại bệnh viện địa phương và chụp X-quang. Hình ảnh X-quang nghi ngờ có dị vật cản quang vùng thực quản, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phải tiến hành nội soi gây mê cấp cứu và lấy thành công viên bi sắt ở thực quản đoạn ngực. Những dị vật nuốt vào thực quản như viên bi sắt là rất trơn, việc gắp ra là khá khó khăn.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Lý Phạm Hoàng Vinh (Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), các dị vật hình dáng tròn nhẵn như viên bi sắt là khá khó lấy, do các dụng cụ gắp đều bị trơn tuột. Dựa trên kinh nghiệm lâu năm và các y văn, các bác sĩ phải áp dụng phương pháp bóng hơi đẩy lên thì mới gắp thành công.
Sau nội soi gắp viên bi sắt, bé đã có thể uống sữa và sau đó ăn cháo bình thường, không còn nôn ói, hết đau.
BS.CK2 Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Nhi đồng 1): khuyến cáo: việc hóc các loại dị vật như vật dụng, đồ chơi, đồng xu, viên bi sắt... ở trẻ nhỏ rất thường gặp, tuy nhiên lại nguy hiểm vô cùng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như không ăn uống được, áp xe thành sau họng, áp xe cổ, áp xe, thủng thực quản, tổn thương mạch máu... Do vậy, khi nghi ngờ bé bị hóc các loại dị vật, người nhà nên đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám lấy dị vật.
Ngoài ra, phụ huynh cần luôn chú ý quan sát trẻ và không để các vật dụng nhỏ trong tầm tay trẻ.
“Mùa” chảy máu mũi! Lại đến mùa mà nhiều đối tượng: trẻ em, người tăng huyết áp... những người hay chảy máu mũi về mùa này do bất kì nguyên nhân gì rất hay lo lắng. Vậy nên xử lý như thế nào để tránh biến chứng? Chảy máu mũi và các biểu hiện theo nguyên nhân Với trẻ em, chảy máu mũi (còn gọi là đổ...
Tin mới nhất
Nghiên cứu chỉ ra lượng cà phê tối đa bạn nên uống mỗi ngày
23:02:19 18/01/2021
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị chỉ nên uống tối đa 4 tách cà phê mỗi ngày để giữ cho trái tim khỏe và vóc dáng cân đối.
Ghi nhận 106 trường hợp mắc mới HIV/AIDS
21:55:16 18/01/2021
Thông tin từ Sở Y tế cho biết, trong tháng 1-2021, toàn tỉnh ghi nhận 106 trường hợp mắc mới HIV/AIDS, trong đó có 42 trường hợp có địa chỉ thường trú tại tỉnh, giảm 6 trường hợp so với tháng trước đó, ghi nhận 1 trường hợp tử vong.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều vào buổi tối?
21:48:46 18/01/2021
Ăn quá no và quá khuya có thể khiến bạn chán ăn và có thể bỏ bữa sáng. Hơn nữa, bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mãn tính, bệnh tiểu đường tuýp 2, ung thư, đau nửa đầu.
Nếu thấy "2 vết đỏ - 2 vết gấp" ở những vị trí này, đề phòng dấu hiệu của cục máu đông
21:47:18 18/01/2021
Ngoài những cơn đau ở ngực và ở đầu thì những biểu hiện bất thường ở chân, dái tai và ở trên da cũng tố cáo dấu hiệu của cục máu đông đã hình thành trong cơ thể bạn.
Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh: Vẫn cẩn trọng nguy cơ nhiễm trùng!
21:43:10 18/01/2021
Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh thường không còn quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.
Thực hư thuốc nhỏ mắt chữa cận thị: Có hay không?
21:40:42 18/01/2021
Với nền y học hiện đại ngày càng phát triển, nhiều người vẫn hi vọng về loại thuốc nhỏ mắt có khả năng chữa được các tật khúc xạ ở mắt.
Cảnh giác: Người hay hút thuốc lá, béo phì lọt vào nhóm dễ bị đột quỵ cao nhất khi trời rét đậm
21:35:55 18/01/2021
Thời tiết rét đậm đột ngột không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đột quỵ ở nhóm người có thói quen hút thuốc lá, bị béo phì.
"Chuyện ấy" mấy lần 1 tuần để tốt cho sức khỏe?
21:33:57 18/01/2021
Đời sống vợ chồng sẽ viên mãn hơn nếu biết kết hợp hài hòa giữa công việc và tình dục. Thế nhưng, tần xuất bao nhiêu trong một tuần là phù hợp nhất với những cặp vợ chồng?
Bệnh nhân cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu?
21:30:20 18/01/2021
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, trong công tác phòng chống dịch, không chỉ yêu cầu các cá nhân khỏe mạnh tự bảo vệ mình.
Rét đậm, rét hại tại miền Bắc và nguy cơ bị bỏng lạnh, làm sao để phòng tránh?
21:27:05 18/01/2021
Vào mùa đông tại miền Bắc, tình trạng rét đậm rét hại diễn ra thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh.
Nguyên nhân bất ngờ gây hội chứng ruột kích thích
21:23:02 18/01/2021
Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích, với biểu hiệu rõ nhất là đau bụng sau khi ăn một số loại thực phẩm. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra một trong những nguyên nhân bất ngờ có thể dẫn đến tình trạng này.
Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn điều trị chứng nhịp nhanh, nhịp chậm
21:18:37 18/01/2021
Khoa Nội Tim mạch - Lão học, BVĐK Hà Đông vừa thực hiện thành công đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong điều trị hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm cho cụ bà 75 tuổi.
Người có tải lượng virus HIV cao vẫn là mối lo hàng đầu
21:16:03 18/01/2021
Mục tiêu hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 tại TP.HCM cho đến nay cơ bản đã tiệm cận. Mặc dù vậy, để đạt mục tiêu này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, bởi hiện nay số người nhiễm HIV có tải lượng virus cao vẫn đang là m...
Giấc ngủ: 10 sai lầm tàn phá sức khoẻ, “đánh cắp” chục năm tuổi thọ
21:13:11 18/01/2021
Bạn có thể mắc bệnh tim, cao huyết áp, béo phì, nhanh già,... thậm chí giảm thọ cả chục năm chỉ vì 10 sai lầm này. Đáng buồn, ai trong chúng ta cũng mắc phải.
Giẫm phải bẫy súng khi đi rừng, người đàn ông bị đạn bắn xuyên ngực
17:44:05 18/01/2021
Không may giẫm phải bẫy súng trong lúc đi rừng tìm cây thuốc, người đàn ông bị đạn bắn xuyên ngực, mảnh đạn đâm xuyên từ thành trước ngực, xuyên qua phổi và vẫn nằm trong cơ thể người bệnh.
Màu ráy tai tiết lộ tình trạng sức khỏe
17:30:08 18/01/2021
Màu sắc và tình trạng ráy tai có thể thay đổi khi bạn mắc một số loại bệnh hoặc có lối sinh hoạt chưa phù hợp.
Mụn nước thủy đậu xẹp, vỡ sau bao lâu?
17:27:30 18/01/2021
Sự xuất hiện các mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu. Thông thường các mụn nước thủy đậu sẽ xẹp, vỡ sau khoảng 4-5 ngày.
Nỗi khổ của người mắc bệnh tâm lý ở Singapore
13:44:04 18/01/2021
Dù sở hữu nền y học tân tiến, sức khỏe tâm thần vẫn là vấn đề ít nhận được sự quan tâm tại đảo quốc sư tử.
Chống đỡ virus bằng sữa mẹ
13:29:56 18/01/2021
Sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa nhiễm nhiều loại siêu vi, trong đó có siêu vi gây bệnh cúm mùa (influenza virus), tiêu chảy (rotavirus), viêm đường hô hấp (RSV) và bại liệt (polio virus)…
Thực phẩm cho những người dễ dị ứng
13:28:14 18/01/2021
Theo nghiên cứu và kinh nghiệm của các bác sĩ dinh dưỡng, việc ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp giảm dị ứng.
Thủy đậu có lây không? Đâu là con đường lây lan bệnh thủy đậu?
13:25:29 18/01/2021
Thủy đậu là một căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Việc tìm hiểu về các con đường lây lan bệnh thủy đậu sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Ăn hoa quả giảm cân và lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
13:20:13 18/01/2021
Nếu bạn ăn hai quả chuối tiêu loại 100g thì năng lượng bằng ăn một bát cơm. Cho nên nếu nhịn ăn cơm mà thay vào đó ăn nhiều các loại quả ngọt thì vẫn bị tăng cân là chuyện đương nhiên.
Vì sao cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài?
13:15:32 18/01/2021
Mệt mỏi là tình trạng xuất hiện phổ biến ở nhiều người và có khoảng 20% dân số cho rằng bị mệt mỏi ảnh hưởng vào chất lượng cuộc sống.
Vì sao trẻ em thường bị ốm?
13:13:14 18/01/2021
Nguyên nhân trẻ em thường ốm có thể do thường bị cảm lạnh, dị ứng, sâu răng và thậm chí mặc quần áo sai cách. Theo thống kê, trẻ mẫu giáo bị bệnh khoảng 6 lần/năm, HS phổ thông là 3 lần/năm.
Số con ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ
13:10:40 18/01/2021
Những bà mẹ có nhiều hơn 1 con cho biết họ bị gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn những bà mẹ chỉ có 1 con. Tuy nhiên, số con cái không ảnh hưởng đến chất lượng và số giờ ngủ của các ông bố.
Quả na với những công dụng và bài thuốc hay
13:08:20 18/01/2021
Năm nào cũng vậy, na chỉ xuất hiện đúng một lần trong năm đó là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, kéo dài trong 1-2 tháng, hiếm khi kéo dài tới đầu Đông.