Cô giáo bận dạy thêm, nhờ nhân viên y tế đứng lớp
Có lần, cô giáo bận dạy thêm ở nhà, nhưng cùng thời điểm đó, cô vẫn tổ chức một ca ở trường nên phải giao bài tập cho học sinh. Cô đưa đề cho nhân viên Y tế đem xuống và trông lớp hộ.
Đó chỉ là 1 trong 1001 kiểu dạy thêm ôn luyên vào lớp 10 đang diễn ra tràn lan ở Hà Nội khiến học sinh thì quá tải còn phụ huynh thì bức xúc.
Giờ học “qua loa”- Chết nắng thì có!
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THCS, nhiều trường đã tổ chức tiết “0″ cho học sinh cuối cấp. Tiết học “0″ có nghĩa là nhà trường tập trung toàn bộ học sinh cuối cấp dưới sân trường, cô giáo đứng trên sân khấu giảng bài bằng loa. Mỗi một tiết như vậy, có 5-10 học sinh được gọi lên trả bài. Số học sinh còn lại ngồi dưới nghe cô giảng bài qua loa. Thông thường, mỗi buổi sáng sẽ ôn tập một môn học.
Chỉ có số học sinh được gọi lên trả lời những câu hỏi nhỏ trong đề cương ôn tập là làm việc nghiêm túc. Khi cô giáo và học sinh ở trên sân khấu làm việc thì ở dưới số học sinh còn lại cười đùa và bình luận khi bạn mình trả lời.
Chỉ một số ít học sinh được gọi lên trả bài thì tham gia học chăm chỉ
Video đang HOT
Khi hỏi về chất lượng buổi học, một học sinh trường THCS Thanh Xuân Nam, nói: “Cô nói thì cứ việc nói, chứ có bạn nào nghe đâu. Có muốn nghe cũng chẳng nghe được, vì hàng trăm học sinh tập trung trước một không gian rộng, loa nói thì oang oang, chẳng rõ cô nói gì. Mà không nghe được thì làm sao chúng cháu hiểu được. Nhà trường cứ làm trò, ôn thi kiểu này làm sao mà có hiệu quả, chết nắng thì có”.
Trước thực trạng trên, một phụ huynh trường THCS Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân – Hà Nội), bức xúc nói: “Trường THCS Thanh Xuân Nam sân rộng, cây nhỏ và ít, nắng thế này mà tập trung học sinh giữa sân trường, người lớn còn không chịu được huống gì các cháu. Kết quả thì chưa thấy, nhưng con bé nhà tôi đã bị cảm nắng vì tiết “0″ rồi”.
Còn đa số học sinh ngồi dưới… thích làm gì thì làm
Nhân viên y tế đứng lớp dạy thêm
Tuy không có lò luyện thi ở các trung tâm luyện thi lớn như bậc đại học, nhưng giáo viên dạy lớp 9 tự mở “lò”.
Chị Mai Anh (Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tháng nay như “ngồi trên đống lửa” tìm thầy luyện cho con thi vào lớp 10 trường Hà Nội – Amsterdam. Chị cho biết: Theo lời bạn bè, tôi tìm được cho con “lò” của một thầy tên V – giáo viên của trường Trường Hà Nội – Amsterdam (phố Núi Trúc – Hà Nội), một tuần con học 1 buổi 3 tiếng”, học phí đóng theo buổi. Sĩ số học sinh không giới hạn, chẳng kém gì “lò” luyện thi của mấy trung tâm luyện thi đại học”.
Thực tế, quy định của ngành GD-ĐT, đối với THCS, không được bắt học sinh học thêm quá 3 buổi/tuần (bao gồm tất cả các môn), mỗi buổi không quá 2 tiết (90 phút). Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn tổ chức ca 1, ca 2 cho các môn Văn, Toán và mỗi buổi 4 tiết (180 phút).
Học sinh một trường THCS ở quận Thanh Xuân, phản ánh: “Quy định của trường là mỗi tuần chúng em học 3 buổi (Văn , Toán, Anh văn (hoặc môn khác). Nhưng cô Vũ H., giáo viên Toán trường này, dạy 3 buổi Toán/tuần. Chúng em rất căng thẳng.
Phụ huynh lớp em cũng bức xúc có đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường. Chưa hết, có lần cô dạy thêm ở nhà, nhưng cùng thời điểm đó, cô vẫn tổ chức một ca ở trường nên phải giao bài tập cho học sinh. Cô đưa đề cho nhân viên Y tế đem xuống và trông lớp hộ”.
Học phí ngất trời
Học phí học thêm các trường thu ít nhất từ 500 đến 700.000đ/tháng. Riêng trường THCS Khương Thượng (Than Xuân – Hà Nội) học phí có lớp thu tới 1.300.000đ/tháng.
Một phụ huynh trường THCS Khương Thượng, phàn nàn: “Giáo viên chủ nhiệm lớp con tôi hàng tháng thu tiền học thêm ngoài nhà trường là 1.300.000đ/tháng, nhưng riêng tháng 5,6 thu liền 2 tháng, cộng với 1.000.000đ tiền học thêm ở trường và 400.000đ tiền liên hoan lớp, tổng cộng là 4.000.000đ…”.
Phụ huynh chóng mặt vì đóng góp, còn học sinh mệt mỏi” vì “sự học”. Một học sinh trường THCS Đền Lừ (Hai Bà Trưng – Hà Nội), phàn nàn: “Đối với các cô giáo môn nào cũng quan trọng, nên môn nào cũng tăng tiết, tăng giờ. Học nhiều, nhưng hiệu quả lại ít mà chúng em rất mệt mỏi. Nhất là mấy ngày hôm nay trời nắng nóng, di chuyển nhiều. Học ở lớp vừa tan, e vội vàng đạp vội về nhà ăn cơm, rồi lại cấp tốc đạp xe đến nhà cô học thêm buổi chiều. Nhiều hôm, đến trường mắt cứ nhắm tít lại, vì thèm ngủ cô ạ!”.
Có thể nói luyện thi vào 10 ngày càng “nóng” không kém giới luyện thi vào ĐH. Các “lò” luyện thi vào lớp 10 còn sôi động hơn luyện thi đại học, và không loại trừ có “lò” mượn danh thầy X, cô Y….để thu hút học sinh kiếm lời.
Theo GDVN
Những lưu ý khi ôn thi
Một thầy giáo tư vấn cho các em tránh tình trạng bị quá tải về kiến thức, chịu nhiều áp lực tâm lí, dẫn đến tình trạng sao nhãng.
Thời điểm này, học sinh cuối cấp THPT trên cả nước đang chuẩn bị toàn sức cho kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Hơn ai hết, các em phải tự nổ lực ôn tập, tích lũy kiến thức để mong có được một kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các em sẽ bị quá tải về kiến thức, chịu nhiều áp lực tâm lí, dễ dẫn đến tình trạng sao nhãng. Để tránh tình trạng trên, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau.
Học sinh chăm chú làm bài trong kì thi tuyển sinh ĐH năm 2010 tại hội đồng thi trường ĐH Qui Nhơn
Trước hết, để ôn thi có kết quả, học sinh phải biết chọn thầy học, chọn sách đọc. Thầy giáo giỏi, có kinh nghiệm luyện thi, có trách nhiệm sẽ trang bị cho các em một hệ thống kiến thức, phương pháp, kĩ năng sát với đề thi, học dễ hiểu, tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất.
Ngoài người thầy, các em còn phải có những cuốn sách hay để tham khảo. Tránh đọc linh tinh sẽ mất thời gian, tiền bạc, công sức. Khi đọc sách tham khảo, cần ghi chép, suy nghĩ và phải tư duy, rút ra những điều quan trọng, sau đó liên hệ với kiến thức trong chương trình, đề thi và áp dụng giải quyết từng câu hỏi. Nếu có thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại rồi hỏi thầy cô để hiểu vấn đề sâu rõ hơn.
Tiếp theo cần tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức của những năm trước. Bước này sẽ giúp các em có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập, làm bài thi. Nên chú ý tới thang điểm và từng ý nhỏ của yêu cầu của đề. Cũng cần đặt những câu hỏi thắc mắc kiểu như: tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; diễn đạt thế này mà không thế kia... Một điều quan trọng là cần học hỏi cách làm bài, kĩ năng, trình tự sắp xếp trình bày một bài thi vừa khoa học, đủ ý, thẩm mỹ. Sau đó vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Nên làm quen với những dạng bài tập mới. Ở mỗi dạng, làm một - hai bài mẫu. Trong quá trình ôn luyện, gặp bài nào hay, khó cần đánh dấu lại, ghi chú vắn tắt cách giải vào sổ tay để khi cần sẽ giở ra xem.
Bên cạnh đó, học sinh phải ôn tập toàn diện, trọng tâm, tránh học tủ. Đề thi có nhiều câu, kiểm tra kiến thức toàn diện và kiến thức chuyên sâu nhưng nhìn chung đều nằm trong chương trình học. Nhiều em thấy chương trình dài, ngại khó, thường bỏ qua các bài, chương mình không thích mà chỉ học theo chủ quan, học đoán đề. Nhiều học sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, năm nay sẽ không rơi vào bài đó nữa. Đây là một nhận thức chủ quan, sai lầm thiếu khách quan và thực tế những học sinh này đã gặp không ít rắc rối trong những ngày thi.
Một điều quan trọng nữa là cần tính toán thời gian, kế hoạch ôn thi sao cho phù hợp. Không nên học liên tục mà cần phải có thời gian giải lao. Tránh tình trạng phần học quá kĩ còn phần kia lại sơ sài vì hết thời gian. Phải có thời gian biểu, lịch học cụ thể cho từng môn. Những ngày trước khi thi, học sinh phải hệ thống lại kiến thức đã học, xem lại phần nào đã hiểu, chưa hiểu để biết mình mạnh - yếu chỗ nào rồi tìm cách khắc phục.
Cuối cùng, tâm lí và sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng giúp ta chiến thắng. Tránh tình trạng tâm lí quá sức vì lo lắng. Ngoài thời gian học cũng cần phải vui chơi giải trí như xem phim, chơi thể thao... sau đó cố gắng học hết mình. Nên chú ý về vấn đề sức khỏe trong khi ăn uống và nghỉ ngơi. Nhất là tránh tình trạng thức quá khuya, sáng dậy sớm. Nên ngủ trước 23 giờ và thức dậy trước 5 giờ, bởi đây là thời gian tốt nhất để trí não con người hoạt động. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa để đảm bảo thành phần năng lượng trong cơ thể, nhất là lở lứa tuổi dậy thì như các em.
Đào Tấn Trực
(Giáo viên trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)
Theo VTC
Sân trường, ký túc xá đìu hiu dịp lễ Dịp nghỉ lễ, sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội "khăn gói" về quê, đi dã ngoại, nhiều ký túc xá rơi vào tình trạng không người, sân trường thì ảm đạm. Ngoisao.net ghi lại một số hình ảnh ngày 30/4 tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội...