Cô giáo Anh văn xinh đẹp, biết 3 ngoại ngữ, 4 nhạc cụ
Cô giáo dạy Anh văn Thanh Nhàn (sinh năm 1995) không chỉ có vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh, mà còn đa tài. Cô đang là đối tượng được nhiều dân mạng ngưỡng mộ.
Cô giáo dạy Anh văn xinh đẹp được dân mạng chú ý thời gian gần đây
Cô là Thanh Nhàn, sinh năm 1995
Trần Đinh Thanh Nhàn (sinh năm 1995) là giáo viên dạy Anh Văn ở một trường tư thục tại TP. Hồ Chí Minh.
Cô giáo trẻ này gây chú ý nhờ hình ảnh đứng lớp rất đẹp. Trong ảnh, cô giáo Nhàn mặc áo dài trắng đang giảng bài cho học trò.
Hình ảnh đẹp của cô giáo Nhàn đang được một số diễn đàn mạng xã hội , thu hút nhiều bình luận. Trong đó có nhiều bình luận nói rằng tha thiết muốn được “đi học lại”, hay là gửi con em vào học tại lớp của của cô giáo xinh đẹp. Đồng thời, nhiều người cũng tò mò muốn biết thêm thông tin về cô giáo 9x này.
Trò chuyện với PV, cô giáo Nhàn cho biết cô cảm thấy vui và khá bất ngờ khi được cộng đồng mạng quan tâm.
Thanh Nhàn nói: “Cơ duyên mình đến với nghề nhà giáo rất tình cờ. Vì mình tốt nghiệp đại học không phải chuyên ngành sư phạm mà là chuyên ngành biên phiên dịch.
Sau một lần mình nhận lời đứng lớp Anh văn của một người bạn có việc đột xuất, mình có cảm giác rất thích đứng lớp và ngay cả học trò của bạn mình cũng khuyên mình nên làm giáo viên. Bạn bè thấy mình có tố chất làm nghề này nên khuyến khích mình rất nhiều”.
Video đang HOT
Cô giáo xinh đẹp
Trước đây, Thanh Nhàn nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc của một nhân viên biên dịch bình thường. Nhưng cơ duyên này đã thay đổi “cuộc sống nhàm chán của một biên dịch viên”. Sau này, Nhàn đi học thêm một khóa sư phạm để chính thức bước trên con đường trở thành một giáo viên dạy Anh văn.
“Điều khiến mình vui nhất khi đứng bục giảng đó chính là mang lại kiến thức tốt nhất cho học trò”, cô giáo 9x .
Ngoài tiếng Anh, Thanh Nhàn còn biết nói tiếng Nhật, cô có bằng N5 và tiếng Tây Ban Nha, bằng A1.
Không những thế, cô giáo trẻ này còn là một “cây văn nghệ” tài hoa. Cô hiện đang là thành viên của một nhóm nhạc, vừa có thể ca hát, vừa chơi được 4 loại nhạc cụ: guitar, piano, ukulele và organ.
Bản thân Nhàn rất yêu nghệ thuật nhưng cô không chọn con đường trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp vì cô cảm thấy tính cách của cô không phù hợp.
Không chỉ xinh đẹp, cô giáo trẻ còn có tài ca hát, chơi 4 loại nhạc cụ và giỏi 3 ngoại ngữ
Cô giáo xinh đẹp tâm sự: “Mình không muốn theo đuổi nghệ thuật vì mình nghĩ rằng giới showbiz khá phức tạp, còn tính mình chỉ thích an phận và công việc ổn định lâu dài thôi (cười). Nếu phải chọn giữa hai con đường, mình sẽ chọn làm giáo viên”.
Hiện tại, cô giáo Nhàn được nhiều dân mạng quý mến, thường nhận được nhiều lời mời kết bạn Facebook, đồng thời cũng thường xuyên bị nhận ra khi ở ngoài đường.
Thanh Nhàn vui vẻ kể lại: “Có một số bạn gặp mình ở trường hay bên ngoài thường trêu là “ồ, cô giáo hot girl” khiến mình hơi ngại nhưng cũng rất vui vì được mọi người quan tâm”.
Nhân dịp trò chuyện, cô giáo Nhàn còn tiết lộ bí quyết làm đẹp riêng của mình. Đó là mỗi tuần dành ra 3 ngày để tập yoga. Mỗi buổi tập dài 2h30′ giúp cho cô giáo giữ gìn vẻ trẻ trung và vóc dáng gợi cảm.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe và vóc dáng của cô giáo Thanh Nhàn là tập yoga
Theo Giadinh.net
Sinh viên không đạt chuẩn B1 ngoại ngữ, tính sao đây?
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Phải giải quyết ra sao?
ảnh minh họa
Là một giảng viên được giao nhiệm vụ làm cố vấn học tập, tôi vô cùng trăn trở với vấn đề chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên đại học.
Lớp sinh viên mà tôi làm cố vấn học tập (có hơn 60% là người dân tộc thiểu số) năm 2017 có tới 52% sinh viên không thể tốt nghiệp đúng thời hạn, trong đó chủ yếu là vì nợ chứng chỉ B1 tiếng Anh.
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Một trong số những bạn tốt nghiệp đúng hạn, có B1 tiếng Anh là vì đã thi đến lần thứ 6!
Các sinh viên này than môn tiếng Anh là "nỗi ám ảnh kinh hoàng" từ thời còn học phổ thông, không ngờ lên đến đại học vẫn còn bị "đeo bám". Rất nhiều sinh viên không chuyên ngoại ngữ có lực học tiếng Anh ở bậc phổ thông hạng trung bình, thậm chí là yếu nên đến khi học đại học lại càng đuối.
Lớp học đông sinh viên (khoảng 40-60 sinh viên), thời gian mỗi học phần chỉ 30 tiết nên giảng viên không thể chú ý đến từng sinh viên được. Trong khi đó giáo trình lại dành cho đối tượng đã học qua tiếng Anh 7 năm ở phổ thông nên đối với những bạn yếu hoặc "mất gốc" ngoại ngữ thì việc theo kịp chương trình gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Đối với những sinh viên người dân tộc thiểu số, tiếng Việt đã là "ngoại ngữ" khó học chứ nói gì đến tiếng Anh. Bốn năm đại học với 4 học phần tiếng Anh trong 8 tín chỉ 120 tiết nhưng nhiều bạn phải vật vã học đi học lại mấy lần mới đạt điểm D để qua môn.
Việc rất nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là tình trạng chung của tất cả các trường đại học trong cả nước chứ không chỉ của riêng những trường ở miền núi.
Kết quả khảo sát tiếng Anh đầu vào ở ĐH Huế và ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - Đồ họa: TẤN ĐẠT
Như bài viết trên báo Báo sáng nay: kết quả khảo sát tiếng Anh năm 2015 của sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy chưa tới 20% đạt chuẩn đầu ra của trường. Còn tại trường Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), có đến 2.000 sinh viên không tốt nghiệp được, buộc trường phải giảm chuẩn đầu ra xuống còn A2.
Theo tôi, mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 là tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay nhưng kết quả đã chưa đạt được như mong muốn.
Vấn đề ở đây là đề án đã đặt ra cái chuẩn (B1) quá cao so với năng lực ngoại ngữ thực tế của đại đa số sinh viên, trong khi cách thức thực hiện lại không hiệu quả.
Không có bột không thể gột nên hồ, không thể nào từ chỗ tốt nghiệp trung học chỉ có thể nói vài câu tiếng Anh đơn giản rồi lên đại học, học 120 tiết trong những lớp đông hơn 20 sinh viên lại có thể đạt chuẩn B1 - có khả năng nghe nói tiếng Anh một cách cơ bản được.
Chính chúng ta đã tự làm khó mình, làm khó sinh viên để rồi buộc phải thay đổi khi mục tiêu và thực tế cách nhau quá xa.
Vậy đối với những sinh viên đã thi nhiều lần nhưng chưa đạt chuẩn B1 nên chưa thể tốt nghiệp chúng ta sẽ giải quyết như thế nào? Câu hỏi này tôi tin rằng rất nhiều sinh viên và giảng viên đang đợi câu trả lời.
Theo TTO
Năm 2018 "sửa sai" nhiều quyết sách giáo dục Năm 2018, dù "lỗi hẹn" đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng lại là năm bắt đầu thực hiện khá nhiều thay đổi mang tính chỉnh sửa những điều chưa phù hợp hoặc sai lầm trong các quyết sách trước đây của ngành. Năm 2018 sẽ chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá năng lực Chuyển dần thi sang...