Cô giáo 8X trẻ nhất Trường chuyên Lam Sơn
“Nếu nói sức khỏe khuất phục được tôi trước sự nghiệp trồng người có lẽ hơi khó. Tôi đã khóc vì sức khỏe của mình không cho tôi làm nhiều hơn tôi muốn. Niềm đam mê lớn nhất của tôi là được bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia và quốc tế môn Hóa”.
Đó là lời chia sẻ chân thành của cô giáo trẻ Mai Châu Phương (sinh năm 1982), giáo viên dạy chuyên Hóa tại Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Cô giáo trẻ với những thành tích đáng nể
Là giáo viên trẻ tuổi nhất trong Trường THPT chuyên Lam Sơn với 3 năm kinh nghiệm, nhưng cô Phương đã được mọi người nể phục về những thành tích xuất sắc khi là học sinh và sau khi về công tác tại trường dù sức khỏe không được tốt.
Từ ngày là học sinh phổ thông, Châu Phương đã được bạn bè và thầy cô biết đến với những thành tích xuất sắc trong học tập. Suốt 12 năm học, Phương đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Lớp 9, Phương tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh về môn Hóa và đoạt giải nhất. Lên lớp 11, Phương tiếp tục thi và đoạt giải nhì môn Hóa cấp tỉnh, nhì môn Hóa quốc gia. Sang lớp 12, vượt qua hàng trăm đối thủ, Phương giành giải nhất cấp tỉnh về môn Hóa và giải 3 cấp quốc gia.
Video đang HOT
Tốt nghiệp lớp chất lượng cao khoa Hóa Trường ĐH sư phạm I Hà Nội năm 2005 với tấm bằng loại giỏi, cô Phương được tuyển thẳng lên học thạc sỹ. Với tuổi đời còn trẻ và tuổi nghề chưa có, nhưng từ khi mới ra trường cô đã được nhận về công tác tại Trường THPT chuyên Lam Sơn và được phân công dạy lớp chuyên Hóa.
Chỉ với 3 năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, nhưng đến nay cô Phương đã bồi dưỡng được 7 học sinh đoạt giải quốc gia và một học sinh đoạt huy chương bạc cuộc thi Olympic quốc tế môn Hóa.
Phía sau những thành công đó ít ai biết được là cả một quá trình phấn đầu và rèn luyện không mệt mỏi. Từ bé, Phương thường xuyên ốm đau và phải nằm viện. Năm lớp 10, vì sức khỏe yếu, Phương phải nghỉ học một năm, bỏ qua nhiều kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Lên đại học, sức khỏe Phương càng tệ hơn, cứ học được vài ngày cô lại phải nằm viện. Năm thứ nhất đại học, Phương chỉ học được hai tháng. Nhiều lần Phương đã nghĩ ông trời không cho mình được học. Nhưng cô đã gắng vượt qua những thử thách và thiệt thòi về sức khỏe và đoạt nhiều thành tích đáng khâm phục.
Đam mê bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc tế
Thời còn đi học, cô Phương luôn mơ ước được vào khoa Hóa dầu Trường đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng do sức khỏe yếu nên bố mẹ khuyên cô học ngành Sư phạm. Nghe lời bố mẹ, cô đã chọn ngành Sư phạm, nhưng cũng từ đấy cô bắt đầu thấy đam mê và muốn gắn bó lâu dài.
Nhớ lại những ngày cô trò nhiều đêm cùng nhau thức trắng ôn luyện bài, sức khỏe không tốt nên nhiều hôm cô kiệt sức ngã bệnh và ngất xỉu ngay trong tiết dạy, cô Phương rơi nước mắt. Cô chỉ có một mong ước là có sức khỏe để được cống hiến nhiều hơn nữa.
Những lúc cô gặp khó khăn về sức khỏe, cô trò chỉ biết động viên nhau cùng cố gắng. Tuy vậy, nhưng cô chưa bao giờ có ý định sẽ nghỉ dạy hay từ bỏ niềm đam mê bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia, quốc tế.
Dự định sắp tới của cô Châu Phương là hoàn thiện bằng tiến sỹ.
Được biết, gia đình cô Phương có truyền thống làm giáo viên, bố mẹ, anh chị cô đều là những giáo chức giỏi. Chồng cô cũng là giáo viên, giảng dạy tại Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thanh Hóa.
Hàng ngày, ngoài giờ dạy trên lớp, cô Phương còn tranh thủ mở lớp bồi dưỡng vào ban đêm tại nhà cho những học sinh có nguyện vọng muốn vào đội tuyển thi quốc gia môn Hóa mà không thu tiền. Đối với cô, được dạy và bồi dưỡng cho các em học sinh là niềm vui và niềm đam mê lớn.
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Quy chế mới: Mỗi học sinh chỉ được học một lần hệ dự bị đại học
Bộ GD&DT vừa ban hành quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ ĐH, CĐ, TCCN đối với học sinh hệ dự bị đại học. Quy chế này có hiệu lực từ 27/11.2010.
Bộ GD&DT vừa ban hành quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ ĐH, CĐ, TCCN đối với học sinh hệ dự bị đại học. Theo đó, đối với trường dự bị đại học dân tộc (DBĐHDT) mỗi học sinh chỉ được học một lần hệ dự bị đại học. Các đối tượng đang học hoặc đã tốt nghiệp ĐH, CĐ tại các cơ sở giáo dục không được xét tuyển vào học hệ dự bị đại học (DBĐH).
Đối tượng được xét vào học hệ DBĐH là học sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 và thuộc khu vực 1 quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển.
Để được tuyển chọn, đối với trường DBĐH, học sinh phải tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc GDTX, TCCN, trung cấp nghề (TCN), trung học nghề; đã dự thi tuyển sinh ĐH hệ chính quy các khối A, B, C, D (trừ các ngành năng khiếu) nhưng không trúng tuyển; không có môn thi nào bị điểm không và ngay trong năm dự thi tuyển sinh ĐH hệ chính quy, đạt điểm vào học hệ DBĐH do các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH, trường DBĐH quy định.
Đối với trường DBĐHDT, học sinh có đủ các điều kiện trên, nhưng chưa được tuyển chọn vào các trường DBĐH hoặc các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu tuyển hệ DBĐH, thì được tuyển chọn vào học ở các trường DBĐHDT.
Học sinh nộp đơn đăng ký xét tuyển vào học hệ DBĐH trước ngày 20/9 năm dự thi đại học tại các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu tuyển hệ DBĐH theo phân vùng quy định
Chỉ tiêu học hệ DBĐH cho các cơ sở giáo dục hàng năm do Bộ GD&ĐT giao và công bố công khai.
Theo quy chế này, học sinh không thi đủ 3 môn cuối mỗi học kỳ không thuộc diện xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN.
Những học sinh không đủ điều kiện xét tuyển vào học ĐH, CĐ, TCCN và không đủ điều kiện lưu ban sau khi học xong năm học thứ nhất DBĐH sẽ trả về địa phương.
Những học sinh sau khi học hệ DBĐH, nếu không có nguyện vọng xét tuyển vào học ĐH, CĐ, TCCN mà có nguyện vọng đăng ký dự thi tuyển vào các cơ sở giáo dục thì được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Quy chế tuyển sinh TCCN hiện hành.
Học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học ĐH, nhưng có nguyện vọng học CĐ hoặc TCCN và học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào học CĐ nhưng có nguyện vọng học TCCN phải làm đơn kèm bản kết quả học tập và rèn luyện trong thời gian học DBĐH, gửi cơ sở giáo dục có nguyện vọng học xem xét tiếp nhận vào các ngành học cùng khối thi.
Bảo lưu kết quả cho những học sinh trúng tuyển học hệ DBĐH như: thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đang học hệ DBĐH bị ốm dài ngày, có xác nhận của bệnh xá hoặc bệnh viện (thời gian bảo lưu kết quả của học sinh, Hiệu trưởng nhà trường xem xét và quyết định).Bài kiểm tra, bài thi và các tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh, bồi dưỡng được bảo quản và lưu trữ ít nhất một năm.
Hàng năm, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tiếp nhận học sinh đã học xong hệ DBĐH theo chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT giao. Các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu hệ DBĐH tổ chức khai giảng trong tháng 10 của năm học.
Quy chế này có hiệu lực từ 27/11.2010.
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Đề thi tiếng Anh vừa sức, đề Hóa "khó nhằn" Sáng nay, các sĩ tử bước vào thi môn cuối cùng của kỳ thi ĐH đợt 2 năm 2010 trong thời tiết dễ chịu hơn so với những ngày trước ở cả miền Bắc và miền Trung. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, ngày hôm nay tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất từ 28 đến 31 độ C,...