Cô giáo 23 năm ‘nói không’ với phong bì
“Nghề giáo đang bị một bộ phận xã hội nhìn nhận thiếu tôn trọng vì những scandal đâu đó. Nhưng với tôi, nghề này luôn cao quý vì tôi chọn suốt đời gắn với nghiệp dạy…”. Cô giáo dạy toán toán Trần Thị Bích, Trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ.
23 đứng trên bục giảng là 23 năm, cô chưa bao giờ chịu khuất phục trước những học trò ngang bướng. Dù vậy, cô vẫn dè dặt “học sinh giờ khác xưa nhiều. Các em thông minh, năng động và cũng nghịch hơn. Và trước các em tôi vẫn sợ. Thậm chí còn sợ hơn cả Ban Giám hiệu ấy chứ” (cười).
Rồi cô tiếp lời, học sinh giờ tinh lắm! Các em mới là người đánh giá mình, là người gần mình nhất và có thể đánh giá giáo viên mọi mặt. Cả chuyên môn. “Do đó, mình sợ học sinh còn hơn sợ nhà trường” – cô chia sẻ.
Vì hay trò chuyện, gần gũi với học sinh, cô Hà chưa bao giờ bó tay trước học sinh chưa ngoan nào. Nhiều người hỏi “mánh”, cô bảo “không có bí quyết nào”. Chỉ cần bớt chút thời gian quan tâm, gần gũi, trò chuyện thì sẽ nắm bắt được tâm lý các em để có hành động đúng. “Nói học sinh sai mà không có lý lẽ thuyết phục, các em cãi lại ngay”.
Có lần, không kìm được cảm xúc, cô đã đuổi một học sinh ra khỏi lớp. Lý do, nói em nhiều lần vẫn tái diễn sai phạm. Đứng trên tầng nhìn xuống. Hôm đó trời mưa nhẹ. Thấy học trò bước đi giữa trời mưa, lòng cô thương lắm, nhưng nghĩ lại: phải phạt nặng một lần để em nhớ…”.
Sau này trưởng thành, cậu học trò đến quán cà phê mình gây dựng. Những lời chia sẻ trước đám đông khiến cô xúc động. Em gọi bằng “cô” xưng “con” và nói: “Không có cô thì không có con ngày hôm nay. Không có Đông cafe (tên quán) như hôm nay”.
“Chỉ thế thôi là tôi có động lực đứng trên bục giảng…” – cô Hà chia sẻ.
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thị Bích.
Với cô, từ trong tâm thức, nghề giáo luôn đáng quý. Nhưng muốn theo nghề thì phải thực sự tâm huyết, yêu nghề và hết lòng với học sinh. Còn nếu đặt mục tiêu kinh tế lên trên thì không thể theo được.
Nhiều người hỏi lương giáo viên không cao, tiền thưởng tết cũng không nhiều nên cũng không ít phụ huynh quý mến tặng phong bì dịp lễ. Trân trọng tấm lòng của những người làm cha làm mẹ với việc học của con mình, nhưng đã thành nguyên tắc: 23 năm nay, cô không nhận phong bì của bất cứ phụ huynh học sinh nào. Thậm chí, học sinh khó khăn, cô còn chia sẻ chút thu nhập của mình.
Cô Hà là một trong hàng trăm nhà giáo tiến tiến được ngành giáo dục Hà Nội lựa chọn tham dự lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành giáo dục Thủ đô năm 2011 tổ chức sáng 15/11.
Theo BĐVN
Vô tư rao bán luận văn
Luận văn tốt nghiệp của các sinh viên đại học, học viên cao học bị đem bán tràn lan trên mạng đã đến mức báo động.
Bỗng dưng bị bán
Hiện hàng chục website như choluanvan, thuvienluanvan, luanvanviet, luanvancaohoc, luanvanthacsi... bán các luận văn tốt nghiệp mà không hề có sự cho phép của người thực hiện. Thông thường, giá của tiểu luận, báo cáo, thảo luận, luận văn đại học từ 50.000 - 100.000 đồng; luận văn thạc sĩ khoảng 200.000 đồng. Các trang này có cả chục tài khoản ngân hàng để cho người mua có thể dễ dàng trong việc giao dịch.
M. - học viên cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bức xúc cho biết cô bảo vệ luận văn tốt nghiệp "Tính biểu trưng từ ngữ..." vào tháng 9.2009 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Bảy tháng sau, tình cờ lên mạng tìm kiếm tài liệu, M. phát hiện luận văn của mình đã được đưa lên và rao bán tại trang luanvan...net với giá 200.000 đồng.
Theo M., chỉ có 2 nguồn có thể gây thất thoát luận văn. Đầu tiên là thư viện trường vì các luận văn được bảo vệ bắt buộc phải nộp đĩa để trường lưu giữ. Thứ hai là tiệm in ấn, photocopy vì M. có đến một tiệm để in luận văn.
Lớp cao học của M. có đến 7 - 8 người khác cũng trong tình cảnh tương tự.
Nhiều website bán luận văn mà không hề có sự cho phép của người thực hiện.
Đường đi của luận văn
PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, khẳng định: "Hiện nay trường vẫn chỉ nhận luận văn bảo vệ được đóng thành tập chứ không nhận file nên không thể thất thoát được".
Có thể yêu cầu gỡ bỏ "Trước mắt có thể xác định các website này vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền lợi, các sinh viên bị bán luận văn có thể có văn bản đề nghị nhà trường can thiệp. Trường ĐH nơi các sinh viên học sẽ gửi văn bản đề nghị các website này gỡ bỏ nội dung đề tài" - Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước). "Việc đưa các luận văn này rao bán lên mạng khi chưa được sự đồng ý của tác giả chắc chắn là vi phạm luật Sở hữu trí tuệ. Đó còn là hành vi sử dụng cho mục đích thương mại, ảnh hưởng đến việc khai thác tác phẩm của tác giả, vì có thể tác giả sẽ sử dụng luận văn đó phát triển lên đề tài tiến sĩ hay mục đích khác. Ngoài ra, còn vi phạm luật Quản lý internet và tên miền khi khai thác tác phẩm không được sự đồng ý của tác giả" - Luật sư Châu Huy Quang (Hãng luật LCT Lawyers)
PGS-TS Dương Anh Đức - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Trong buổi bảo vệ, sinh viên trình bày tài liệu đã chuẩn bị và chỉ nộp lại trường bản này. Cũng có một số trường yêu cầu sinh viên nộp thêm bản pdf để trường đưa vào cơ sở dữ liệu tham khảo".
Tuy nhiên, ông Đức cũng thừa nhận: "Không loại trừ một số luận văn được bán ra ngoài từ các trường nhưng sẽ không nhiều vì trường cũng đã đưa lên mạng cho sinh viên tham khảo rồi".
Đa phần luận văn của sinh viên, học viên khi đưa vào các tiệm photocopy đều được lưu giữ lại một bản. Nếu chỉ photocopy, các máy hiện đại đều có chức năng tự động lưu bản đã được sao chép lại. Vì vậy, các chủ tiệm nếu muốn, đều có thể sao y luận văn để cung cấp cho các trang mạng.
Giới thiệu mình là chủ một cửa hiệu photocopy, có số lượng lớn luận văn cần bán, chúng tôi liên lạc với số điện thoại của người có tên H. trên trangwww.thuvienluanvan...
Người này tư vấn: "Mỗi luận văn, chúng tôi sẽ trả cho anh 40%. Ví dụ, một luận văn bán được 100.000 đồng, anh sẽ được hưởng 40.000 đồng". Người này còn cho biết, nếu khách hàng chưa tin tưởng với luận văn đưa trên mạng, có thể giới thiệu danh mục luận văn và địa chỉ cửa hàng photocopy của chúng tôi trên các website này.
Để chứng thực việc các tiệm photocopy bán luận văn của sinh viên ra ngoài, chúng tôi đã trực tiếp đi đến rất nhiều tiệm photocopy. Tuy vậy, nhân viên của các tiệm đều có vẻ né tránh và cho biết không bán luận văn. Nhưng khi gọi điện thoại, nhiều chủ tiệm photocopy lại rất nhiệt tình.
Tự nhận mình là chủ một website bán luận văn trên mạng, chúng tôi gọi điện thoại đến tiệm photocopy S. trên đường Đào Duy Từ (Q.10, TP.HCM), bên cạnh cơ sở B, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Người quản lý cho biết có rất nhiều luận văn ở rất nhiều lĩnh vực: kế toán, ngân hàng, thương mại... của sinh viên, học viên cao học.
Người của tiệm photocopy L. gần đó cũng cho biết có rất nhiều luận văn để bán. Người đàn ông quản lý tiệm rất nhiệt tình: "Anh chạy qua đi, muốn loại nào cũng có. Qua đây xem rồi quyết định chuyện mua bán thế nào luôn".
Theo BĐVN
Lương thủ khoa quá... bèo Thủ khoa có trở thành thủ lĩnh hay không? Thủ khoa phải trải qua quá trình gì để trở thành thủ lĩnh? Đây là vấn đề được đại điện các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị sử dụng quan tâm và đi tìm giải pháp. "Đứng về mặt cống hiến và phục vụ, tôi chưa khẳng định tài năng của các...