Có gì trong món phở dê bát đá đang “gây sốt” tại TP Hà Tĩnh
Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.
Phở dê bát đá sẽ khiến bạn ngạc nhiên từ ngoại hình đến nội dung
Phở là món ngon tinh tế và đã trở thành một nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Phở được làm từ nhiều loại thịt như gà, bò… Thế nhưng sự kết hợp giữa tô phở truyền thống cùng đặc sản dê núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại giúp món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt.
Không chỉ vậy, ngoài cách ăn phở truyền thống thì cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình ăn uống, phở dê lại được sáng tạo thưởng thức theo một cách độc đáo.
Việc dùng bát đá để nhúng thịt dê tươi và sợi phở không chỉ khiến bát phở dê thơm ngon mà còn nóng hổi đến những giọt nước dùng cuối cùng.
Nguyên liệu để làm nên món ăn độc đáo phở dê bát đá
Video đang HOT
“Tinh hoa” của tô phở chính là những miếng thịt dê núi Hương Sơn trứ danh được cắt lát mỏng, tươi ngon đến từng thớ thịt. Trong quá trình chế biến, người đầu bếp sẽ có công thức tẩm ướp đặc biệt, sử dụng các loại nguyên liệu gia truyền khiến thực khách sẽ không còn cảm nhận được mùi hăng của dê mà thay vào đó là hương vị thơm ngon, mềm, ngọt của từng miếng thịt.
Nước dùng của phở dê được ninh từ xương dê cùng các nguyên liệu từ 6-8 tiếng tạo nên một sự hòa quyện hoàn hảo, dậy hương thơm và vị ngọt tự nhiên. Nước dùng sau đó được cho sang bát đá. Với đặc tính là giữ nóng rất lâu, bát đá giúp cho nước dùng vẫn còn sôi sùng sục. Cùng với bát đá đựng nước dùng sóng sánh, thơm ngon; bánh phở và thịt dê tươi được đựng trong dĩa sẽ được đem ra cho khách dùng trực tiếp.
Nước dùng có thể giữ nhiệt trong bát đá rất lâu
Điều hấp dẫn của món ăn đặc sản này đó chính là thực khách sẽ thưởng thức bằng cách tự tay nhúng bánh phở và thịt dê, lá tía tô vào nước phở đang sôi trong bát đá. Khi các nguyên liệu vừa được mang ra, thực khách nên bỏ ngay thịt vào tô, nhất là thịt tái, vừa để thịt chín và vừa giúp cho nước ngọt hơn. Khách ăn đến đâu, nhúng nguyên liệu đến đó mà không phải lo nước dùng nguội trong quá trình thưởng thức. Khi ăn xong, bát đá vẫn bốc khói nghi ngút để thực khách hưởng trọn hương vị phở cho đến những miếng cuối cùng.
Ngoài ra, khách có thể dùng phở kèm với hành lá tươi, giá, rau thơm, bánh quẩy tạo nên hương vị rất riêng.
Anh Lê Trung Hiếu (Chủ quán phở dê trên đường Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Cứ mỗi sáng chúng tôi lại vận chuyển thịt dê từ Hương Sơn xuống TP Hà Tĩnh để đảm bảo nguồn thịt đúng chuẩn tươi ngon phục vụ khách hàng.
Thịt dê cũng được chọn phần ngon nhất, ướp bằng các gia vị gia truyền đặc biệt. Khi ăn, nhiệt độ cao từ nước dùng trong bát đá khiến miếng thịt tự chín dần. Đặc biệt, thịt dê chín mềm, thơm hòa cùng vị ngọt gần như được giữ nguyên bên trong”.
Phần nước dùng, phần thịt, bánh phở tách riêng giúp thực khách có thể tự tay kết hợp. Khi ăn có thể sử dụng kèm bánh đa, quẩy, rau thơm để tăng phần hấp dẫn
Lần đầu đến thử món phở dê bát đá, chị Mai Thị Quế (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi đã ăn thịt dê rất nhiều nhưng phở dê bát đá thì mới lần đầu. Trải nghiệm đầu tiên chắc chắn là khá bất ngờ với việc nhà hàng để tách nước dùng với các nguyên liệu khác như vậy. Nước dùng đậm đà, thịt dê tươi ngọt, bánh phở ngon khiến hương vị vẫn còn quẩn quanh mãi”.
Bộ Y tế yêu cầu hạn chế thấp nhất tử vong do Whitmore
Bệnh này tuy ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Theo báo cáo, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis hay bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Sau mưa lũ, vệ sinh môi trường tại vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.
(Ảnh minh hoạ)
Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis ở 9 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã gửi Công văn yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới.
Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc Whitmore. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Whitmore. Đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Whitmore, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống. Đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống./.
Thầy giáo trẻ Hà Tĩnh liên tiếp đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi Quốc gia" Về công tác tại Trường THPT Nghèn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tròn 10 năm, thầy giáo Lê Văn Định - Bí thư Đoàn trường, giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh (GDQPAN) tiêu biểu với nhiều thành tích trong giảng dạy và hoạt động đoàn. Chân dung thầy giáo trẻ Lê Văn Định - Bí thư Đoàn trường, giáo...