Cô gái với biệt danh ‘chị giáo’ giành học bổng thạc sĩ tại Hàn Quốc
Là trợ giảng, Ngô Thị Mỹ Linh (23 tuổi) thường được sinh viên ĐH Hà Nội gọi thân mật là ‘chị giáo’.
Mới đây, Linh giành học bổng thạc sĩ toàn phần từ Chính phủ Hàn Quốc.
Mỹ Linh nhớ lại hơn một tháng trước, đang trên đường trở về nhà, cô nhận được thông báo có kết quả học bổng. Hồi hộp, lo lắng và vỡ òa hạnh phúc là cảm xúc Linh trải qua chỉ trong vỏn vẹn 5 phút. Không giấu nổi vui mừng, cô reo lên giữa phố, tấp xe vào lề đường một lúc để bình tĩnh lại.
Với học bổng Chính phủ Hàn Quốc trị giá một tỷ đồng, cuối tháng 8 này, Linh sẽ theo học chương trình thạc sĩ ngành Giáo dục Tiếng Hàn, ĐH Kookmin.
“Ngày lên máy bay đến Hàn Quốc cũng là ngày mình bước sang tuổi 24. Chuyến bay là dấu mốc để bắt đầu hành trình mới. Hai năm tạm xa giảng đường đại học sẽ là khoảng thời gian để mình trải nghiệm, tích lũy và ‘nâng cấp’ bản thân”, Mỹ Linh hào hứng chia sẻ với Zing.
Với Linh, cách để có trải nghiệm thực tế là tới đất nước Hàn Quốc, trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu truyền thống, văn hóa và con người họ. Ảnh: NVCC.
Trải nghiệm một năm làm “chị giáo”
Cách đây một năm, Mỹ Linh tốt nghiệp tại ĐH Hà Nội với tấm bằng xuất sắc (GPA 3.76/4), là thủ khoa đầu ra của khoa Tiếng Hàn Quốc. Cô gái 22 tuổi khi ấy có cơ hội được ở lại, làm trợ giảng ngay tại nơi mình đã học tập và trưởng thành.
Là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm còn non trẻ, những ngày đầu, Linh đảm nhận công việc đứng lớp, hỗ trợ giảng viên chính. Dần dần, cô được phân công việc giảng dạy những nội dung cơ bản. Bên cạnh đó, cô trực tiếp hướng dẫn bài tập, thảo luận, thực hành cho sinh viên, giải đáp cho sinh viên những khúc mắc trong môn học.
Thời gian này, Mỹ Linh lo lắng, không biết nên truyền đạt kiến thức ra sao để tiết học không bị nhàm chán, nhất là khi phải giảng dạy online trong thời gian dài.
“Có những tiết học, sinh viên thiếu tương tác, mình cũng cảm thấy hơi buồn. Lấy đó làm động lực, mình tìm hiểu và nắm được tâm lý của các bạn, rút kinh nghiệm và xây dựng bài giảng tốt hơn”, Linh chia sẻ.
Nhờ đó, mỗi tiết học của cô Linh đều có sự sáng tạo, sinh viên luôn cảm thấy hấp dẫn, tập trung và nghiêm túc nghe giảng hơn. Biết Linh mới ra trường, còn trẻ, lại là tiền bối, ngoài giờ lên lớp, nhiều sinh viên vẫn thân mật gọi Linh là “chị giáo”.
Ngoài giờ học, nhiều sinh viên thân mật gọi Linh là “chị giáo”. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
“Mới đầu được các bạn gọi là ‘chị giáo’, mình chưa quen nên cảm thấy hơi buồn cười. Sau mình lại thấy thân mật, gần gũi, cảm giác trẻ trung hơn. Lên lớp, các bạn vẫn nghiêm chỉnh gọi mình là cô. Lớp có cả sinh viên lớn tuổi hơn mình, nhưng họ đều nghiêm túc và tôn trọng giáo viên”, Mỹ Linh chia sẻ.
Song song với việc giảng dạy, tranh thủ buổi tối, Linh tham gia học kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để công việc giảng dạy được bài bản, chuyên nghiệp hơn. Cô cũng mạnh dạn chia sẻ, tìm sự trợ giúp và học hỏi từ những giảng viên kỳ cựu trong khoa.
Cùng với đó, để nâng cấp bản thân mỗi ngày, Linh không ngừng học hỏi những điều mới mẻ về kiến thức, văn hóa Hàn Quốc qua nhiều kênh thông tin. Đối với Linh, việc học không bao giờ ngừng lại. Cô cho hay thậm chí, bản thân học ngay từ chính sinh viên của mình.
“Giờ lên lớp, mình không thể tránh được những câu hỏi, thắc mắc từ sinh viên. Vấn đề nào biết, mình sẽ trả lời ngay cho các em. Vấn đề nào chưa chắc chắn, mình cần xác nhận lại. Từ đó, mình cũng rút ra được kiến thức cho bản thân”, Linh cho biết.
Một năm đi dạy là một năm Linh có nhiều thay đổi, cả trong nhận thức lẫn hành động. Cô tự thấy bản thân trưởng thành lên nhiều so với thời điểm mới ra trường. Cũng từ đây, nữ giảng viên trợ giảng một lần nữa khẳng định để theo đuổi con đường giảng dạy – nghiên cứu, bản thân cần trau dồi, nỗ lực không ngừng.
Linh nhận ra việc học tập trước đây mới chỉ trên sách vở, lý thuyết, cô cần tích lũy kiến thức qua những trải nghiệm thực tế. Với Linh, cách để có trải nghiệm thực tế là tới đất nước ấy, trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu truyền thống, văn hóa và con người họ.
“Những trải nghiệm này mình không thể có được nếu chỉ học tập tại Việt Nam. Không chỉ dạy kiến thức về ngôn ngữ, mình cần phải cung cấp tới các em cả văn hóa của nước này. Vì vậy, ngọn lửa phải tới Hàn Quốc trong mình ngày một cháy lên, đây cũng là động lực để mình quyết tâm xin học bổng thạc sĩ tại đất nước này”, Linh nhận định.
Mỹ Linh từng gặp thất bại khi nộp hồ sơ xin học bổng tới đại sứ quán. Ảnh: NVCC.
Cú “quay xe” định mệnh
Linh cho biết ý định du học thạc sĩ đã cô được nhen nhóm từ lâu lâu. Tuy nhiên, do chứng chỉ TOPIK (chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Hàn về nghe, đọc, viết của người nước ngoài) đã hết hạn từ tháng 10/2021, các kỳ thi phải tạm dừng do dịch bệnh, cô dự định lùi việc nộp hồ sơ đến năm 2023.
Tháng 2/2022, việc giảng dạy thực tế ở trường một lần nữa thúc đẩy Mỹ Linh phải học thạc sĩ càng sớm càng tốt. Cô “quay xe” với dự định ban đầu, quyết định làm hồ sơ du học ngay thời gian này, dù trong tay không có chứng chứng chỉ ngoại ngữ nào, kể cả tiếng Anh. Khi đó, hạn nộp hồ sơ tới đại sứ quán cũng chỉ còn vỏn vẹn ba tuần.
Thời gian gấp rút, Linh gặp không ít vấn đề liên quan đến hồ sơ, giấy tờ, bài luận…Vì giấy tờ hành chính cần làm gấp, phí phát sinh cao, Linh phải chi số tiền gấp đôi so với các bạn khác.
May mắn, việc làm đầy hồ sơ thuận lợi hơn với Linh do ngay từ năm nhất, cô đã duy trì thành tích học tập đáng nể, 8/8 kỳ đều nhận học bổng, thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa và các kỳ thi học thuật.
Tuy nhiên, Linh đã gặp thất bại. Hồ sơ của cô bị loại khi gửi tới đại sứ quán. Không để cảm xúc hoang mang, thất vọng lấn chiếm suy nghĩ quá lâu, Linh một lần nữa “quay xe”, chỉnh sửa hồ sơ và bài luận, gửi thẳng tới ĐH Kookmin trong vòng hai tuần tiếp đó.
Nhớ lại ngày nhận được thư mời phỏng vấn của trường, do không có thông báo cụ thể ngày, Linh thức nguyên đêm để chuẩn bị bởi lo lắng trường sẽ phỏng vấn đột xuất vào ngày hôm sau.
“May thay, ngày hôm sau, trường thông báo lại, mình có thêm thời gian chuẩn bị. Ngày diễn ra phỏng vấn, mình vừa hoàn thành bài vào buổi sáng, buổi chiều, mình phát hiện mắc Covid-19. Thật may mắn vì mọi việc đã hoàn thành”, Linh xúc động nói.
Hai tháng chờ đợi, một kết quả ngọt ngào đến với Linh trước tuổi mới. Cô giành học bổng toàn phần từ Chính phủ Hàn Quốc, theo học hệ thạc sĩ tại ngành Giáo dục Tiếng Hàn, ĐH Kookmin.
“Mình cũng muốn nhắn nhủ tới các bạn rằng hãy cứ cố gắng hết mình, nỗ lực với đam mê của bản thân. Một ngày nào đó, những nỗ lực, công sức mà bạn bỏ ra sẽ được đền đáp”, Linh chia sẻ cảm xúc.
Mới đây, Mỹ Linh đã thi lại chứng chỉ TOPIK và nộp lại cho ĐH Kookmin, cô đạt số điểm ấn tượng với bài thi kỹ năng nghe đạt 100/100 điểm, 98/100 điểm bài thi đọc và 81/100 điểm bài thi viết.
Hai năm tới, Linh sẽ tiếp tục con đường học thuật – nghiên cứu tại nước bạn. Cô hy vọng bản thân sẽ có thật nhiều trải nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức nơi đây. Đồng thời, nữ giảng viên trợ giảng sẽ tiếp tục hỗ trợ công việc tại khoa Tiếng Hàn Quốc trong thời gian du học, sinh viên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ xa của cô.
Bê bối đạo văn của đệ nhất phu nhân Hàn Quốc
Sau 8 tháng điều tra, Đại học Kookmin phủ nhận cáo buộc đạo văn đối với bà Kim Keon Hee. Tuy nhiên, tuyên bố này khiến nhiều người không hài lòng.
Đại học Kookmin cho biết "không tìm thấy bất kỳ vi phạm nghiêm trọng hay dấu hiệu đạo văn nào" đối với những luận văn và bài báo nghiên cứu của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee trong thời gian theo học tiến sĩ tại ngôi trường này, The Korea Times đưa tin.
Nhà trường đưa ra tuyên bố sau 8 tháng điều tra về cáo buộc bà Kim, vợ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Ryul, ăn cắp ý tưởng, nội dung một số bài báo và luận văn của các tác giả khác.
Nhà trường bị chỉ trích
Quyết định của trường đại học đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các chính trị gia thuộc Đảng Dân chủ đối lập (DPK).
Hạ nghị sĩ Kang Min Jung của DPK cho rằng khi phủ nhận cáo buộc đạo văn của đệ nhất phu nhân, Đại học Kookmin đã "từ bỏ danh tiếng là một tổ chức học thuật".
"Tôi nghĩ 1/8/2022 là ngày trường đại học tự khai tử", bà Kang nói trên một chương trình tin tức của đài YTN.
Đại học Kookmin phủ nhận cáo buộc đạo văn đối với Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee. Ảnh: nocutnews.
"Tôi nghĩ vậy bởi vì những gì trường đại học đã làm giống như từ bỏ nhiệm vụ cơ bản của mình trong vai trò là tổ chức học thuật. Có vẻ như nhà trường đã phải vật lộn để đưa ra quyết định về vấn đề này khi họ đang phải đối mặt với hai lựa chọn: Giữ danh dự như một trường đại học hoặc tìm kiếm vị trí cho mình bằng cách đứng về phía đệ nhất phu nhân".
Hạ nghị sĩ Jang Kyung Tae cũng chỉ trích quyết định của trường đại học trong một bài đăng trên mạng xã hội: "Việc Đại học Kookmin tuyên bố duy trì các bài báo, luận văn của Đệ nhất phu nhân Kim (không cấu thành đạo văn) là đáng trách.
Tôi kêu gọi các cơ quan quản lý trường đại học nhìn lại những gì họ đã làm và phản hồi nếu vẫn cảm thấy mình đã quyết định đúng đắn. Tôi tự hỏi liệu họ có cảm thấy ổn không khi khoảng 20.000 sinh viên đang theo học tại trường và 113 cựu sinh viên sẽ khởi kiện trường hợp này".
Bê bối đạo văn
Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, người đã nhận bằng tiến sĩ từ Khoa Thiết kế Công nghệ của Đại học Kookmin vào năm 2008, đã bị buộc tội sao chép văn bản mà không dẫn nguồn.
Các đoạn văn từ một bài báo được xuất bản vào tháng 3/2006 được bà Kim sử dụng mà không có dấu ngoặc kép. Một số bài đăng trên blog cũng được dùng trong luận văn của bà với một số thay đổi nhỏ về từ ngữ.
Ngoài ra, bài báo năm 2007 của bà Kim được xuất bản trên Diễn đàn Thiết kế Hàn Quốc, có tiêu đề "Use satisfaction of users of online fortune contents and member Yuji by dissatisfaction and a study for withdrawal" đã bị chỉ trích vì cách dùng từ khó hiểu.
Bà Kim Keon Hee tổ chức họp báo để xin lỗi và thừa nhận đã "phóng đại" một số thành tựu nghề nghiệp. Ảnh: Yonhap.
Đại học Kookmin nói rằng bài báo của bà Kim có một số "thiếu sót bao gồm bản dịch và trích dẫn tiếng Anh" khiến nội dung "không phù hợp theo tiêu chuẩn hiện hành", nhưng những "thiếu sót" này không cấu thành đạo văn.
Trường đại học tuyên bố rằng quyết định về việc liệu công trình nghiên cứu có chứa hành vi sai trái trong học thuật hay không nên được đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn xã hội, chuẩn mực học thuật vào thời điểm đó.
Nói cách khác, năm 2008, vào thời điểm các bài báo, luận văn được xuất bản, nhà trường tuyên bố "không có hệ thống đánh giá đạo đức nghiên cứu" để xem xét trường hợp của bà Kim.
Ngoài ra, bất kể kết quả như thế nào, Đại học Kookmin nói rằng việc điều tra kỹ lưỡng là không thể thực hiện được vì các bài nghiên cứu bị cáo buộc đạo văn đều được xuất bản trước ngày 31/8/2012 và "thời hiệu 5 năm để xác minh các bài báo đã hết hạn".
Là một trong những đệ nhất phu nhân hiếm hoi của Hàn Quốc có sự nghiệp riêng, song bà Kim Keon Hee nhiều lần đối mặt với các cáo buộc liên quan đến học vấn và công việc.
Trong chiến dịch tranh cử của chồng, bà Kim bị cáo buộc đã làm sai lệch một phần sơ yếu lý lịch khi xin vào giảng dạy tại các trường đại học giai đoạn 2007-2013.
Còn có thông tin bà Kim thu lợi bất chính khi tham gia vào một vụ thao túng cổ phiếu.
Lần đầu tiên xuất hiện chính thức trước công chúng sau khi ông Yoon tranh cử chức tổng thống, bà Kim đã tổ chức họp báo để xin lỗi và thừa nhận "phóng đại" một số thành tựu nghề nghiệp.
Cô gái có biệt tài săn học bổng du học Nguyễn Phương Mẫn Tuệ vừa trở thành cựu sinh viên đầu tiên của Việt Nam giành được học bổng thạc sĩ danh giá toàn cầu về ngành dệt may. Nguyễn Phương Mẫn Tuệ, cô gái sinh năm 1997 là cựu sinh viên ngành công nghệ dệt may, Khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô được nhiều người biết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
1 phút trước
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
5 phút trước
Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm
Tin nổi bật
8 phút trước
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
12 phút trước
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
17 phút trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
1 giờ trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
1 giờ trước
Lee Byung Hun chia sẻ những điều học được từ hôn nhân
Sao châu á
1 giờ trước