Cô gái Việt xinh như hoa khôi bán bún đậu mắm tôm ở Phnompenh: Nhập mắm tôm từ Thanh Hóa, đậu từ Bắc Ninh
Mỗi ngày quán Bún đậu mắm tôm của chị Nguyễn Thị Nhung ở thủ đô PhnomPenh đón hàng trăm lượt khách tới thưởng thức. Quán hút khách vì đồ ăn ngon và những chi tiết nhỏ như đôi quang gánh, bình hoa sen… đậm chất Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Nhung (quê Thanh Hóa) chia sẻ với Trí Thức Trẻ, chị lấy chồng ở Campuchia được 3 năm. Một lần, chị thèm món bún đậu mắm tôm – món khoái khẩu của chị khi còn ở Việt Nam – nên chị mở quán bún đậu mắm tôm. Đến nay đã được hơn một năm.
Vốn tham gia các lớp học nấu ăn trước đó, cùng với việc mẹ ruột ở Thanh Hóa có thể gửi mắm và các nguyên liệu khác sang, chị Nhung mở quán Tofu Homemade. Quán bán bún đậu mắm tôm, bún chả và nhiều món Việt khác.
Một sự ủng hộ tuyệt vời nữa đó là từ mẹ chồng chị Nhung. Chị Nhung cho biết, mẹ chồng chị là người Việt Nam, lại giỏi nấu ăn nên hỗ trợ chị trong việc chọn được nhiều đồ ngon cho quán, chẳng hạn như món lòng lợn, thịt trong menu của quán.
Bún đậu chả cốm giá 2,5 USD/suất, bún chả giá 3 USD/suất.
“Mẹ chồng tôi sống ở Campuchia hơn 20 năm rồi. Mẹ tôi lại nấu ăn khéo nên thường đi chợ giúp tôi”, chị Nhung chia sẻ.
Chị Nhung cho biết khách đến quán chủ yếu là khách Việt, một phần khách Campuchia. Quán cũng nhận ship các món ăn cho khách không ghé quán được.
Quán được trang trí bằng thúng mủng long lia, bình hoa sen, bát sành… đậm chất Việt.
Chủ quán sinh năm 1990 cho biết, mỗi ngày chị bán được khoảng gần 100 suất, cả bún đậu, bún chả…. Ngoài ra quán cũng bán nhiều đồ uống đậm hương vị Việt khác.
Chị Nhung cho biết thêm, để giữ được hương vị Việt, chị nhập nhiều nguyên liệu từ Việt Nam như mắm (mẹ ruột chị gửi từ Thanh Hóa), đậu từ Bắc Ninh và nhiều gia vị khác chị nhập từ Việt Nam sang. Bún, thịt, rau chị mua tại Campuchia.
Vải chăn con công, chị Nhung dùng để bọc các đồ trang trí.
Chủ quán cho biết thêm, bình thường quán chị có khoảng 4 người phục vụ. Chị chỉ muốn chăm chút vào quán, chưa muốn mở thêm chi nhánh vì muốn ổn định chất lượng kho khách hàng.
Bên ngoài quán.
Hai vị khách Campuchia tới quán Bún đậu mắm tôm của chị Nhung.
Cư dân mạng cà khịa đĩa đồ ăn "cho mèo" được bán giá trên trời, xem cho vui chứ hiểu quy trình trả nhiều hơn có khi bạn cũng chịu!
Làm cách nào để bán được một món ăn "bình dân" với giá "trên trời"? Hãy xem clip dưới đây nhé!
Đồ ăn ngon thì ai chẳng thích ăn nhiều, nhưng nếu bạn từng xem qua Masterchef (Vua Đầu Bếp), hẳn sẽ vô cùng thắc mắc chẳng hiểu vì sao các thí sinh của Gordon Ramsay lúc nào cũng trưng một đĩa siêu bự, bên trong "bé ti hí" đồ ăn.
"Tôi rất thất vọng" - Đây là câu thoại của Gordon Ramsay và cũng là tiếng lòng chung của những ai đi ăn nhà hàng Tây được phục vụ đĩa đồ ăn bé tí...
Mà chẳng nói đâu xa, bây giờ vào các nhà hàng Tây, kiểu gì bạn cũng ức chế vì đĩa đồ ăn "siêu bé", tưởng như phải ăn một lần 7749 đĩa thức ăn như vậy thì mới no được. Thế nên mới đây, một đoạn clip có tên gọi "Mấy món đắt tiền ở nhà hàng trông như thế này nè" đang được lan truyền chóng mặt trên TikTok. Về cơ bản, nó miêu tả khá đầy đủ quá trình làm nên một suất ăn ở nhà hàng, chỉ khác cái có mùi hơi "cà khịa" chút thôi.
Bí kíp nấu món ăn đắt tiền ở nhà hàng hạng sang
Bước 1: Lấy ít socola rồi "vung vẩy" một cách ngẫu nhiên
Bước 2: Chiên một tẹo trứng trên chảo
Bước 3: Bày một ít đồ ăn trên đĩa, nhấn mạnh là ít thôi nha
Bước 4: Hái bừa một cái lá nào đó và thả vào cho đĩa ăn thêm phần nghệ thuật
Động cơ của chủ nhân clip ai xem cũng thấy rõ - đó chính là "cà khịa nhẹ" các món ăn hạng sang. Chỉ cần nấu chút xíu thức ăn và trang trí cầu kì, bạn đã có thể bán một món rất bình thường với giá 99,99 đô (hơn 1 triệu VNĐ).
Cách bày trí đồ ăn ở các nhà hàng hạng sang luôn khác biệt
Nói vậy thôi chứ các bác tính kĩ cả rồi, đĩa đồ ăn ngon của các nhà hàng cao cấp sẽ chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Nghĩa là những thứ được đầu bếp đặt lên đĩa phải là cao cấp nhất, nguyên liệu chế biến được kiểm soát chặt chẽ (kèm theo đó là giá thành không hề rẻ).
Ngoài ra, để mời được những đầu bếp xịn, chế biến được món có giá 99.99 đô thì chủ nhà hàng cũng phải trả thù lao không ít đâu. Đừng tưởng móc túi khách hàng là dễ các bạn nhé!
Ngoài ra việc bày quá nhiều thức ăn ra đĩa sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ và sự tinh tế. Bạn không thể vẽ thêm gì trên một bức tranh đã "kín mít" màu sắc và chi tiết. Các nhà hàng hạng sang sẽ luôn phải chừa ra một khoảng trống trên đĩa để trang trí bằng các loại rau, hoặc nước sốt. Mặt khác, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hầu như các loại bát đĩa trong các nhà hàng này đều khá to và có màu trắng trơn cực ít hoa văn.
3 hàng "bún chửi" đình đám nhất Việt Nam: Lúc nào cũng đông nghẹt khách tìm đến vì tò mò, đồ ăn thuộc dạng ngon nức tiếng Dù mang tiếng là "bún chửi", thế nhưng nhiều thực khách không ngại tìm đến trải nghiệm những hàng quán này phần vì tò mò, phần vì đồ ăn ngon và chất lượng. Dù gắn liền với nhiều thị phi, không thể nào phủ nhận sức hút của những hàng quán ăn uống gắn liền với từ "chảnh" hay "chửi" đằng sau. Mới...