Cô gái Việt vượt qua hơn 3.000 dự án, ẵm trọn học bổng 200.000 USD
Nguyễn Lữ Minh Hằng 21 tuổi đến từ Việt Nam bước lên trình bày nghiên cứu của mình tại hội thảo Massachusetts Undergraduate Conference. Đây là chương trình cho dự án nghiên cứu ở bậc đại học của bang Massachusetts (Mỹ).
Nguyễn Lữ Minh Hằng bên dự án đem lại học bổng 200.000 USD
Vượt qua hàng ngàn dự án vòng ngoài, rồi hàng trăm dự án vòng chung kết, cái tên Nguyễn Lữ Minh Hằng được xướng lên. Đó là cả nỗ lực của Hằng trong quãng thời gian học tập và sinh sống ngắn ngủi tại Mỹ.
Hằng đã phải vượt qua hơn 3.000 dự án khác và may mắn là một trong số 120 người cuối cùng được trình bày nghiên cứu của mình tại hội thảo. Đây là một chương trình bang Massachusetts đề ra để khuyến khích các học sinh bậc đại học nghiên cứu và tạo ra những dự án có giá trị cho xã hội. Và Hằng đã “bỏ túi” học bổng.
Chính nhờ có công trình nghiên cứu này, Hằng đã vượt qua các bạn khác và thành công xin được học bổng trị giá 200.000 USD của Northeastern University, một trường đại học đứng top 40 của nước Mỹ. Ngoài ra, em cũng dành được suốt học bổng 100% của trường University of Massachusetts Amherst, và học bổng trị giá 30.000 USD/ năm của trường Boston College. Cuối cùng, em đã chọn học Northeastern University.
Video đang HOT
Hằng nhớ lại, suốt những năm cấp 3 dưới mái trường Chuyên Ngoại Ngữ Hà Nội Hằng không hề có hứng thú với việc học. Đối với em, kinh doanh là thứ gì đó đi vào trong máu. Hằng đã làm mọi cách chứng minh cho bố mẹ thấy: học kinh doanh mới là niềm đam mê của mình.
Để minh chứng cho điều đó, những năm cấp 3 Hằng cùng chị gái đã kinh doanh thời trang trên mạng, đồng thời 2 chị em tích cực đi bán ở các hội chợ để tìm cơ hội kinh doanh. Lợi nhuận đem lại không phải quá cao nhưng với học sinh cấp 3, con số đó không nhỏ. Những tháng đỉnh điểm việc kinh doanh đem về cho Hằng tới 20 triệu đồng.
Kinh doanh đã ăn vào máu của Hằng. Năm 2015, khi Hằng học hết cấp 3, cả gia đình tới Mỹ định cư. Để cả gia đình hoà nhập với cuộc sống mới, Hằng đã phải nghỉ học một năm để cùng bố mẹ quen với môi trường mới, đồng thời giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Sau một năm sang Mỹ, khi mà bố mẹ cháu đã có công việc ổn định Hằng quyết định đi học lại.
Hằng bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Nếu như hồi ở Việt Nam, Hằng chỉ máu kinh doanh, học tập chỉ vừa đủ để không tụt hơn so với các bạn thì khi sang Mỹ khi biết gia đình không có điều kiện chi trả học phí trong khi chỉ có học là con đường duy nhất nếu muốn tiếp tục cuộc sống ở Mỹ. Hằng bắt đầu lao vào học tập.
Quá trình học tập, Hằng nhận thấy môn Statistics (tạm dịch là môn thống kê) làm mình thích thú. Bên cạnh đó, giáo viên dạy môn này cũng tạo cảm hứng cho Hằng. Cô giáo đã đề nghị Hằng cùng làm một nghiên cứu nhỏ liên quan đến vấn đề vô gia cư và thời tiết. Hằng lập tức đồng ý. Hằng cùng cô tìm thông tin và lập ra một dự án tên là “homelessness and weather” rồi nộp cho Massachusetts Undergraduate Conference.
Một cô gái Việt Nam bé nhỏ mới sang Mỹ nhưng đã làm được một việc đầy ý nghĩa. Hằng dự định sẽ tích cực làm việc và thu thập đủ kinh nghiệm ở Mỹ để khi cơ hội sẽ quay về quê hương mở công ty tài chính của riêng mình.
GIA HUY
Theo laodong.vn
Chàng trai Việt khởi nghiệp học bổng trên đất Mỹ
Từ những trải nghiệm ngược xuôi tìm học bổng học đại học, Hồ Hoàng Anh Tuấn lập ra dự án giúp sinh viên xin học bổng bằng những con đường sáng tạo hơn.
Tuan Ho (hàng ngồi, bìa trái) cùng một số sinh viên thắng giải của ScholarJet - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FORBES
Năm 2005, Hồ Hoàng Anh Tuấn (Tuan Ho) cùng mẹ và anh trai rời VN đến thành phố Dorchester ở bang Massachusetts khi anh mới 10 tuổi và không biết tiếng Anh. Hy vọng về một cuộc sống mới nhanh chóng bị dập tắt bởi những trận bạo hành của người cha dượng và Tuấn nung nấu quyết tâm tìm lối thoát, theo tạp chí Forbes.
"Tôi như tù nhân ngay trong chính nhà mình và trường học là lối thoát duy nhất của tôi. Vì vậy, tôi đã nỗ lực hết mình để học tiếng Anh nhằm cứu gia đình mình. Tôi nhận ra rằng mình cần phải tự trang bị kiến thức và công cụ phù hợp để thoát khỏi địa ngục", Tuấn viết trong một bài luận để xin học bổng đại học vài năm sau đó. Anh kể lại quá trình tự học tiếng Anh bằng cách xem phim hoạt hình và vừa đọc phụ đề vừa tra từ điển. Bằng nỗ lực vượt bậc, Tuấn đã có thể nói lưu loát trong vòng 6 tháng. "Sống trong hoàn cảnh khó khăn khiến tôi trưởng thành rất nhanh", anh nhớ lại.
Cuối cùng, Tuấn và gia đình cũng có thể rời xa người cha dượng và mẹ anh phải làm đủ nghề để kiếm sống. Khi Tuấn được nhận vào Đại học Northeastern ở thành phố Boston, mức học phí 40.000 USD/năm vượt ngoài tầm với nên anh lao vào tìm kiếm học bổng. Tuấn kể đã viết tới 120 bài luận để xin 40 học bổng. "Những ngày đó, tôi đạp xe khắp khu trung tâm thành phố, cố gắng tìm các văn phòng để nộp hồ sơ", Tuấn nói.
Nỗ lực của chàng trai sinh năm 1995 cuối cùng đã được đền đáp. Tuấn kiếm đủ tiền để vào Trường đại học Northeastern và vừa tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư cơ khí. Dù vậy, anh nhận thấy mình "không muốn làm việc với máy móc, mà là với con người". Tuấn muốn thay đổi cuộc sống của các bạn trẻ thiếu điều kiện, như cách giáo dục đã thay đổi cuộc sống của anh. "Có rất nhiều bạn trẻ tài năng không được nhận học bổng để làm những điều họ yêu thích và quan tâm. Đó là ý tưởng cho ScholarJet ra đời", anh nói với Forbes.
ScholarJet là công ty khởi nghiệp vì lợi ích cộng đồng do Tuấn và đồng sự Joseph Alim, cựu sinh viên gốc Malaysia của Trường Northeastern, thành lập vào năm ngoái để tạo cơ hội cho giới trẻ "kiếm học bổng dựa trên hành động". Trong thời gian qua, Tuấn và Joseph đi khắp các công ty tại Massachusetts để trình bày ý tưởng của mình. Theo đó, các doanh nghiệp thông qua ScholarJet đề ra những thử thách cho đối tượng là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên và những người vượt qua sẽ được tặng học bổng. Chẳng hạn Tập đoàn nhân sự y tế Gaisce Group tặng học bổng 1.500 USD cho bạn trẻ nào chiến thắng thử thách làm phim tuyên truyền về y tế học đường. Đến nay, ScholarJet đã cùng các doanh nghiệp đưa ra 15 thách thức và trao tặng học bổng với tổng giá trị khoảng 34.000 USD.
Ý tưởng khơi nguồn sáng tạo của ScholarJet đã mang lại nhiều thành quả cho Tuấn và các cộng sự. Tháng 4.2017, dự án này vượt qua nhiều đối thủ xuất sắc để đoạt giải nhất cùng khoản vốn 20.000 USD trong cuộc thi Khởi nghiệp toàn cầu Thử thách Việt (VietChallenge) do Hội Thanh niên sinh viên VN tại Mỹ và Hội Thanh niên sinh viên Boston bảo trợ. Cùng năm, ScholarJet vào được vòng chung kết của MassChallenge 2017, một cuộc thi khởi nghiệp đã thu hút tài trợ hơn 3 tỉ USD kể từ năm 2010. Hồi tháng 4 năm nay, Tuấn là một trong 3 gương mặt được chương trình Priscilla Chan Stride Service hỗ trợ 30.000 USD nhờ "tinh thần kinh doanh và đam mê phục vụ cộng đồng". Priscilla Chan Stride Service là chương trình được tài trợ từ Sáng kiến Chan Zuckerberg do tỉ phú Mỹ Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan sáng lập hồi tháng 12.2015.
ScholarJet hiện thu từ các công ty một khoản phí hằng năm để tổ chức những thử thách học bổng. "Chúng tôi hướng tới giúp các học sinh, sinh viên chăm chỉ đến từ những cộng đồng còn khó khăn có thể tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Hiện các loại học bổng đa phần được xét dựa trên các bài luận và không thể phản ánh hết tiềm năng của bạn trẻ", trang tin của Đại học Northeastern (News.northeastern.edu) dẫn lời Tuấn nói. Theo anh, các doanh nghiệp cũng thu được hiệu quả lớn về tìm kiếm, chuẩn bị nguồn nhân lực tài năng cũng như quảng bá thêm tên tuổi đến với cộng đồng. Mục tiêu sắp tới của ScholarJet là tiếp tục quảng bá ý tưởng đến nhiều trường cấp 3 hơn nữa cũng như mở rộng các dịch vụ, bao gồm cấp học bổng để giúp sinh viên trả nợ vay học phí.
Theo thanhnien.vn
Được tuyển thẳng nhưng vẫn... thủ khoa Cô gái mồ côi từng phải bao phen chuyển trường học, chỗ ở vì gia cảnh đặc biệt nhưng vẫn học giỏi, được tuyển thẳng vào ĐH. Và thật bất ngờ khi em vẫn quyết chí đi thi, giành ngôi vị thủ khoa để có... học bổng. Dù được tuyển thẳng vào ĐH nhưng Hằng vẫn đi thi và đỗ thủ khoa -...