Cô gái Trung Quốc mắc bệnh ung thư trực tràng chỉ vì thói quen ăn mà nhiều người trẻ thích
Triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng thường dễ bị nhầm sang táo bón hoặc trĩ nên nhiều người đã chủ quan bỏ qua, từ đó dẫn đến hàng loạt hậu quả không mong muốn.
Tiểu Mẫn (23 tuổi) hiện đang sống tại thành phố Dương Châu (Trung Quốc) đã gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài gần 3 tháng. Ban đầu, cô nghĩ mình có thể đã mắc bệnh trĩ nên chủ động ra hiệu thuốc nhờ người bán hàng tư vấn. Sau đó, Tiểu Mẫn mua một loại thuốc về để bôi vào vùng hậu môn. Vậy nhưng, tình trạng bệnh lại không có nhiều biến chuyển mà trái lại còn xuất hiện thêm một vài triệu chứng bất thường. Tiểu Mẫn bỗng cảm thấy chán ăn, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, toàn thân suy nhược, uể oải.
Ảnh minh họa.
Lo sợ sức khỏe của mình không ổn nên Tiểu Mẫn đã chủ động tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, sau khi làm một số xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Mẫn đã mắc bệnh ung thư trực tràng.
Nguyên nhân nào khiến Tiểu Mẫn mắc bệnh ung thư trực tràng?
Tại sao chỉ mới 23 tuổi mà Tiểu Mẫn đã mắc bệnh ung thư? Bác sĩ khám bệnh đã hỏi về lối sống sinh hoạt hàng ngày của Tiểu Mẫn. Cô chia sẻ rằng, mình thường có thói quen ăn các món cay, hoặc đồ nướng vào buổi tối. Mỗi tuần, Tiểu Mẫn phải ăn ít nhất từ 2 – 3 bữa mới thỏa mãn được cơn thèm. Có những lúc, Tiểu Mẫn thèm ăn những món này tới nỗi bữa tối vừa ăn lẩu thì bữa đêm đã lại ăn thêm một bát mì cay.
Video đang HOT
Câu trả lời này đã giúp bác sĩ tìm ra lời giải đáp về nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng của Tiểu Mẫn. “Khác với những bệnh ung thư phổ biến, khi ung thư trực tràng xuất hiện, ngoài khiến bạn gặp phải tình trạng đại tiện nhiều lần ra phân loãng hoặc máu dính trong phân thì còn gây đau rát, khó chịu, giảm cân đột ngột… Nhiều người lầm tưởng đây là do bệnh tiêu chảy hoặc bệnh trĩ nên không phán đoán đúng bệnh, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.” – Bác sĩ điều trị bệnh cho Tiểu Mẫn chia sẻ.
Trên thực tế, sự xuất hiện của ung thư trực tràng cũng đến từ rất nhiều yếu tố, nhưng bữa tối không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra căn bệnh này.
Một vài kiểu ăn tối dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng
- Ăn nhiều đồ gia vị cay nóng.
- Ăn nhiều đồ ngọt.
- Ăn nhiều loại thực phẩm gây đầy hơi.
- Ăn nhiều đồ nguội, sống, cứng, dính.
Nếu mắc phải một trong những kiểu ăn tối như trên thì bạn nên sửa ngay để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải hậu quả đáng tiếc giống Tiểu Mẫn nhé!
Theo Sohu
Bác sĩ sống khỏe mạnh sau nhiều năm mắc ung thư giai đoạn nặng
Sau ca mổ trực tràng do căn bệnh ung thư giai đoạn 3 cách đây 5 năm, ông Nguyễn Khắc Toản vẫn sống khỏe mạnh và hành nghề bác sĩ thú y.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Khắc Toản (63 tuổi, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) vừa kết thúc 9 ngày nằm viện điều trị tắc ruột. Nhìn cơ thể và giọng nói đầy năng lượng của ông, ít người biết rằng đó là một bệnh nhân ung thư trực tràng.
Ông Toản chia sẻ hiện bản thân đang sống ở năm thứ 5 sau mổ, truyền hóa chất điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Hiện tại, mỗi ngày, ông vẫn đạp xe 4-5 km hành nghề bác sĩ thú y.
Nhớ lại những ngày có dấu hiệu cảnh báo ung thư, ông Toản cho biết: "Ban đầu, tôi chỉ đau bụng, đi ngoài ra máu nhưng vẫn ngỡ mạn tính bởi nhiều lần bị, chỉ cần dùng loại thuốc đang uống là khỏi. Nhưng lần đó, tôi dùng thuốc mà vẫn bị đi ngoài ra máu. Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tôi mới được chuẩn đoán u ác tính, ung thư đại trực tràng giai đoạn 3".
Khi nhập viện, ông được bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Ngoại và xạ trị (Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh) phẫu thuật và sau đó tiếp tục truyền 12 đợt hóa chất.
Từ đó đến nay, sức khỏe ông hoàn toàn ổn định, mỗi bữa ăn 2 bát cơm, ngày đủ 3 bữa và vẫn tiếp tục làm nghề bác sĩ thú y.
"Hầu như ngày nào tôi cũng đạp xe 4-5 km để đi tiêm chó ốm, rồi phối giống cho lợn. Giờ có xe đạp điện đi lại càng thuận tiện hơn. Sau này, nếu sức khỏe không còn tốt tôi sẽ vẫn bán thuốc, tiêm chó tại nhà", ông Toản chia sẻ.
Bác sĩ Hải cho biết trước đó gần 5 năm ông Toản vào viện trong tình trạng ung thư đại tràng giai đoạn 3. Hiện tại, ông đã ổn định sau 9 ngày điều trị tắc ruột dù vào viện muộn và có tình trạng hoại tử ruột.
Nam bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh sau nhiều năm mắc ung thư giai đoạn nặng. Ảnh: T.H.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh (74 tuổi, ở Từ Sơn) bị ung thư đại tràng đang điều trị tại viện cũng cho biết bản thân đã bước sang năm thứ 5 của ung thư đại tràng. Cách đó 5 năm, ông đau bụng nhiều, sút 8-9 kg trong vòng 10 tháng nên đã ra Hà Nội khám. Bác sĩ kết luận ông bị ung thư đại trực tràng, phải phẫu thuật. Do bảo hiểm y tế tại Bắc Ninh nên ông đã quay về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh chữa trị.
"Đến nay, tôi là bệnh nhân quen mặt tại khoa bởi vẫn đi tái khám như định kỳ. May mắn sức khỏe vẫn dẻo dai, điều trị gần nhà nên đi lại, chăm nom cũng thuận lợi hơn", bệnh nhân Vĩnh chia sẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thiện Hòa, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, cho biết từ khi trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K năm 2015, điều trị ung thư tại Bắc Ninh đã phát triển một bậc. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực được các chuyên gia Bệnh viện K đã giúp tay nghề của các bác sĩ tăng lên rất nhiều. Hiện tại, trung tâm thường xuyên có khoảng 250 bệnh nhân điều trị.
Theo Zing
Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư đại trực tràng? Nhiều người đại tiện ra máu, tưởng là trĩ, đi khám phát hiện ra ung thư trực tràng. Vậy có cách nào phân biệt hai bệnh này? Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không? Ảnh minh họa Trả lời BSCKII Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115, tư vấn: Nhiều...