Cô gái phải cắt buồng trứng sau cơn đau bụng dữ dội
Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Ngoại – Tiết niệu, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, cho hay nữ bệnh nhân trẻ tuổi vừa được mổ cấp cứu, cắt bỏ một phần buồng trứng bị hoại tử.
Nữ bệnh nhân được đưa vào viện ngày 20/10 trong tình trạng choáng váng, đau bụng dữ dội, phần phụ có khối ấn vào rất đau. Sau khi thăm khám, bác sĩ Liên nhận định bệnh nhân bị u nang buồng trứng xoắn, cần phải mổ cấp cứu ngay để tháo xoắn.
Cùng ngày, một phụ nữ khác vừa sinh con 2 tuần cũng vào viện và đang theo dõi u nang buồng trứng xoắn.
U nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tồn tại dưới các dạng khác nhau. Ảnh minh họa: Health.
Theo bác sĩ Liên, các trường hợp khi đã được chẩn đoán là u nang buồng trứng xoắn đều phải mổ cấp cứu kết hợp hồi sức nếu có tình trạng vỡ nang. Thông thường, nếu chỉ xoắn u nang buồng trứng đơn thuần, người bệnh được chỉ định cắt bỏ khối u nang, bảo tồn tối đa buồng trứng để không ảnh hưởng khả năng sinh con sau này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có trường hợp phải tháo xoắn, cắt bỏ cả buồng trứng bị hoại tử để tránh nguy kịch tính mạng. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay được áp dụng là mổ mở và nội soi.
Bác sĩ Liên cho biết u nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tồn tại dưới các dạng khác nhau. Bệnh tiến triển âm thần, khó nhận biết. Khi u còn nhỏ, bệnh nhân hầu như không thấy triệu chứng đặc trưng.
Đa số bệnh nhân phát hiện tình cờ qua thăm khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe tổng quát có siêu âm ổ bụng. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng rong kinh, đau bụng, chướng bụng khiến chị em lầm tưởng đây là cơn đau theo chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm.
Tất cả loại u nang buồng trứng đều có thể bị xoắn, nhưng thường gặp ở loại u nang có cuống dài, không bị dính với tạng xung quanh hoặc có trọng lượng vừa phải. Dù chưa rõ nguyên nhân, ba thời điểm dễ gặp biến chứng u buồng trứng xoắn là sau khi đi tàu xe bị xóc mạnh, 3 tháng đầu có thai và thời kỳ hậu sản do ổ bụng vẫn còn khoảng trống.
“Vì chủ quan, thiếu kiến thức, chị em không chịu đến khám bệnh khi đau bụng, kể cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán u nang buồng trứng từ trước. Trường hợp u nang buồng trứng xoắn đến muộn có thể phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, gây hậu quả suy giảm nội tiết, giảm khả năng sinh sản về sau”, bác sĩ Liên cho hay.
Đau bụng là dấu hiệu chủ yếu khi bị u nang buồng trứng xoắn. Chị em xuất hiện triệu chứng đột ngột đau bụng, đau dữ dội khắp bụng, cảm giác đau tập trung vùng hố chậu bên buồng trứng bị xoắn. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, mặt tái xanh.
Theo Zing
Điều trị ung thư bàng quang hiệu quả bằng phẫu thuật nội soi
Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang và tạo hình mới bàng quang phải thực hiện bằng mổ hở. Hiện nay, phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng.
Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới, có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Ung thư bàng quang (UTBQ) là ung thư xảy ra ở lớp niêm mạc lót trong lòng bàng quang. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ xâm lấn vào đến lớp cơ bàng quang và có thể di căn xa ra bên ngoài bàng quang, gây khó khăn cho việc điều trị tận gốc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Việc điều trị UTBQ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chủ yếu là cắt trọn bướu bàng quang qua ngả nội soi niệu đạo. Tuy nhiên, tùy mức độ ác tính của tế bào ung thư, bướu bàng quang có thể tái phát từ 30 - 50% trường hợp sau phẫu thuật nội soi cắt bướu. Do đó, người bệnh phải tuân thủ chế độ tái khám nghiêm ngặt để có thể phát hiện sớm các trường hợp bướu tái phát. Khi bướu không còn khu trú ở lớp niêm mạc lót bên trong mà đã xâm lấn vào lớp cơ bàng quang, cách điều trị hiệu quả duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang.
TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức cùng ê kíp thực hiện phẫu thuật nội soi tiết niệu
Hằng năm, Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD TP HCM) tiếp nhận điều trị khoảng 140 trường hợp UTBQ, trong đó 25% người bệnh UTBQ đến khám ở giai đoạn muộn, ung thư đã xâm lấn lớp cơ bàng quang và cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang để điều trị triệt để. Sau khi cắt bỏ toàn bộ bàng quang, trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ dùng một đoạn ruột non để tái tạo lại bàng quang mới giúp người bệnh có thể tự tiểu được qua đường tự nhiên như trước khi mổ.
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức - Trưởng Khoa Tiết niệu, BV ĐHYD TP HCM cho biết: Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang và tạo hình mới bàng quang phải thực hiện bằng mổ hở, người bệnh phải chịu đựng một vết mổ dài ở bụng, đau nhiều sau mổ và thời gian phục hồi sau mổ rất lâu. Hiện nay, phẫu thuật này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng, người bệnh chỉ có một vết mổ ngắn quanh rốn, ít đau và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau mổ.
Từ năm 2016, Khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP HCM đã áp dụng phẫu thuật nội soi 3 chiều để cắt bỏ toàn bộ và tạo hình mới bàng quang với những kết quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông N.D.Đ., 69 tuổi. Ông Đ. đến BV ĐHYD TP HCM với các triệu chứng như: tiểu ra máu, đau nặng vùng hông lưng... Tại Khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP HCM, các bác sĩ chẩn đoán ông Đ. bị ung thư bàng quang xâm lấn cơ giai đoạn T2. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ toàn bộ bàng quang và tạo hình bàng quang mới cho ông Đ. Sau phẫu thuật 10 ngày, ông Đ. được xuất viện, không cần mang bất cứ ống hoặc túi dẫn lưu nào trong cơ thể và tự đi tiểu được qua đường tự nhiên như trước mổ. Kết quả tái khám định kỳ cho thấy, bàng quang mới hoạt động tốt, bệnh ung thư đã được điều trị khỏi.
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức cho biết, nguyên nhân gây UTBQ chưa được xác định rõ nhưng khoa học đã xác định được rằng bệnh lý này có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất... Ở giai đoạn sớm, đa số người bệnh có triệu chứng tiểu máu (tiểu máu loãng hoặc tiểu máu cục), đôi khi kèm đau tức vùng hạ vị. Đến giai đoạn muộn khi ung thư đã di căn, người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhiều vùng bụng dưới, đau tức vùng hông lưng, sưng phù cứng chi dưới, ho ra máu...
TS BS. Nguyễn Hoàng Đức khuyến cáo, người dân nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm UTBQ, tránh để tế bào ung thư di căn gây khó khăn cho quá trình điều trị. Đặc biệt, khi có dấu hiệu tiểu ra máu, người dân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo petrotimes
Hi hữu ở Hà Nội: 200 'hạt trân châu' trắng sữa lổn nhổn trong khớp tay nam thanh niên Bị tai nạn, nam thanh niên không đi khám mà đắp lá vào khuỷu tay. 6 tháng sau chấn thương, trong khuỷu tay anh này có hơn 200 viên sỏi lổn nhổn, suýt mất chức năng vận động. Ngày 16/10, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, các bác sĩ đơn nguyên Phẫu thuật Vai và Khuỷu, khoa Chấn thương...